Trọng điểm triển khai ESG tại châu Á Thái Bình Dương

Trọng tâm triển khai ESG tại châu Á Thái Bình Dương

Hơn bao giờ hết, việc giảm phát thải nhà kính đang là trọng điểm triển khai ESG cho tất cả các doanh nghiệp tại Thái Bình Dương. Bất chấp những nỗ lực giảm thiểu carbon ở những quốc gia trong khu vực này, mục tiêu duy trì một môi trường bền vững và hạn chế nóng lên toàn cầu vẫn đang là thứ gì đó khá xa vời.

Trọng điểm triển khai ESG tại châu á thái bình dương

Trọng điểm triển khai ESG ở châu Á – Thái Bình Dương: Hiệu ứng nhà kính quá lớn

Báo cáo mới nhất từ IPCC của Liên Hợp Quốc bên lề Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập, ngày 15/11 đã đưa ra một cảnh báo quan trọng: chúng ta phải kiểm soát các khí thải khí nhà kính (GHGs) sao cho chúng đạt đỉnh trước năm 2025, sau đó giảm 48% trước 2080 để tránh những tác động không thể hoàn nguyên của biến đổi khí hậu.

Điều này đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho thế giới, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nguyên nhân là vì tỷ lệ khí thải GHGs của khu vực này tăng từ 35% vào năm 2010 lên 39% vào năm 2019, một con số ở mức báo động đỏ. Hơn bao giờ hết, việc xử lý lượng khí thải tại khu vực này đang là ưu tiên hàng đầu.

Những nỗ lực chưa đủ lớn khi thực hành chiến lược ESG… 

Không khó để hiểu rằng việc chuyển đổi đến khí thải net – zero không chỉ giúp hành tinh chúng ta sạch hơn mà còn mang lại lợi ích cho lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ, doanh nghiệp và cả cộng đồng người tiêu dùng ở châu Á Thái Bình Dương vẫn đang “chuyển dịch” khá ì ạch. 

Theo ấn phẩm về báo cáo chỉ số Net Zero các quốc gia của PwC, châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong cuộc đua giảm phát thải carbon. Dẫu vậy, con đường từ giảm phát thải 1,2% như hiện tại tới con số mục tiêu 15,2% mỗi năm vẫn là rất xa. Điều này khiến cho tốc độ giảm khí thải toàn cầu vào năm 2021 chỉ đạt 0.5%, thấp nhất trong hơn 10 năm. Mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Thực trạng triển khai ESG – giảm thiểu hiệu ứng nhà kính của các quốc gia trong khu vực

Thực trạng triển khai ESG tại châu á thái bình dương

Theo PwC, 9 trong số 13 nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã giảm phát thải carbon vào năm 2021, tuy nhiên, chỉ có hai nền kinh tế – New Zealand và Việt Nam – vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). New Zealand giảm cường độ carbon nhiều nhất ở mức 6,7% vào năm 2021, tiếp theo là Malaysia (4,0%), Việt Nam (3,4%) và Australia (3,3%).

Các nền kinh tế có các nỗ lực phù hợp với mục tiêu của mình: Úc, Trung Quốc, Malaysia, New Zealand và Hàn Quốc và có thể bao gồm Thái Lan. Các quốc gia này đã cho thấy sự tiến bộ đáng khích lệ về hướng đi và tốc độ. Hầu hết các quốc gia vẫn tạo ra nhiều khí thải carbon, nhưng đang duy trì động lực phát triển đầy hứa hẹn.

Một số nền kinh tế chưa có các hoạt động nhất quán và chậm trễ trong quá trình giảm phát thải carbon trong thập kỷ vừa qua: Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Với tham vọng và quyết tâm rõ ràng hơn, các quốc gia này có khả năng điều chỉnh lại đúng hướng.

Một số nền kinh tế đang vẫn còn ở khá xa đích đến: Bangladesh, Philippines, Pakistan và Việt Nam. Các nền kinh tế đang phát triển này bắt đầu với cường độ carbon tương đối thấp. Sự phát triển kinh tế của các nước này trong thập kỷ qua được thúc đẩy một phần bởi than đá và đây là những rủi ro lớn nhất khi quốc gia bị mắc kẹt giữa tài nguyên cạn kiệt và biến đổi khí hậu.

Cùng với New Zealand, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Tuy nhiên Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia phụ thuộc vào than đá. Báo cáo cũng phân tích tác động của sự tăng giá và khủng hoảng nguồn cung ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Có thể bạn quan tâm: Báo cáo ESG tại Việt Nam 2023

Cần phải làm gì để thực hành ESG 2023 hiệu quả hơn?

hướng dẫn thực hành esg 2023
Organizations or companies develop carbon credit business virtual screen. Reduce CO2 emissions. Sustainable business development concept.

Có thể nói, vùng châu Á – Thái Bình Dương không thể trì hoãn chuyển đổi nữa. Vì càng trì hoãn sẽ càng gây ra những tác động nghiêm trọng, bao gồm thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu, đe dọa sự ổn định kinh tế và gây thiệt hại cho các cộng đồng. Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, cộng đồng cần tích cực triển khai các chính sách giảm thiểu phát thải, gồm:    

  • Khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, loại bỏ dần sử dụng than đá: Chính phủ cần tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách cung cấp ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, và giảm rào cản cho các dự án năng lượng tái tạo. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nguồn năng lượng sạch và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
  • Chính sách định giá carbon: Định giá carbon là việc áp đặt một trách nhiệm tài chính lên khí thải carbon mà các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra khi sản xuất hoặc sử dụng năng lượng từ nguồn hóa thạch. Khi giá carbon cao hơn, việc sử dụng năng lượng hóa thạch trở nên đắt đỏ hơn, các doanh nghiệp sẽ có động lực thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng các năng lượng tái tạo.
  • Khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và giao thông: Chính phủ có thể đưa ra các quy định và hạn chế về việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp và giao thông. Việc này có thể bao gồm việc đặt mục tiêu về hiệu suất năng lượng cho các ngành và khuyến khích sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
  • Khả năng chuyển đổi công nghiệp: Chính phủ cần xem xét việc hỗ trợ các ngành công nghiệp chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo và các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án chuyển đổi và thiết lập tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.
  • Chính sách về vận tải sạch: Để giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực giao thông, chính phủ có thể xem xét các chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông sạch, như xe điện và xe chạy bằng năng lượng tái tạo. Họ cũng có thể hỗ trợ phát triển hạ tầng sạch cho giao thông công cộng.
  • Chính sách đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển: Chính phủ cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch và tiết kiệm năng lượng. Điều này có thể bao gồm hỗ trợ cho các công ty và tổ chức nghiên cứu phát triển các giải pháp mới và hiệu quả về môi trường.
  • Chính sách giáo dục và tạo nhận thức: Chính phủ cần thúc đẩy giáo dục và tạo nhận thức về biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo trong cộng đồng. Điều này sẽ thúc đẩy sự hỗ trợ từ dưới lên và giúp tạo ra một nền tảng cho những thay đổi cần thiết trong văn hóa và hành vi của người dân.

→ Có thể bạn quan tâm: Scope 3 emissions là gì?

Câu chuyện giảm thải carbon đang chuyển dần từ tham vọng sang hành động. Việc thu hẹp khoảng cách giữa “dự kiến” và “triển khai” các chính sách sẽ là một bước ngoặt để Châu Á – Thái Bình Dương đạt được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về Net Zero. Đây chính là nền tảng mà mọi doanh nghiệp cần thiết để tiến xa trong quá trình triển khai ESG. 

Đưa doanh nghiệp tiến về kỷ nguyên mới: Chương trình thạc sĩ ESG cho cấp quản lý

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…