Có nên học thạc sĩ không? Vì sao ai rồi cũng phải học nếu muốn thúc đẩy sự nghiệp?

có nên học thạc sĩ không

Có nên học thạc sĩ không? Tại sao nên học thạc sĩ trước tuổi 30 trong thời kỳ xúc tiến hội nhập như hiện nay? Nên học thạc sĩ ngay khi vừa tốt nghiệp, hay chờ đủ chín với nghề rồi học bổ sung? Đâu là lợi ích của từng lựa chọn? Bài viết sẽ trả lời lần lượt từng câu hỏi dưới nhiều góc độ từ sinh viên mới ra trường cho tới các nhân sự kỳ cựu và cấp quản lý. Hãy SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên học thạc sĩ? 

Tại sao nên học thạc sĩ? 

Hàng năng có hơn 36,000 thạc sĩ tốt nghiệp tại Việt Nam, trong đó không thiếu những doanh nhân, giám đốc, quản lý kỳ cựu và thế hệ trẻ tham vọng.

Đối với người đã đi làm, bằng cử nhân thường khá giới hạn và dừng lại ở mức đại cương. Khi đã bước chân lên những bậc đầu tiên của nấc thang quản trị, sự hạn chế này sẽ dần hiện ra, đặc biệt là khi hoạt động trong các môi trường chuyên nghiệp, quy mô lớn. Lúc này, học thạc sĩ không đơn thuần chỉ là câu chuyện bằng cấp mà để nâng cao kiến thức – học sâu, nhìn rộng và vắt kiệt mọi lý thuyết học được, ngộ được vào ứng dụng, phát triển sự nghiệp đang chững lại.

Mỗi đối tượng có một lý do khác nhau khi tìm tới các chương trình thạc sĩ:   

  • Ở nhân sự cấp thường, đó là áp lực đến từ xu hướng chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp, khiến lộ trình thăng tiến ngày càng chú trọng về tính ‘được việc’ khi đề bạt thăng chức, thay vì số năm gắn bó công ty.
  • Ở cấp chuyên gia, nhân sự/ quản lý cấp trung (senior, leader, trưởng phòng, trưởng bộ phận..), đó sẽ là những ưu tiên ‘thiếu ở đâu, học bù ở đấy’ khi những vị trí này thường đòi hỏi sếp vừa phải mạnh chuyên môn, vừa phải giỏi quản trị. Và càng lên cao, kỹ năng quản trị, kinh doanh sẽ ngày càng được chú trọng nhiều hơn. 
  • Ở cấp lãnh đạo, điều hành đó là ‘làm mới lại tư duy, kinh nghiệm’ để tránh góc nhìn trở nên ‘lỗi thời’ và đi vào lối mòn chủ nghĩa kinh nghiệm, từ đó đưa doanh nghiệp đi lên từ khủng hoảng’ đồng thời mở rộng kết nối hay tìm kiếm những nhân sự được việc để bổ khuyết điểm yếu công ty. 

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, bỏ qua các vấn đề như xã hội vẫn đang đánh giá năng lực một người dựa trên bằng cấp, trong thời kỳ hội nhập – đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về chất lượng nhân sự mọi cấp như hiện nay, bằng thạc sĩ có thể được xem như ‘giấy đảm bảo’ về sự bài bản, độ sẵn sàng và tiềm năng phát triển của ứng cử viên. 

Đặc biệt khi theo đuổi các cơ hội việc làm quốc tế, bằng thạc sĩ sẽ là điểm cộng cho những ứng viên có cùng tiềm năng. Bên cạnh đó với những người mới, công việc đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng khi vừa là nền tảng cho kiến thức, vừa là điểm tựa cho sự nghiệp và ‘quyền đàm phán lương’ ở các công việc tiếp theo. 

Trong thời đại bằng thạc sĩ gần như là một tiêu chuẩn bình thường mới về chất lượng  nhân sự như hiện nay, học càng sớm, càng có lợi!

5 lợi ích của các chương trình đào tạo thạc sĩ

Tùy vào từng đối tượng và chương trình đào tạo, học thạc sĩ sẽ mang tới nhiều thuận lợi cho con đường sự nghiệp của học viên. Về cơ bản, sở hữu tấm bằng thạc sĩ sẽ mang tới 5 lợi ích sau:

5 lợi ích của các chương trình đào tạo thạc sĩ

1. Nâng cao năng lực bản thân, thúc đẩy sự nghiệp

Với môi trường tập đoàn nói chung, chứng chỉ thạc sĩ có thể là ‘bước đệm’ giúp nhân sự mới ra trường đạt được những cơ hội tốt hơn so với mặt bằng chung ngay từ công việc đầu tiên; là đòn bẩy cho sự nghiệp đang chững lại sau khi đã ‘ngồi một chỗ quá lâu’; hoặc là ‘điểm tựa kinh nghiệm, kiến thức’ giúp các nhà quản lý ‘tập sự’ ứng dụng vào chinh phục kỳ thử thách.

Ngoài ra ở một số công việc đặc thù sẽ đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu mà chương trình cử nhân rất khó thỏa mãn yêu cầu đầu vào. Bằng thạc sĩ đôi lúc sẽ là điều kiện bắt buộc nếu không thể bù lấp bằng kinh nghiệm tương tự. 

2. Mở rộng cánh cửa sự nghiệp theo nhiều hướng

Học thạc sĩ có thể xem là bước chuyển nhanh khi có ý định ‘rẽ ngang’ sự nghiệp. Đó có thể là những chuyên gia trong các lĩnh vực phi kinh tế hướng tới vai trò quản lý của công ty; những nhân sự ‘mất phương hướng’ ở tuổi 30; những vị trí thiếu cơ hội thăng tiến trong công việc – chẳng hạn như kế toán, nhân sự, IT…

Việc học thạc sĩ sẽ giúp những người ‘trái ngành’ bổ khuyết đủ năng lực kiến thức cho yêu cầu công việc ở cương vị mới, đồng thời mở rộng cơ hội, giúp nhân sự thoát khỏi ‘vai trò đóng khung’ cho lĩnh vực đang làm.

Lý do nên học thạc sĩ trái ngành là gì?

3. Tiết kiệm nhiều năm kinh nghiệm ‘va vấp’

Càng ngồi ở vị trí cao càng cần kinh nghiệm. Dù kinh nghiệm lâu năm không đồng nghĩa là giỏi hơn, nhưng làm lâu trong một lĩnh vực, vị trí, hãy nghĩ thử mà xem, còn vấn đề, khủng hoảng nào mà chưa kinh qua?! Những người trẻ có thể mạnh hơn về kiến thức và sự bài bản nhưng kinh nghiệm thực tế chính là điều khiến họ chưa phát huy 100% thế mạnh của mình.

Khi học thạc sĩ, đặc biệt là các chương trình dành riêng cho quản lý, nhân sự cấp cao, học viên có thể ‘mượn’ những kinh nghiệm đó và biến chúng thành ưu thế của mình từ giảng viên, các chuyên gia thỉnh giảng, từ case study thực tế và từ chính những người bạn học của mình – những chuyên gia, nhà quản lý đầy tham vọng. Từ đó, có cái nhìn tổng thể hơn, tránh được những va vấp hay ‘đi vòng vèo’ trong quá trình làm việc. 

4. Bắt kịp những thay đổi, nhu cầu của thời đại

Chuyển đổi số, phát triển bền vững, big data, quản lý rủi ro/ khủng hoảng… thế giới luôn biến động không ngừng từ chính trị, kinh tế đến xã hội, hành vi, đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển năng lực tương ứng để tiếp tục đứng vững trên thị trường. Và đây sẽ là cơ hội cho những nhân sự đang tìm kiếm các cơ hội công việc mới; đồng thời là năng lực phải có ở ban lãnh đạo doanh nghiệp.

