Học MBA để làm gì? Vì sao học MBA giúp nhân sự thăng tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp trước tình trạng ngày càng khó tuyển các vị trí cấp cao như hiện nay? Liệu MBA sẽ là giải pháp thực tế hay chỉ là phong trào? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao vị trí cấp cao trong tổ chức nên ưu tiên đề bạt từ nhân sự nội bộ? Đâu là hạn chế?
Vị trí cấp cao – tuyển ngoài hay đề bạt nội bộ?
Khi muốn tìm kiếm tài năng đảm nhận trọng trách mới – cho một dự án, một phòng ban, một chi nhánh, một khu vực, một thương hiệu, một phân mảng, đâu nên là ưu tiên của nhà lãnh đạo: tuyển dụng những nhân sự kỳ cựu từ thị trường hay tìm kiếm tài năng từ bên trong nội bộ? Đa số lãnh đạo doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tiên – tìm kiếm những người được việc từ thị trường để triển khai nhanh những công việc gấp hay hiện thực hóa các định hướng mới.
Cách thức này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Ưu điểm là:
- Tận dụng được kinh nghiệm của họ lấp đầy những năng lực, góc nhìn còn thiếu trong tổ chức, công việc.
- Có thể vào việc nhanh.
- Mang tới ‘làn gió mới’ cho doanh nghiệp
Tuy vậy, việc tuyển dụng nhân sự cấp cao cũng đi kèm nhiều hạn chế như:
- Cần thời gian thử thách để đánh giá chính xác năng lực của họ. Quá trình này thường kéo dài tối thiểu 6 tháng, nếu không đáp ứng đủ yêu cầu, quy trình này sẽ quay lại từ bước đầu tiên. Sự thay đổi nhân sự liên tục cũng kéo theo nhiều xáo trộn, không chỉ với công việc chung mà còn cả đội ngũ phía dưới.
- Thiếu sự ăn khớp với đội nhóm. Trong thời kỳ thử thách, hầu hết các nhà quản lý đều cần chứng tỏ năng cá nhân, và thường cố gắng tìm kiếm những cải cách khả thi để tạo ra sự thay đổi đột phá. Tuy vậy, thời gian gắn bó với doanh nghiệp quá ngắn, chưa nắm rõ những hạn chế trong triển khai thực tế như nhân sự lâu năm, kết hợp cùng cái tối cứng đầu và chủ nghĩa kinh nghiệm, sẽ dễ gây ra những xung đột với hệ thống cũ, khiến công việc đi vào bế tắc.
Doanh nghiệp, tổ chức thường tuyển dụng vị trí cấp cao để hỗ trợ chiến lược tăng trưởng, mở rộng. Nếu đội ngũ bên trong cứ vừa ổn định lại thay mới hay không cùng nhìn về một hướng, hệ quả thường thấy là “một doanh nghiệp phát triển mãi không lớn”, khó tiến tới ổn định và liên tục lòng vòng trong vòng xoay ‘đập đi xây lại’..
Bên cạnh đó, sau nhiều năm gắn bó với doanh nghiệp, nhân sự công ty cũng tìm kiếm những cơ hội thăng tiến mới. Khi khó có cơ hội tiếp tục đi lên trong giai đoạn ‘sung sức nhất’, thiếu động lực phát triển cũng sẽ khiến họ ‘thỏa mãn với hiện tại, dừng học tập’, ‘làm việc vừa đủ, ngừng cống hiến’ hoặc tìm kiếm các cơ hội mới bên ngoài.
Vậy phải chăng tuyển dụng nhân sự cấp cao nên đề bạt từ đội ngũ bên trong?
Đây nên là ưu tiên đường dài của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế điều này không dễ khi HR và lãnh đạo doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế trong lựa chọn bởi năng lực nhân sự chưa đáp ứng, thiếu hệ thống phát triển năng lực nội bộ, hoặc nhân sự có tính ‘chuyên môn hóa cao’ thiếu góc nhìn liên kết trong vận hành tổng thể… hoặc trong bối cảnh mà thay đổi cần diễn ra nhanh, không cho phép sai lầm.
Một doanh nghiệp muốn ‘lớn nhanh’ cần chú trọng vào phát triển đội ngũ. Năng lực đội nhóm sẽ di chuyển cùng chiều với năng lực tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, không chỉ phát hiện tài năng HR và lãnh đạo doanh nghiệp còn cần có chiến lược đào tạo, bổ nhiệm, trao quyền để giữ chân những nhân sự cốt cán.
Ở phía ngược lại, nhân sự muốn thăng tiến, đề bạt cũng cần không ngừng trau dồi và hoàn thiện năng lực bản thân. Tùy từng định hướng, phát triển – khai phá năng lực cốt lõi để đi theo hướng chuyên môn, hoặc rèn luyện tư duy và năng lực theo hình chữ T (vừa sâu ở một khía cạnh, vừa mở rộng kiến thức nền) để sẵn sàng cho vai trò quản lý.
