Có nên học thạc sĩ trái ngành hay không? Đâu là chương trình thạc sĩ phù hợp nhất cho người ‘nhảy ngang’

Có nên học thạc sĩ trái ngành hay không?

Để nhắm tới các vị trí công việc khao khát, liệu học thạc sĩ trái ngành có phải lựa chọn đúng đắn khi bạn phải dấn thân vào những lĩnh vực ‘hoàn toàn mới’ và gần như là ‘kẻ ngoại đạo’ trong lớp? Cùng trường quản lý SOM phân tích những lý do, trường hợp nên học thạc sĩ trái ngành và các gợi ý chương trình phù hợp qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao học thạc sĩ trái ngành là hiện tượng không hiếm tại Việt Nam?

Khi học viên tốt nghiệp đại học một chuyên ngành, nhưng lên cao học lại theo đuổi một chuyên ngành khác, đó gọi là học thạc sĩ trái ngành. Có 2 hình thức học trái ngành chính: gần và xa. Lấy ví dụ về thạc sĩ quản trị kinh doanh thì:

  • Chuyên ngành gần là các nhóm thuộc khối kinh tế – quản lý (marketing, quản trị nhân sự, tài chính…)
  • Chuyên ngành xa là các nhóm đi lên từ khối khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nông lâm…

Tùy vào nhóm gần xa mà học viên cần bổ sung các kiến thức, thông tin khác nhau để đủ điều kiện theo học thạc sĩ trái ngành. 

Có nên học thạc sĩ trái ngành hay không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này. Chẳng hạn như chuyên ngành cử nhân không có cấp thạc sĩ. Hoặc sau một vài năm đi làm, họ tìm thấy định hướng mới trong sự nghiệp và cần phát triển những năng lực tương ứng để tăng sức bật cho bản thân – những người vốn đã ‘xuất phát chậm hơn’ so với số đông cùng ngành.  

Thực tế, bằng thạc sĩ có thể xem là lợi thế cạnh tranh và sự bảo chứng không lời cho năng lực cá nhân khi ứng tuyển vào các vị trí cao trong tổ chức. Bởi vậy tại các thành phố lớn, tổ chức chuyên nghiệp, vị trí cấp cao trong công ty, bằng thạc sĩ gần như là một trong những tiêu chí đầu tiên để sàng lọc các ứng cử viên. Nếu đã ‘làm trái ngành’, việc bằng thạc sĩ có thể coi là cầu nối giúp học viên tiếp tục đi tiếp con đường đã chọn một cách ‘bình đẳng’.

Bên cạnh đó, đôi lúc học trái ngành cũng là một lợi thế. 

Ví dụ như, nếu đầu quân cho các tập đoàn lớn, việc kết hợp giữa chuyên môn marketing/ tài chính và thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ hỗ trợ học viên thăng tiến nhanh hơn trên nấc thang quản trị – chuyển từ vị trí chuyên viên qua cấp quản lý. Ở các ngành ngân hàng, các tập đoàn lớn, đây gần như là trường hợp không hiếm!

Hoặc nếu xuất thân từ các ngành khoa học, kỹ thuật, việc học các chương trình thạc sĩ hệ quản lý cũng sẽ giúp người học đạt được lợi thế tương tự, đặc biệt khi trong nhiều lĩnh vực đặc thù, để điều hành doanh nghiệp hiệu quả, các cấp quản lý phải là người hiểu chuyên môn! 

Điều kiện học thạc sĩ trái ngành là gì?

Tùy vào loại thạc sĩ và cơ sở đào tạo mà các điều kiện có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung để đăng ký học thạc sĩ trái ngành, học viên cần:

  • Có bằng cử nhân do các trường Đại học ở Việt Nam cấp.
    (Đối với bằng do trường nước ngoài cấp, học viên cần dịch công chứng và đến Cục quản lý chất lượng để xin Văn bản công nhận văn bằng).
  • Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với loại thạc sĩ lựa chọn.
  • Bổ sung thêm kiến thức bắt buộc bằng cách học 3-5 môn với chuyên ngành gần, 8-11 môn với chuyên ngành xa.
Điều kiện học thạc sĩ trái ngành là gì?

Ở một số cơ sở đào tạo còn yêu cầu thi tuyển sinh, thường có 3 khối kiến thức có sở – kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh. Do đó, học viên cần tìm hiểu kỹ để chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ. Ngoài ra, điều kiện giữa các trường cũng là một tiêu chí so sánh để lựa chọn nơi học dễ dàng hơn. 

Vì sao nên chọn MBA khi học thạc sĩ trái ngành?

MBA – Thạc sĩ quản trị kinh doanh gần như là chương trình mở nhất cho giới chuyên viên, văn phòng vốn đã hoạt động đủ lâu trong một lĩnh vực. Điều kiện tuyển sinh của các chương trình MBA thường gắn với kinh nghiệm làm việc thay vì bằng cử nhân. Nội dung học cũng xoay quanh các kỹ năng, kiến thức mang tính thực dụng, có thể ứng dụng ngay thay vì đi nặng về nghiên cứu như các chương trình thạc sĩ MSc.

Có thể nói, MBA cũng là chương trình thực tế nhất cho những nhân sự muốn tiếp tục thăng tiến khi đã ngồi quá lâu ở ‘chiếc ghế chuyên môn’. 

Chương trình thạc sĩ MBA thường được chia làm 4 loại chính.  Tùy vào vốn kiến thức có sẵn trong phân mảng quản lý và mục tiêu học tập, mỗi chương trình đều có thế mạnh riêng:

  • General MBA – Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh mang tính đại cương, phù hợp cho dân trái ngành ‘non kinh nghiệm’ 
  • Executive MBA – Thạc sĩ điều hành kinh doanh phù hợp cho những quản lý cấp trung có kinh nghiệm, nền tảng nhưng ‘chưa đủ’ để đảm đương các trọng trách ở quy mô lớn hơn/ môi chuyên nghiệp hơn.
  • Specialist MBA – Thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên sâu cho 1 lĩnh vực cụ thể, phù hợp cho những đối tượng đã xác định lĩnh vực theo đuổi 
  • MBA accreditation – Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh được công nhận và bảo trợ bởi 1 tổ chức uy tín. 

Tìm hiểu thêm tại: Phân biệt 4 chương trình thạc sĩ MBA phổ biến hiện nay

vì sao học thạc sĩ trái ngành nên chọn MBa

3 lý do vì sao học thạc sĩ trái ngành nên chọn MBA?

Lý do 1: Phù hợp mọi ‘xuất phát điểm’

Theo một thống kê của Career Launcher về số học viên lựa chọn MBA, chỉ khoảng 10% trong đó có chuyên ngành liên quan kinh doanh, số còn lại ‘xuất phát’ từ các ngành như kỹ sư, luật sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên… 

Không chỉ phù hợp mọi ngành nghề, Thạc sĩ quản trị kinh doanh còn phù hợp mọi cấp bậc. Dù bạn là nhân sự cấp cao, quản lý bộ phận hay lãnh đạo của một công ty, start-up… MBA cũng là một lựa chọn hợp lý để hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình.

Một vài chủ đề có thể bạn quan tâm:

Lý do 2: Nội dung đào tạo linh hoạt

Với tên gọi Thạc sĩ quản trị kinh doanh, học viên sẽ được cung cấp đa dạng và linh hoạt các kiến thức đa ngành. Từ điều hành tổng thể đến từng bộ phận như quản trị nhân sự, marketing, kế toán… Chưa kể, người học còn được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, teamwork, thương lượng…

Như vậy, chương trình cần thiết và phù hợp nhiều vị trí, không chỉ riêng kinh doanh. Nhân sự có bằng MBA sẽ được bảo chứng về năng lực quản lý và các kỹ năng quan trọng của một lãnh đạo. Đây có thể xem là một lợi thế cạnh tranh tốt để thuận lợi thăng tiến sau này.

Lý do 3: Điểm cộng trong hồ sơ ứng tuyển cho các CEO

Bên cạnh bằng cử nhân và kinh nghiệm làm việc chuyên môn, sở hữu tấm bằng Thạc sĩ kinh doanh song song sẽ tạo sự khác biệt vượt trội với các ứng cử viên cùng đợt. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được sự tích hợp đắt giá của nhân sự, vừa đảm bảo năng lực chuyên sâu, vừa đủ điều kiện trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. MBA chính là một giải pháp rút ngắn quá trình ghi điểm vào tạo niềm tin với doanh nghiệp dễ dàng.

Lý do 4: Mở rộng mối quan hệ, cần thiết cho mọi ngành nghề

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng, mạng lưới quan hệ cũng là một lợi thế mà MBA mang lại cho học viên. Tùy vào quy mô của cơ sở đào tạo mà mạng lưới quan hệ sẽ được mở rộng tương ứng. Nếu học MBA quốc tế hoặc ở các trường nước ngoài, học viên sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, thậm chí hợp tác với các nhân sự của tập đoàn đa quốc gia, chuyên gia nổi tiếng thế giới.

Nên học MBA ở nước nào? Top 5 quốc gia đào tạo MBA quốc tế 

Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ trái ngành càng sớm, cơ hội thăng tiến sẽ càng gần hơn. Nếu cần tư vấn nhanh về các điều kiện đầu vào của Thạc sĩ quản trị kinh doanh, hãy để lại thông tin tại form bên dưới để được SOM hỗ trợ liên hệ tư vấn ngay nhé.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…