5. Mở rộng mạng lưới quan hệ chất lượng

Người càng làm ở vị trí cao càng cần mở rộng network. Đây cũng là một trong 3 kỹ năng lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới cần thiết khi ngồi ở vị trí cao hơn. Vì sao lại vậy? Vì bởi đây là thời đại của hợp tác và cộng sinh. Khi sức 1 người không thể giải quyết tốt mọi việc, nhà quản lý, điều hành sẽ cần những mối quan hệ, nguồn lực đáng tin cậy bên ngoài để hỗ trợ các hạng mục công việc cấp thiết đang bị ách tắc bởi giới giới hạn trong khả năng, tầm ảnh hưởng.  

Và tham gia các lớp học thạc sĩ cho nhân sự cấp cao cũng là cách nhanh nhất để mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp theo hướng bền vững, học hỏi hỗ trợ lẫn nhau!

Ngay sau khi tốt nghiệp, có nên học thạc sĩ không?

Ngay sau khi tốt nghiệp, có nên học thạc sĩ không?

Đối với các lĩnh vực yêu cầu tính chuyên môn cao, học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp sẽ giúp hỗ trợ con đường sự nghiệp phía trước. Có thể bởi vì vậy, học viên sẽ ‘ra đời’ chậm hơn so với cùng trang lứa nhưng sức bật ngắn hạn sẽ nhanh hơn khi hoàn thành chương trình thạc sĩ. Bên cạnh đó, học 1 mạch tới thạc sĩ sẽ giúp học viên dễ dàng hơn về mặt tâm lý học tập. 

Đối với những lĩnh vực đòi hỏi độ ‘thấm nghề’, trải nghiệm thực tế, ‘trầy da tróc vảy’ để biết mình cần gì, thiếu sót gì, muốn gì – chẳng hạn MBA, kiến thức học được chỉ trở nên giá trị và thực dụng khi bạn đã nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, đi tìm lời giải cho những vấn đề tương tự. Hãy chỉ học khi bạn đang phải xử lý các công việc quản trị. Học quá sớm nhưng không ứng dụng được, kiến thức hấp thụ được sẽ bị lãng quên và trở nên lãng phí!

Mặt trái của việc học thạc sĩ sau khi đi làm đó là ‘lười tâm lý’ và các vấn đề phát sinh trong cuộc sống khi có gia đình. Tuy nhiên khi kiến thức thạc sĩ thực sự là điều cần thiết cho sự nghiệp, bạn sẽ tìm ra động lực và cách dàn xếp!

Những ai sẽ hưởng lợi tối đa từ chương trình cao học? 

Những ai sẽ hưởng lợi tối đa từ chương trình cao học? 

Những ai sẽ hưởng lợi từ các chương trình đào tạo thạc sĩ sau khi đã có kinh nghiệm làm việc thực tế? Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, nhìn chung, chương trình thạc sĩ sẽ trở thành ‘đòn bẩy sự nghiệp’ cho 6 nhóm đối tượng dưới đây:

  • Những vị trí như HR, thư ký, sales, kế toán – khi ‘lộ trình thăng tiến’ thường bị giới hạn do đặc thù công việc, khó phát triển xa hơn sau nhiều năm gắn bó. Lúc này các lớp học thạc sĩ sẽ giúp mở ra những cơ hội mới, vừa giúp học viên vừa tận dụng sự hiểu biết của mình trong môi trường tập đoàn, vừa tìm ra các định hướng mớii trong công việc. 
  • Những công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao như marketing, tài chính, kỹ sư, công nghệ, R&D… Các khóa học thạc sĩ sẽ giúp học viên theo cả 2 hướng – tiếp tục đào sâu về lĩnh vực đang làm với tư cách chuyên gia hoặc ‘rẽ ngang’ theo hướng quản lý.  
  • Những nhân viên lâu năm, cấp senior hoặc những ai đang đứng trước khủng hoảng tuổi 30 khi sự nghiệp đang trong giai đoạn chững lại, đồng thời gặp phải sức ép cạnh tranh từ những thế hệ mới chuyên nghiệp, bài bản hơn.   
  • Những trưởng phòng, giám sát, trưởng bộ phận chức năng, quản lý cấp trung, giám đốc điều hành, chủ doanh nghiệp – học thạc sĩ để đảm nhận tròn vai cương vị mới một cách chuyên nghiệp hoặc cập nhập những kiến thức mới để tránh lối mòn bảo thủ và tạo ra sự thay đổi cho chính doanh nghiệp của mình.
  • Những thế hệ kế nghiệp nuôi tham vọng tiếp quản công việc gia đình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, đang dần dần học việc qua các thử thách được giao
  • Những quản lý trẻ tham vọng, tìm kiếm cơ hội việc làm quốc tế trong thời kỳ hội nhập