Đã qua rồi cái thời ‘sống lâu lên lão làng’. Càng ngồi lâu một chỗ mà không có sự thăng hoa về năng lực, càng khó tìm thấy sự đột phá trong nấc thang sự nghiệp.
Vậy làm thế nào để phát triển năng lực bản thân và trở nên ‘vừa vặn’ cho các vị trí cao hơn?
→ Nên học thạc sĩ ngành nào khi muốn thúc đẩy sự nghiệp ‘đang đứng yên’?
Nên học MBA hay các khóa học kỹ năng ngắn hạn
Các khóa học kỹ năng thường là ưu tiên của nhiều nhân sự theo quan điểm ‘thiếu gì học đó’. Ưu điểm của các kỹ năng này thường là ‘khả năng ứng dụng nhanh’ để nhập môn hoặc giải quyết 1 bài toán cụ thể trước mắt. Thế nhưng các khóa học ngắn hạn thường đi kèm với các công thức máy móc, thiếu tính liên kết tổng thể giữa các khía cạnh và chỉ tập trung vào công cụ thay vì phát triển tư duy.
Việc theo học các khóa kỹ năng ngắn sẽ giúp nhân sự đơn giản hóa các vấn đề thường gặp nhưng lại thiếu độ linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các vấn đề bên ngoài lý thuyết. Các khóa học dạng này thường phù hợp cho những nhân sự hướng tới vị trí senior nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ để nhắm tới các vị trí quản trị.
Vậy các chương trình MBA thì sao? Có nên học MBA không? MBA gần như là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều nhân sự trẻ sau một vài năm đi làm và lắng đọng. Tuy nhiên MBA không phải là phong trào thời thượng, cũng không phải là tấm vé đảm bảo cho bước nhảy vọt trong sự nghiệp. MBA chỉ là con đường ngắn nhất, mang tính hệ thống, đúc kết và gợi mở tư duy để nhân sự khai thác không ngừng trên đường dài sự nghiệp.
Việc học MBA sẽ giúp những nhân sự tham vọng và tài năng nhìn nhận vấn đề trong mối tương quan đa chiều, từ đó nhìn thấy những điều chưa thấy và biết cách tiếp cận những vấn đề không có câu trả lời. Tùy vào trường được lựa chọn, mỗi chương trình MBA sẽ có trọng tâm đào tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung, mọi khóa học đều thiên về phát triển năng lực tư duy trong mọi vấn đề, điều kiện và bối cảnh.
Học MBA để làm gì? Đâu là những lợi ích của chương trình MBA cho nhân sự trẻ tham vọng?
Chương trình MBA mang đến rất nhiều lợi thế cho nhân sự có thâm niên, chẳng hạn như:
- Rời khỏi vai trò chuyên môn, mở tầm nhìn rộng hơn dưới góc độ quản lý.
- Hệ thống lại những kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm đi làm, từ đó phát hiện ra những điểm mù, thiếu hụt và cách tiếp cận để tìm kiếm lời giải cho những nan đề đã đang và sẽ gặp phải.
- Cập nhập các hệ thống kiến thức, nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thời đại mới – chẳng hạn chuyển đổi số, phát triển bền vững trong thời kỳ biến động, quản trị linh hoạt (agile), quản trị thay đổi… Có thể nói, khóa học mang đến không chỉ là những kiến thức, lý thuyết nhất thời mà còn là chỗ dựa chuyên môn để khai thác, ngấu nghiến, nghiền ngẫm trong dài hạn.
- Phát triển hệ thống kiến thức nền, giúp hình thành góc nhìn đa chiều để phối hợp cùng các phòng ban, chuyên gia đa lĩnh vực trong các chiến lược, kế hoạch, dự án. Một nhà quản lý có thể không cần am hiểu tường tận mọi vấn đề chuyên môn nhưng cần để có khả năng đấu nối, xâu chuỗi công việc để khai thác sức mạnh tổng thể.
- Hình thành các mối quan hệ chất lượng và bền vững trong môi trường chuyên nghiệp, đặc biệt là khi theo học các khóa mba cho nhà điều hành (EMBA). Đây không chỉ là cơ hội để cọ xát, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề mà còn là cơ hội tìm kiếm các công việc phù hợp năng lực và định hướng cá nhân.
- Phát triển khả năng tư duy tự lập, linh động trước mọi hoàn cảnh, bài toán không nằm trong sách vở, đồng thời tận dụng những công cụ một cách tối ưu hơn!
Và hơn hết, khóa học đôi lúc cũng là lời tuyên bố hùng hồn nhất về việc bạn đã sẵn sàng để thử thách trong vai trò mới và có sự đầu tư kỹ càng cho ngày này thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào vận may trên con đường thăng tiến!
Muốn tiếp thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến cần thúc đẩy bản thân không ngừng tiến bộ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào định hình được những điều cần thiết phải làm, lợi thế bản thân và những hỗ trợ của các chương trình MBA mang lại!
Có thể bạn quan tâm: