Kế toán học lên thạc sĩ có nên học MBA không? Được mất là gì?

kế toán nên học cao học ngành gì

Đâu là những lợi ích của việc học MBA cho các kế toán, kiểm toán? Nên học chương trình MBA nào để thành quả đạt được đáng tiền đầu tư, đặc biệt khi sau bao nhiêu năm cống hiến bạn vẫn dậm chân tại chỗ với vị trí kế toán và không thấy cơ hội tương lai? Cùng SOM tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kế toán nên học cao học ngành gì? Vì sao kế toán nên học MBA?

Kế toán nên học cao học ngành gì? Vì sao kế toán nên học MBA?

Kế toán học lên thạc sĩ có nên tiếp tục học thạc sĩ kế toán không? Câu trả lời tùy vào từng người, hoàn cảnh, đặc biệt khi bạn cần tấm bằng cao học để lên chức, lên lương trong bộ phận kế toán. Ở mặt ngược lại, nếu bạn thấy chương trình thạc sĩ kế toán gần như ‘phổ cập’ lại những điều học được từ thực tế hay các chứng chỉ ngắn hạn, cao học kế toán không phải là con đường duy nhất bạn có thể đi.

Ở nhiều doanh nghiệp, nấc thang cao nhất của nghề kế toán chỉ là kể toán trưởng. Nếu muốn tiếp tục phát triển sự nghiệp, bạn cần nhìn thoát qua sự trói buộc của ngành. Trong thực tế, giám đốc điều hành – ‘chiếc ghế nóng của công ty’ thường đến từ 3 vị trí: kinh doanh, marketing và tài chính. Cũng thuộc trong phân mảng tài chính, đây có thể là con đường tiệm cận nhất với hiện tại và giàu tiềm năng nhất trong tương lai mà càng sớm chuẩn bị, càng có lợi đường đài.

Vậy đâu là đâu là yếu tố sẵn có giúp một kế toán lâu năm ‘rẽ ngang’ sang con đường quản lý thay vì tiếp tục làm chuyên môn?

Câu trả lời là ‘không có’ nếu bạn không tận dụng được những lợi thế đang sở hữu đồng thời phát triển kịp những năng lực nhà lãnh đạo đang tìm cho vị trí trống! Và với nghề kế toán, đó là sự sát sao với các con số tài chính, nắm vững các chi phí và hoạt động vận hành của công ty, am hiểu về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh thực tề từ từng thị trường. Song song với đó là cơ hội mở, luôn ưu ái đề bạt nội bộ ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức?

Trong thực tế, đề bạt nội bộ luôn là một trong những trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, tập đoàn xét về tinh phát triển đường dài. Tuy nhiên rào cản lớn nhất để đề bạt các phụ tá đắc lực lên vai trò quản lý thường đến từ việc hầu hết nhân sự đều mạnh chuyên môn nhưng lại thiếu đi góc nhìn toàn cục và đa chiều. Điều này khiến nhiều nhân sự lâu năm bỏ lỡ cơ hội thăng tiến vào tay người ngoài và mãi dậm chân tại chỗ trong sự nghiệp!

Xem thêm tại: Học MBA để làm gì? Vì sao học MBA giúp nhân sự thăng tiến nhanh hơn

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân sự dễ thăng tiến nhất thường sở hữu bộ kỹ năng theo hình chữ T – chuyên sâu trong một phân mảng nhưng có khả năng hiểu, phối hợp và quản trị công việc các mảng còn lại. Bởi vậy nếu muốn tiếp tục phát triển, mở rộng bộ kỹ năng theo chiều ngang trong ngành kinh tế là con đường gần như đã được định sẵn, đặc biệt là tại các tổ chức chuyên nghiệp. 

Một bộ kỹ năng chữ T cho vai trò quản lý sẽ cần những gì? Tùy từng đặc thù doanh nghiệp, các bộ kỹ năng chiều ngang có thể là:

Lúc này MBA sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho đa dạng đối tượng, dù trong ngành hay ngoài ngành kinh tế để bổ khuyết những năng lực còn thiếu. Tất nhiên chương trình MBA không phải vạn năng, đồng thời cũng không phải là ‘lối tắt’ để thăng chức, thăng lương. MBA chỉ là bước đà để những nhân sự ‘lão làng’ nắm lấy cơ hội nhảy vọt khi thời điểm tới. 

5 lợi ích của việc học MBA nói chung

5 lợi ích của việc học MBA nói chung

Chương trình MBA mang đến nhiều lợi thế cho nhân sự các cấp, đa phân mảng, lĩnh vực, đặc biệt là những người tham vọng hướng tới vị trí quản lý – điều hành. Điểm mạnh của các chương trình MBA đối với thị trường nhân sự nói chung và kế toán kiểm toán nói riêng là:

  • Mang đến góc nhìn tổng quan về kinh tế, tài chính, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp, từ đó giúp học viên không chỉ nhìn nhận các báo cáo số liệu một cách riêng lẻ mà trong sự kết nối đa chiều với nhiều khía cạnh trước giờ không ngờ tới.
  • Tái định vị phương hướng phát triển sự nghiệp. Thông qua học tập, cọ xát, kết hợp những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc sẽ giúp đội ngũ lao động ‘chuyển ngành’ thuận lợi hơn sang các phân mảng quan tâm.
  • Học các phát triển, hệ thống và bài bản hóa các quy trình vận hành từ một bộ phận chức năng đến toàn thể bộ máy doanh nghiệp
  • Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng nói chung và các đợt đề bạt nội bộ doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt khi thực lực song phương gần như tương đương, chương trình MBA sẽ giúp tạo ra khoảng cách bởi tính hệ thống và những đúc kết bài bản. 
  • Phát triển những kết nối chất lượng với mạng lưới nhân sự cấp cao, đặc biệt là các nhà quản lý, cấp lãnh đạo khi theo học các chương trình MBA điều hành (EMBA).

Kế toán, kiểm toán học MBA – được gì và mất gì?

Đối với những người làm kế toán, kiểm toán nói riêng, việc đầu tư 1-1.5 năm theo học các chương trình MBA sẽ đi kèm những ưu – nhược điểm sau:

Lợi điểm thứ nhất là mở rộng bộ kỹ năng theo hướng có lợi cho vị trí cố vấn chiến lược và quản lý. Với các vị trí kế toán, kiểm toán, càng ‘hành nghề lâu năm điều lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng không chỉ là một người ‘làm số’ mà là người giúp họ xử lý các lỗ hổng vận hành, phân tích tìm ra nguyên nhân, quản trị rủi ro tài chính và phát triển các quy trình tối thiểu hóa lãng phí hiệu suất. 

Việc học MBA sẽ giúp các kế toán, kiểm toán tận dụng sự hiểu biết của mình về môi trường kinh doanh bên ngoài và chi phí vận hành bên trong, biến đó thành nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp.

Ở mặt ngược lại, với nhiều doanh nghiệp, kế toán chỉ đơn thuần là kế toán, ít có cơ hội hợp tác, tham gia đóng góp vào các hoạt động khác của công ty. Tất nhiên, một doanh nghiệp có thể ‘lớn’ được phải là doanh nghiệp có sự đấu nối chặt chẽ giữa các bộ phận thay vì sự độc đoán chuyên quyền của một vài cá nhân. Bởi vậy cơ hội mở ra cho kế toán không phải không có nhưng cũng không phải quá nhiều nếu chỉ nhìn trong bối cảnh hiện tại.

Lợi điểm thứ hai là kinh nghiệm. Học MBA không chỉ là học kiến thức mà còn là học từ kinh nghiệm những người đi trước – dù được đúc kết lại trong sách vở hay không. Đó là kinh nghiệm của các chuyên gia đứng lớp, của học viên cùng lớp có chức vị cao, của quả trình thảo luận trong bài tập tình huống… Thế mạnh của người này sẽ giúp bù đắp cho người khác, từ đó giúp học viên tránh được các lỗi sai, đường vòng khi thử thách ở các vị trí cấp bậc cao. 

Điểm trừ đi kèm là nhiều kỹ năng học viên có thể tự học trong quá trình làm việc. Nhiều chương trình MBA tập trung vào phổ cập kiến thức đại cương trong khi hầu hết kế toán đã ‘nhẵn mặt’ với các khái niệm. Đây không phải là lúc dành thời gian học lại kiến thức sách vở mà để rèn luyện tư duy sử dụng chúng ở góc nhìn toàn diện hơn. 

Đặc biệt với các kiểm toán viên, sau khi phân tích qua báo cáo tài chính của hàng trăm khách hàng mỗi năm, thứ họ cần là những góc nhìn sâu hơn thế nữa. Bởi vậy việc chọn đúng chương trình MBA sẽ quyết định đến chất lượng đầu ra của bạn, không phải mọi chương trình đào tạo đều mang tới kết quả giống nhau!

Kế toán có nên học MBA không? Được mất là gì?

Đâu là tiêu chí lựa chọn chương trình MBA?

Để xác định được chương trình MBA phù hợp, bên cạnh những thông tin quen thuộc như thứ hạn, chương trình đào tạo, danh tiếng, chất lượng giảng viên, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về ‘loại hình đào tạo của MBA là gì’? Về cơ bản, có 4 dạng chương trình MBA như sau:

  • General MBA – Chương trình MBA đại cương: tập trung vào bổ khuyết các hệ thống kiến thức kinh tế, phù hợp cho những người ngoài ngành kinh tế hoặc tập trung quá chuyên sâu vào một lĩnh vực. Chương trình thường đòi hỏi ít vốn kinh nghiệm và mang tính ‘đặt nền tảng’ sau vài năm cọ xát trong môi trường kinh doanh.
  • Executive MBA – Thạc sĩ điều hành kinh doanh: tập trung vào phát triển tư duy quản trị ở cấp bậc cao, phù hợp cho các đối tượng trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản lý cấp trung có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn.
  • Specialist MBA Chương trình MBA chuyên sâu cho 1 lĩnh vực cụ thể. Đây là chương trình phù hợp cho đối tượng đã xác định lĩnh vực cụ thể sẽ gắn bó dài lâu – chẳng hạn ngân hàng, dầu khí…
  • MBA accreditation – Chương trình MBA được công nhận bởi một tổ chức bên ngoài

Tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa các hệ MBA tại: Phân biệt 4 loại chương trình MBA phổ biến hiện nay

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…