Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Ngoài 30 có nên học thạc sĩ không? Khi cân nhắc về điều này, nhiều người sẽ đắn đo khi phải đánh đổi công việc hiện tại, thời gian, tiền bạc… để đầu tư cho ‘hành trình’ cao học của mình. Tuy nhiên, so với những điều có thể mất, thì những cái được có phần chiếm ưu thế hơn. Cùng SOM điểm qua 4 ưu thế vì sao nên học Thạc sĩ ở tuổi 30, và lời khuyên để quá trình học suôn sẻ hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Ưu thế 1 – Biết được chính xác mình cần học thạc sĩ để làm gì và ngành gì

Khác với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp vẫn còn đang phân vân hướng đi của mình, những người đi làm nhiều năm biết chính xác họ muốn gặt hái điều gì. Từ đó, họ xác định học thạc sĩ ở mảng nào, đâu là chương trình cần thiết và có giá trị thực tiễn cho mục tiêu của mình.

Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Chẳng hạn, những nhà điều hành muốn thích nghi tốt với thời đại tương lai, có thể tìm hiểu chương trình dạng như Thạc sĩ Phân tích kinh doanh & Chuyển đổi số. Các cấp quản lý chức năng muốn tiếp tục phát triển thành C-level có thể sẽ cần mở rộng kiến thức nền về tài chính – kế toán, quản trị rủi ro, định hướng kinh doanh, phát triển bền vững..

Khóa học thạc sĩ cho nhà quản lý tuổi 30+

Ưu thế 2 – Có đủ khả năng tài chính để học các chương trình thạc sĩ chất lượng

Các chương trình thạc sĩ chất lượng cao được công nhận toàn thế giới thường khá đắt đỏ. Chưa kể đến trong trường hợp đi du học, khoản ngân sách dành cho sinh hoạt sẽ tăng thêm. Ở độ tuổi 30, khi đã dành ra một khoản tích lũy kha khá cho mục tiêu cao học lúc này, lựa chọn của học viên sẽ ‘rộng hơn’, không còn giới hạn ở các chương trình ‘tiết kiệm chi phí’. 

Bên cạnh đó, một số tập đoàn lớn sẽ tài trợ học phí cho nhân viên của mình với các điều khoản bổ sung hậu đào tạo. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp giữ chân nhân tài, đồng thời cũng là điều kiện lý tưởng cho các nhân sự cấp cao tiếp tục phát huy năng lực bản thân trong các vai trò mới. Và ngoài 30 cũng là thời điểm khi cả năng lực và thâm niên đều đã đạt độ chín để tiếp tục suy nghĩ về nấc thang cao hơn!

Ưu thế 3 – Có kinh nghiệm thực tiễn, đáp ứng điều kiện đầu vào và dễ dàng dung nạp kiến thức khi học cao học

Một số chương trình Thạc sĩ cấp cao – đặc biệt dành cho các quản lý, lãnh đạo thường yêu cầu về số năm kinh nghiệm. Do đó, việc học Thạc sĩ ở tuổi 30 sẽ giúp bạn đáp ứng dễ dàng tiêu chí này, đồng thời ‘chuyển hóa’ những kinh nghiệm tích lũy được thành các hệ thống tư duy lý tính hơn.

Hơn nữa, ở độ tuổi 30, học viên thường không thể lãng phí thời gian cho các khóa học không cần thiết nữa mà sẽ chuyên sâu nghiên cứu về các chương trình mang tính thực tiễn hơn. Do đó, kinh nghiệm làm việc sẽ giúp người học chọn lọc được chương trình phù hợp với năng lực và mục tiêu hiện tại nhất thay vì nghe theo tư vấn, định hướng 1 chiều từ phía các trường cao học, trường CEO/ quản lý…

Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Chưa kể, những người đã đi làm còn có lợi thế hiểu biết ngành nghề. Họ sẽ dễ dàng dung nạp các kiến thức học thuật chuyên sâu bằng cách liên tưởng các case study với công việc thực tế đã làm. Nhờ vậy mà họ sẽ có tư duy khác biệt khi giải quyết vấn đề khi làm luận văn, thảo luận nhóm hay debate cùng giảng viên.

Đồng thời, vừa học vừa làm cũng cho phép họ có thể ứng dụng ngay bài giảng vào hoạt động của doanh nghiệp, giúp các kiến thức sách vở không chỉ nằm trên giấy mà mang tính thực tế hơn. 

Ưu thế 4 – Rút ngắn thời gian thăng tiến, hoặc ‘lấn sân’ sang lĩnh vực khác

Không chỉ có mức lương hay chức danh cao hơn trong một công ty, học thạc sĩ ở tuổi 30 sẽ giúp bạn được công nhận trong toàn lĩnh vực. Đồng thời thúc đẩy tính linh hoạt trong chặng đường phát triển sự nghiệp.

Chương trình thạc sĩ là môi trường lý tưởng để ‘đào sâu’ và nâng cấp chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Bạn học và giảng viên trong lớp thạc sĩ thường là những nhân sự cấp cao, quản lý của các công ty khác. Do đó, nếu thể hiện tốt trong quá trình học, bạn sẽ được được công nhận, đánh giá cao dù chưa lấy bằng. 

Đó có thể là lời mời từ mạng lưới giám đốc cho các buổi đào tạo nội bộ, mentor cho các hoạt động chuyên môn, hoặc lời mời về điều hành cho doanh nghiệp của họ…

Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Tuổi 30 thường là độ tuổi mà các nhân viên lâu năm bắt đầu nhìn nhận lại lộ trình phát triển của mình. Họ sẽ chiêm nghiệm lại quá trình vừa qua, đã hài lòng hay chưa, tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp này hay xem xét một sự thay đổi… Và tấm bằng thạc sĩ sẽ là tấm vé giúp người học dễ dàng ‘lưu hành’ linh hoạt giữa các ngành thay vì giới hạn cơ hội bởi kinh nghiệm cá nhân!

Bạn có thể học thêm để bổ sung, cập nhật những gì đã biết. Ví dụ một trưởng phòng chức năng có thể chuẩn bị cho ‘bước tiến’ tiếp theo với Khóa học quản lý cho nhân sự đi lên từ chuyên môn. Giáo án được thiết kế tổng quát, phù hợp mọi ngành nghề, giúp bổ trợ các kiến thức nền nhanh chóng đồng thời rút ngắn thời gian thích nghi với cương vị mới.

Bên cạnh đó, việc học chương trình thạc sĩ chất lượng cao cũng mang đến thêm nhiều kiến thức ở đa dạng nhiều lĩnh vực. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp tương lai của học viên khi phải cộng tác với nhiều chuyên gia, đối tác ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là chuyển đổi số và digital marketing – 2 nút thắt bóp nghẹt hiệu suất doanh nghiệp trong thời đại mới! 

Lời khuyên cho ai đang phân vân “Có nên học thạc sĩ ở tuổi 30”

Có nên học Thạc sĩ ở tuổi 30? Ưu thế và lời khuyên khi học cao học

Phía trên là 4 ưu thế nổi bật khi học thạc sĩ ngoài 30. Để quá trình học suôn sẻ và thuận lợi hơn, SOM chia sẻ một số lời khuyên từ chính các học viên của chúng tôi:

  • Xác định rõ mục đích: Người học cần xác định rõ học Thạc sĩ để làm gì. Như vậy mới có thể chọn đúng khóa cần thiết, không lãng phí thời gian. Ngoài ra, việc học đúng mục đích sẽ giúp quyết tâm và kiên trì hoàn thành khóa học hơn. 
  • Sắp xếp thời gian biểu hợp lý: Là nhân sự ở tuổi 30, ắt hẳn thời gian sẽ rất bận rộn. Do đó, người học cần lên khóa gian biểu rõ ràng, tránh công việc – học tập chồng chéo dễ nản. Bạn có thể tìm đến các trường dạy tích hợp online – offline, có giờ vào buổi tối hoặc cuối tuần để dễ dàng theo học.

5 tiêu chí chọn trường đào tạo quản lý – CEO 

Học Thạc sĩ không giới hạn ở một độ tuổi nào. Học ở tuổi 30 còn có những lợi thế nhất định, có ích cho việc phát triển cá nhân dù bạn đã là quản trị cấp cao hay mới chỉ bước những bước đầu tiên trên nấc thang quản trị. Hiện Trường quản lý SOM AIT đang giảng dạy đa dạng Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ đa lĩnh vực. 

Dưới đây là 2 chương trình thạc sĩ nổi bật được người đi làm 7-10 năm kinh nghiệm ưu tiên lựa chọn khi bước sang giai đoạn chuyển giao giữa các thời kỳ:

Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh dành cho các nhà Quản lý (EMBA)

Thạc sĩ Phân Tích Kinh Doanh và Chuyển Đổi Số (PM BADT)

Nếu bạn đang có dự định học Thạc sĩ chuyên sâu cho nhà quản lý, kinh doanh? Hãy để lại thông tin trong form bên dưới để được SOM hỗ trợ tư vấn về nhé

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…