Khi thị trường không còn là “cá lớn” nuốt cá bé mà đã chuyển sang “cá nhanh” nuốt “cá chậm”, nhanh chóng bắt kịp chuyển đổi số là điều tất yếu để cả doanh nghiệp lẫn cá nhân phát triển. Lúc này vai trò của các khóa học chuyển đổi số không chỉ mang tính trào lưu, xu thế mà đã thực sự trở thành đòn bẩy xoay chuyển tình thế cho một thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh về mọi mặt!
Toàn cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
74% các nhà lãnh đạo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khẳng định rằng chuyển đổi số hiện nay là việc bắt buộc để cải thiện hiệu suất. 56% CEO của các doanh nghiệp lớn khẳng định chuyển đổi số giúp tăng doanh thu.Vì đại dịch COVID-19, thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng số.
Điều này kéo theo nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh, đặc biệt ở mảng thương mại điện tử – Ecommerce và Digital Marketing (tương ứng tăng 35.4% & 23.2% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái).
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ khi quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, hơn 30 thành phố muốn xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới, doanh nghiệp đanh nhen nhóm chuyển đổi số, cụ thể:
- Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam sử dụng phần mềm KiotViet để quản lý các kênh bán hàng, con số cũng tương tự với Sapo cũng như các phần mềm hỗ trợ khác như Harvan, Nhanh .v.v.v
- Hàng trăm nghìn doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee .v.v.v
- 20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi cho các kênh tiếp thị số (Digital Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v
- 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng Misa.
- Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
- Hầu hết doanh nghiệp hiện tại đều trang bị chữ ký số
2 lý do khiến doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc đua chuyển đổi số
1. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp luôn duy trì năng suất, văn hoá, môi trường làm việc ổn định.
Nếu doanh nghiệp trì hoãn và không có chiến lược chuyển đổi thì sẽ phải đối diện với tình trạng môi trường làm việc lạc hậu và không thu hút nguồn lực lao động cấp tiến, dẫn đến tình trạng doanh số giảm sút. Thực tế, theo ước tính, ngành công nghiệp bán lẻ trên thế giới thiệt hại 2,6 tỷ USD mỗi năm. Nguyên nhân vì hình thức trang web lỗi thời không đủ sức giữ chân khách hàng.
Một ví dụ khác, năm 2018, công ty mỹ phẩm Lush thừa nhận đã trả mức lương thấp hơn cho 5000 nhân viên. Nguyên nhân là vì hệ thống trả lương thủ công lạc hậu không thể đáp ứng quy mô tăng trưởng. Sau đó, ban lãnh đạo công ty buộc phải đền bù số tiền thù lao lên đến 2 triệu USD cho nhân viên. Đồng thời, họ còn mất thêm 1,5 triệu USD để thiết lập hệ thống lương mới. Nếu chuyển đổi số sớm hơn, họ có thể tránh khỏi rắc rối này.
2. Chuyển đổi số giúp bắt kịp và đi trước thị trường, nâng cao tính cạnh tranh, tăng trưởng bền vững.
Việc không kịp chuyển mình trước công nghệ có thể khiến các công ty đánh mất nhiều cơ hội cạnh tranh quý giá. Việc tìm hiểu xu hướng của thị trường để thích ứng và xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp sẽ tăng khả năng tiếp cận các khách hàng, mở rộng thị trường. Doanh số từ đó sẽ tăng trưởng, thương hiệu cũng được củng cố.
Cụ thể, theo thống kê, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến lại đạt được lợi nhuận cao hơn 26% và giá trị trên thị trường tăng 12% so với đối thủ cùng ngành. Cũng theo nghiên cứu của Công ty Dữ liệu quốc tế IDC, doanh nghiệp chuyển đổi số có năng suất cao gấp đôi các doanh nghiệp còn dậm chân. Lợi nhuận của các công ty tiến hành chuyển đổi số thành công cao hơn 23% so với các công ty truyền thống.
Bắt kịp chuyển đổi số lúc này đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở môi trường năng động như Việt Nam.
Dự kiến đến 2024, quá trình chuyển đổi số sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 30 tỷ USD. Tổng dân số Việt Nam đến tháng 4/2022 là ~ 99 triệu dân, với ~ 39% người dân ở thành thị và 72,10 triệu người dùng Internet (tương ứng với 73,2% dân số, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới (62.5%)). Việc nhanh chóng cập nhật và chuyển hoá doanh nghiệp là cơ hội để “thắng lớn” trước các doanh nghiệp đối thủ.
