Điện toán đám mây là gì? Lợi ích của điện toán đám mây trong doanh nghiệp

Điện toán đám mây là gì? Lợi ích của điện toán đám mây trong doanh nghiệp

Điện toán đám  mây là gì? Đâu là những lợi ích khi ứng dụng điện toán đám mây vào linh hoạt hóa vận hành doanh nghiệp? Cùng SOM tìm hiểu nhanh qua nội dung dưới đây nhé!

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (tên tiếng anh là Cloud Computing) là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối internet dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi. Nói cách khác nó cung cấp một hệ thống trên internet để người dùng lưu trữ, sử dụng những tài nguyên dữ liệu của mình ngay trên internet. 

Dữ liệu đám mây được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ. Bởi vậy đây đang trở thành xu hướng được các doanh nghiệp lớn ứng dụng vào ‘bôi trơn’ cỗ máy doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, ứng dụng như thế nào, hãy cùng tham khảo tại ví dụ dưới đây.

Ví dụ để hiểu điện toán đám mây là gì?

Ngày xưa, cá nhân lẫn doanh nghiệp thưởng sử dụng các ứng dụng, phần mềm như Photoshop, Microsoft Office thông qua việc tải các ứng dụng này về máy tính cá nhân, cài đặt thủ công và sử dụng. Với điện toán đám mây, nó cho phép người truy cập và sử dụng các ứng dụng tương ngay trên internet mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm gì về máy..

Ngoài Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud,… là các ví dụ dụ điển hình về dịch vụ cloud. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản các ứng dụng này, sau đó sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc trả thêm phí nếu nhu cầu sử dụng cao. Các dịch vụ này cho phép chúng ta lưu trữ các tài liệu trong tài khoản “đám mây” của mình. Chúng ta cũng có quyền truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào, miễn có kết nối mạng.

Vĩ mô hơn, các công ty chăm sóc sức khỏe đang sử dụng dịch vụ đám mây để phát triển các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Các công ty dịch vụ tài chính sử dụng dịch vụ đám mây để tăng cường phát hiện và ngăn chặn gian lận. Và các nhà sản xuất trò chơi điện tử đang sử dụng dịch vụ đám mây để cung cấp các trò chơi trực tuyến cho hàng triệu người,…

Mỗi cá nhân cũng đang tận dụng lợi ích từ điện toán đám mây trong vô số hoạt động hằng ngày. Lúc trước, bạn cài các ứng dụng Game online, máy nghe nhạc trên máy tính. Bây giờ, bạn có thể thoải mái truy cập và dùng chúng trên internet. Bạn update trạng thái facebook là bạn đang sử dụng điện toán đám mây. Bạn lưu trữ nhạc trên Spotify cũng là đang dùng điện toán đám mây. Bạn kiểm tra số dư ngân hàng trên điện thoại cũng là đang dùng Cloud…

7 lợi ích của điện toán đám mây khi ứng dụng vào doanh nghiệp

7 lợi ích của điện toán đám mây khi ứng dụng vào doanh nghiệp

Điện toán đám mây là một tiến bộ công nghệ nổi bật nhất trong nhiều năm gần đây. Hầu như tất cả các doanh nghiệp hiện tại đều sử dụng ít nhất là 1 hệ thống điện toán đám mây. Lợi ích công nghệ này mang lại vô cùng lớn:

1. Các dịch vụ điện toán đám mây có tính linh hoạt cao, dễ dàng scale-up cùng công ty

Các dịch vụ trên nền điện toán đám mây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu về băng thông biến động. Sử dụng Cloud giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng/ thu hẹp hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế thông qua các công cụ quản trị từ xa. Tốc độ và sự linh hoạt này có thể mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. 

2. Công nghệ điện toán đám mây giúp khôi phục dữ liệu sau thảm họa với chi phí tối ưu

Tất cả các doanh nghiệp đều nên đầu tư vào việc khôi phục dữ liệu, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ với kinh phí thấp, phát triển hệ thống khôi phục dữ liệu là điều này khá xa vời. Điện toán đám mây giúp khắc phục được điều này khi cho phép nhiều doanh nghiệp nhỏ đầu tư khôi phục dữ liệu qua điện toán đám mây với chi phí thấp. 

Ví dụ, sao lưu dữ liệu công ty trên Dropbox, nếu chẳng may hệ thống PC của công ty bị trục trặc và mất hết dữ liệu. Nhân viên vẫn có thể truy cập kho dữ liệu trên Dropbox để tải về. Trong tương lai, đây sẽ là cơ sở để đấu nối dữ liệu đa nguồn, đồng thời thay thế cho các hình thức lưu trữ data truyền thống (ví dụ ổ cứng).

Theo Aberdeen Group, tần suất sử dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp nhỏ trong việc sao lưu và phục hồi dữ liệu gần gấp 2 lần các doanh nghiệp lớn hơn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí đầu tư và tăng sự tin tưởng của bên thứ ba.

3. Ứng dụng công nghệ đám mây giúp làm việc và hợp tác hiệu quả ở bất cứ đâu 

Điện toán đám mây cho phép nhân viên làm ở bất cứ nơi nào có kết nối internet. Ví dụ, nếu tải file excel của bạn lên Google drive, tất cả mọi người trong team đều có thể truy cập và chỉnh sửa file đó trên nhiều nền tảng thiết bị: điện thoại, máy tính bảng, PC…Điều này giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế làm việc từ xa trong thời đại 4.0, và nhất là sau đại dịch. 

Tất cả các nhân viên có thể truy cập, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu nội bộ bất cứ khi nào, từ bất cứ đâu thông qua hệ thống cloud của công ty. Điều này giúp tần suất và hiệu quả làm việc tăng lên. Việc chia sẻ những thay đổi trong các dữ liệu, kế hoạch chung nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. 

7 lợi ích khi ứng dụng dịch vụ đám mây vào doanh nghiệp

4. Cập nhật phần mềm tự động qua dịch vụ điện toán đám mây

Một trong những lợi ích của điện toán đám mây là server nằm ở ngoài hạ tầng cơ sở doanh nghiệp và được đặt tại một nơi an toàn. Các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt server,  giúp bạn “chăm sóc” chúng và cung cấp các bản cập nhật phần mềm thông thường – bao gồm cả các cập nhật về bảo mật. Vì vậy, doanh nghiệp không phải lo lắng về bảo trì hay mất thời gian tự bảo trì hệ thống. 

5. Giảm chi phí đầu tư phần cứng

Điện toán đám mây giúp cắt giảm đáng kể các chi phí phát triển phần cứng. Khách hàng chỉ cần chi trả cho các công ty cung cấp điện toán và sẽ được trải nghiệm mọi dịch vụ. Việc cài đặt, quản trị hệ thống dễ dàng hơn, các công tác IT khó nhằn trong việc khắc phục lỗi phần cứng đều được lược bỏ.

6. Kiểm soát dữ liệu đám mây sẽ dễ dàng hơn với doanh nghiệp

Trước khi Cloud xuất hiện, người dùng phải gửi dữ liệu qua lại như một tập tin đính kèm để có thể làm việc với từng người. Và sớm thôi, nếu không thống nhất được rõ ràng, cả team sẽ sẽ kết thúc trong một mớ hỗn độn các dữ liệu, định dạng, tiêu đề file với nhiều version khác nhau.

Với cloud, tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ tập trung và mọi người đều có thể nhìn thấy version “chuẩn”. Điều này giúp giảm thiểu những dữ liệu rác, sự sai sót trong việc chọn lọc và lưu trữ dữ liệu.

7. Ứng dụng điện toán đám mây trong an toàn và bảo mật dữ liệu

Khi toàn bộ dữ liệu của bạn được lưu trữ trên cloud, mọi người có thể thiết lập nhiều lớp bảo vệ khác nhau thông qua email, sđt, mật khẩu,… Người dùng cũng có thể xóa dữ liệu từ xa khi tài sản chưa dữ liệu của mình rơi vào tay người khác. 

Ngày nay điện toán đám mây thường được phát triển để phục vụ, bổ trợ cho các hệ thống dữ liệu, đặc biệt là với các mô hình doanh nghiệp ứng dụng dữ liệu lớn vào kinh doanh như tài chính, đầu tư, ngân hàng, ví điện tử, thương mại điện tử, bảo hiểm, các dịch vụ công nghệ như Grab… Để tìm hiểu thêm về các ứng dụng của dữ liệu lớn và vai trò của công nghệ đám mây trong kỷ nguyên số, xem thêm tại:

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…