Để tìm hiểu thêm về vai trò của các chương trình thạc sĩ với từng đối tượng, xem thêm tại:

Nên học thạc sĩ ngành nào cơ hội thăng tiến cao?

Nên học thạc sĩ ngành nào cơ hội thăng tiến cao?

Nếu bạn có ý định tiếp tục ‘bám trụ’ với lĩnh vực đang làm với tư cách chuyên gia, các chương trình thạc sĩ chuyên ngành sẽ là lựa chọn không thể tốt hơn. Nhiều phân mảng sẽ khá hẹp và dễ chọn, nhiều phân mảng lại có độ rộng lớn cần bạn định hình cụ thể con đường công việc phía trước để tiếp tục phát triển. Chẳng hạn Marketing – con đường sự nghiệp sẽ rất khác khi bạn làm việc ở phía agency quảng cáo hay ở tập đoàn, nội địa hay quốc tế…

Nếu bạn cần một hướng đi mới, vừa khai thác được kinh nghiệm tích lũy, vừa mở ra những cơ hội việc làm triển vọng hơn, hãy nhìn về nhu cầu thực tế của thị trường tuyển dụng hiện nay. Đây cũng là lời khuyên cho các nhân sự mới ra trường đang phân vân đi tìm các lớp học thạc sĩ ‘bồi dưỡng năng lực cạnh tranh’.

Dưới đây là một số chuyên ngành thạc sĩ có thể đưa sự nghiệp sang trang trước tuổi 30:

Ở góc độ sinh viên mới tốt nghiệp, để trả lời cho câu hỏi nên học gì sau đại học, bạn có thể tham khảo thêm tại: 6 chuyên ngành thạc sĩ cam kết triển vọng công việc.

3 câu hỏi thường gặp về học thạc sĩ

Khóa học thạc sĩ học mấy năm? Điều kiện học thạc sĩ là gì

1. Khóa học thạc sĩ học mấy năm? Điều kiện học thạc sĩ là gì?

Các khóa học thạc sĩ thường kéo dài từ 1-1.5 năm tùy hình thức học – học tập trung, học online, học buổi tối, học cuối tuần. Nhìn chung, bỏ qua thời gian làm luận cuối khóa, học viên thường có thể kết thúc khóa học khá nhanh, có thể phục vụ ngay cho mục tiêu công việc cá nhân trong 1 năm tới!

Điều kiện để học thạc sĩ thường không có quá nhiều khác biệt tại các chương trình. Theo thông tư 23, các trường đào tạo thạc sĩ chú trọng vào 3 yêu cầu tuyển sinh sau đây:

  • Đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học. Riêng đối với chương trình định hướng nghiên cứu thì yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
  • Có năng lực ngoại ngữ
  • Yêu cầu kinh nghiệm làm việc thực tế tùy vào lĩnh vực, chuyên ngành lựa chọn

2. Có nên học thạc sĩ trái ngành không? Vì sao trái ngành là một lợi thế khi học thạc sĩ kinh tế 

Câu trả lời luôn tùy vào định hướng công việc của người học. Học trái ngành có thể sẽ có nhiều bất lợi như ‘thiếu’ một vài nhóm kiến thức nền cần học bổ sung. Tuy nhiên học trái ngành đôi lúc cũng là một lợi thế, đặc biệt khi học các chương trình thạc sĩ kinh tế. Nguyên nhân là bởi dân trái ngành sở hữu nhiều kiến thức chuyên sâu về 1 ngành cụ thể, việc bổ trợ thêm kiến thức quản trị, kinh doanh, lãnh đạo sẽ họ ‘bật’ nhanh hơn trong lĩnh vực đang làm. 

Ví dụ như, nếu đầu quân cho các tập đoàn lớn, việc kết hợp giữa chuyên môn marketing/ tài chính và thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ hỗ trợ học viên thăng tiến nhanh hơn trên nấc thang quản trị – chuyển từ vị trí chuyên viên qua cấp quản lý. Ở các ngành ngân hàng, các tập đoàn lớn, đây gần như là trường hợp không hiếm!

Học thạc sĩ trái ngành nên học gì?

3. Có nên du học học thạc sĩ không hay nên học thạc sĩ quốc tế tại Việt Nam?

Có nên du học học thạc sĩ không hay nên học thạc sĩ quốc tế tại Việt Nam?

Nên học thạc sĩ quốc tế hay chương trình Việt Nam? Nên học các chương trình thạc sĩ liên kết tại Việt Nam hay đi du học thạc sĩ? Đây có lẽ là câu hỏi thường trực khi phải đưa ra lựa chọn. Mỗi chương trình đều có điểm mạnh riêng. Câu trả lời vẫn tùy thuộc vào ‘đâu là yếu tố ưu tiên’ trong việc theo học thạc sĩ.

  • Chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế sẽ mạnh hơn về mặt ‘danh vọng’ và chất lượng giảng dạy với góc nhìn sâu rộng hơn so với chương trình Việt Nam. Bù lại các chương trình Việt Nam mang tính ‘địa phương hóa’ – sát hơn với bối cảnh kinh doanh khu vực.
  • Đi du học sẽ mở ra thêm những cơ hội công việc trên thị trường quốc tế. Tất nhiên với những ngành kinh tế, sức cạnh tranh sẽ cao, cơ hội ở lại sẽ thấp hơn so với các ngành khoa học, công nghệ, kỹ sư. Các chương trình thạc sĩ liên kết lại ‘thắng’ ở mặt chi phí và không cần phải đánh đổi bởi sự ngắt quãng trong sự nghiệp, đặc biệt khi đã ngồi ở vị trí cao. Học viên có thể vừa học vừa triển khai áp dụng.

Nhìn chung mỗi chương trình đều có những lợi điểm khác nhau. Lấy chương trình MBA làm ví dụ, hãy cùng dành ra vài phút tham khảo qua bài viết so sánh phân tích thiệt hơn từng lựa chọn qua bài viết dưới đây nhé!

Nên học MBA liên kết quốc tế tại Việt Nam hay đi du học

Nên học thạc sĩ ở đâu? 

Nên học thạc sĩ ở đâu?

Trường Quản lý SOM thuộc Viện Công nghệ Châu Á – AIT được thành lập từ năm 1987 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chương trình đã thành công đào tạo hơn 4,000 cán bộ chủ chốt tại các doanh nghiệp tập đoàn trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.

Đây cũng là chương trình luôn thuộc Top 20 khu vực Châu Á về đào tạo chương trình thạc sĩ kinh doanh, kinh tế, quản lý. Tại SOM, các chương trình được thiết kế riêng cho những đối tượng làm việc tại các công ty, tập đoàn có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm tùy từng khóa học. Trong đó, nội dung đào tạo chú trọng vào các yếu tố sau:

  • Năng lực và tư duy quản lý hiện đại trên nền tảng kinh nghiệm thế giới
  • Phân tích kinh doanh, đưa ra định hướng chiến lược từ việc phân tích số
  • Quản trị rủi ro và đưa doanh nghiệp đi qua khủng hoảng trong thời đại biến động
  • Tư duy nhanh trong chuyển đổi số, biến công nghệ 4.0 thành lợi điểm cạnh tranh thực tế
  • Chuyên nghiệp hóa mô hình quản lý, phát triển doanh nghiệp bền vững và trường tồn
  • Các kiến thức quan trọng về tài chính, dòng tiền và mối liên  kết với định hướng chiến lược

Các chương trình đào tạo thạc sĩ tại SOM

Để được hỗ trợ tư vấn về nội dung chương trình, thời gian tuyển sinh, giá trị bằng cấp, vui lòng để lại thông tin tại Form bên dưới. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc khi cần!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…