→ 10 lợi ích khi chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Lợi ích của các khóa học chuyển đổi số chuyên nghiệp
Dẫu biết doanh nghiệp đang chạy đua chuyển đổi, thực tế chuyển đổi lại không mấy như kỳ vọng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm 97% nhưng phần lớn chưa đạt trang trải đủ các tư duy về khoa học công nghệ. 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số. 72% chưa biết bắt đầu từ đâu.
Kể cả bắt tay vào chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng là đủ… Nhiều doanh nghiệp khác gặp thất bại khi tìm cách đưa các sáng kiến số vào hoạt động. Dù có sự chuẩn bị nhưng các sản phẩm, dịch vụ số của họ không thể đưa vào thị trường, không có khách hàng. Điều này dẫn tới việc mọi hoạt động của doanh nghiệp phải quay lại cách truyền thống.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số vẫn còn là một khái niệm mang tính ‘triết học’ – đa dạng cách thức chuyển đổi nhưng chưa có công thức chung cho mọi thành công. Bởi vậy, vấn đề không phải là sử dụng phần mềm nào, tiến hành ra sao, mà trọng tâm của việc chuyển đổi số đặt nặng ở 2 góc độ:
- Cách tư duy giải pháp chuyển đổi số
- Cách thức lãnh đạo chuyển đổi số
Và đó cũng là trọng tâm của khóa học chuyển đổi số BADT tại SOM. Khóa học tập chung vào định hình tư duy số để giải quyết các vấn đề thực tế nhất thông qua các công nghệ đã đang hoàn thiện và tầm nhìn mở rộng về tương lai. Hoàn thành khóa học chuyển đổi số tại SOM, các lãnh đạo chuyển đổi số, CIO, nhà quản lý điều hành sẽ có thể tự mình triển khai các bước cải cách phức tạp dưới đây:
1. Xác định mục tiêu chuyển đổi số
Làm rõ những thành tự kỳ vọng trong 1 năm, 3 năm, 5 năm. Các công việc và mục tiêu cụ thể của từng phòng ban, đơn vị sẽ là gì trong từng cột mốc là gì
2. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản
Xác định trọng tâm chuyển đổi số, tập trung cải thiện vận hành, tối ưu trải nghiệm khách hàng, xây dựng mô hình kinh doanh mới;…
3. Liên tục cải thiện chuyên môn “số”
Các nhà lãnh đạo cũng như phòng ban Công nghệ thông tin cần trang bị kiến thức về Phương pháp luận và các kỹ năng và công nghệ số cần thiết. Thiếu chuyên môn dẫn tới việc chương trình Chuyển đổi số không thuyết phục, không huy động được sự tham gia của toàn doanh nghiệp.
4. Chuyển đổi độc lập, tránh phụ thuộc chuyên gia
Các chuyên gia tư vấn hay đơn vị bên ngoài là một nguồn bổ sung hữu ích. Tuy nhiên, ngân sách và điều kiện công ty có thể chỉ đủ để các chuyên gia giúp giải quyết một số vấn đề rồi rời đi. Những cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp mới là người ở lại trên con đường dài hơi của Chuyển đổi số.
5. Biết lựa chọn công nghệ phù hợp
Các công nghệ mới liên tục ra đời như Blockchain, Big Data, AI, IoT… và nhiều khi khiến các doanh nghiệp choáng. Nếu “nhắm mắt” áp dụng tất cả những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất thì chương trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ trở nên thất bại. Lãnh đạo cần chọn lọc cụ thể.
6. Truyền đạt và đào tạo về các giải pháp chuyển đổi số
Không chỉ là người lao động chân tay, các lãnh đạo chủ chốt đôi lúc còn thấy khó khăn trong việc theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Các CIO của doanh nghiệp phải liên tục cập nhật, xây dựng các buổi training, thậm chí là giáo trình bài bản để cung cấp đủ thông tin, từ đó đưa ra một lộ trình chuyển đổi số xuyên suốt, dài hơi.
7. Biết cách thay đổi văn hoá tổ chức, khích lệ nhân viên
Chuyển đổi số có thể dẫn đến thay đổi hoàn toàn về vai trò, phòng ban. Thậm chí, lãnh đoạ còn phải tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới. Các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, xoa dịu chống đối trước mâu thuẫn cũng cần được củng cố
Nghiên cứu từ Forbes cho thấy 70% doanh nghiệp thất bại hoặc khó khăn khi thực thi chương trình Chuyển đổi số. Doanh nghiệp và nhân viên nằm trong số 30% thành công hay 70% “về vườn” vì chậm chuyển đổi? Tất cả phụ thuộc vào tư duy chuyển đổi số của các lãnh đạo. Kịp tìm hiểu, tham vấn và tham gia các khoá học chuyển đổi số trước khi bị loại khỏi cuộc đua vì quá chậm chân.
Có thể bạn quan tâm: