Làm thế nào để đo lường và quản lý scope 3 emissions (phát thải phạm vi 3) khi triển khai ESG

Cách quản lý và đo lường phát thải phạm vi 3

Để kiểm soát phát thải phạm vị 3 (Scope 3 emissions) khi triển khai ESG điều quan trọng nhất là khả năng đo lường, để từ đó đánh giá được những tác động hay thay đổi trước và sau khi thực hiện chiến lược liên quan. Vậy làm thế nào để quản đo lường và quản lý scope 3 emissions? Cùng SOM tìm hiểu tổng quát qua bài viết dưới đây nhé!

Cách đo lường và quản lý scope 3 emissiona

Cách đo lường scope 3 emissions khi triển khai ESG 2023

Đo lường phát thải phạm vi 3 là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng để định hình chiến lược quản lý khí thải hiệu quả. Dưới đây là các bước chính để thực hiện đo lường phát thải phạm vi 3:

Nắm rõ kiến thức về phát thải nhà kính: 

Một trong những bước đầu tiên mà doanh nghiệp của bạn nên thực hiện là làm quen với Giao thức Khí nhà kính (GHG), một khung chuẩn toàn cầu đã thiết lập các hướng dẫn về việc đo lường và quản lý khí thải trên toàn chuỗi giá trị. Giao thức này giúp doanh nghiệp xác định các lĩnh vực có thể giảm thiểu khí thải hiệu quả. 

Xác định phạm vi phát thải và mục tiêu chiến lược ESG 

Lãnh đạo cần xác định phạm vi quản lý khí thải của doanh nghiệp muốn đo lường: Phát thải của doanh nghiệp đang ở phạm vi toàn cầu, quốc gia hay một khu vực, lãnh thổ? Chuỗi cung ứng cần bao gồm trong quá trình đo lường phát thải phạm vi 3 gồm những gì? 

Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng về phạm vi đo lường sẽ giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu và tính toán phát thải một cách hiệu quả và tối ưu chi phí. 

Xác định các danh mục phát thải Phạm vi 3: 

Tiếp theo, cần xác định các danh mục cụ thể của phát thải phạm vi 3 mà doanh nghiệp cần theo dõi. Có tổng cộng 15 danh mục phát thải phạm vi 3, trong cả 2 giai đoạn upstream (Quá trình nhận dòng nguyên liệu/thành phần từ các nhà cung cấp) và Downstream (quá trình phân phối thành phẩm cho khách hàng cuối cùng). 

Bạn cần xác định số liệu nào trong 15 hạng mục phát thải này sẽ thật sự có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tốt nhất là nên làm việc với một kiểm toán viên độc lập để xác định sức khí thải tối thiểu khiến bạn cần lưu tâm trong mỗi hạng (thường là một phần trăm của tổng lượng khí thải). Trong một số trường hợp, một danh mục khí thải có thể không có ý nghĩa hoặc không áp dụng. Việc này giúp loại trừ các hạng mục không cần thiết, tập trung nhiều tài nguyên vào danh mục phát thải quan trọng nhất với doanh nghiệp/ngành hàng của bạn.

→ Có thể bạn quan tâm: Scope 3 emissions là gì? 

Thu thập dữ liệu: 

cach do luong va quan ly phat thai pham vi 3

Khi đã xác định được hạng mục cần lưu tâm, doanh nghiệp thu thập dữ liệu về các hoạt động liên quan đến các danh mục phát thải. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về mua sắm hàng hóa và dịch vụ, vận chuyển, chuyến công tác kinh doanh của nhân viên, và các thông số liên quan đến sử dụng và xử lý sản phẩm,…

Xác định phương pháp đo lường: 

Xác định phương pháp đo lường cho từng danh mục phát thải. Có một số phương pháp khác nhau để tính toán phát thải, bao gồm phương pháp dựa trên dữ liệu từ nhà cung cấp, phương pháp dựa trên dữ liệu trung bình ngành, và phương pháp dựa trên giá trị kinh tế.

Tính toán phát thải: 

Lúc này, các chuyên gia bắt đầu sử dụng dữ liệu và phương pháp đo lường đã xác định, tính toán phát thải cho từng danh mục phát thải. Khâu này còn có thể bao gồm cả việc áp dụng các hệ số chuyển đổi và phân loại dữ liệu dựa trên tiêu chuẩn và phương pháp đo lường.

Xác minh và báo cáo hiệu quả giảm thiểu phát thải  

Xác minh tính chính xác và độ hoàn thiện của dữ liệu đã thu thập và tính toán. Doanh nghiệp cần sử dụng những công cụ chuyên nghiệp để hoàn thiện báo cáo về phát thải phạm vi 3, bao gồm thông tin chi tiết về từng danh mục phát thải và các số liệu cụ thể.

Hiểu và đánh giá kết quả chiến lược giảm thiểu phát thải và chiến lược ESG nói chung

Phân tích kết quả đo lường phát thải phạm vi 3 để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và xu hướng phát thải của doanh nghiệp. Đánh giá các kết quả này để xác định các cơ hội giảm thiểu khí thải và thiết lập mục tiêu và chiến lược phát triển tương lai.

Liên tục cải tiến chiến lược ESG và giảm thiểu phát thải phạm vi 3

Quá trình đo lường phát thải phạm vi 3 là một hành trình liên tục. Doanh nghiệp cần liên tục cải tiến phương pháp, thu thập dữ liệu chính xác hơn và tìm cách giảm thiểu khí thải một cách hiệu quả.

Cách quản lý phạm vi khí thải 3 hiệu quả trong chiến lược ESG 2023

cach do luong scope 3 emissions

Vì lượng phát thải ở mỗi công ty đến từ những nguyên do khác nhau, không có một phương pháp quản lý phát thải nào để dùng chung cho mọi doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu gốc rễ vấn đề, đưa ra chiến lược phù hợp trong từng tình huống. Nhìn chung, một chiến lược xử lý phát thải phạm vi 3 hiệu quả thường có những lưu ý sau:

Thu thập ý kiến toàn doanh nghiệp để xác định bao quát vấn đề: 

Để xác định được cách giải quyết khí thải hiệu quả, doanh nghiệp nên “trao đổi” ý kiến với nhau ở quy mô lớn, tức là tập hợp nhân lực đầy đủ để đúc kết vấn đề. Khi xem xét ý kiến toàn bộ nhân viên, ở tất cả các khâu, doanh nghiệp sẽ xác định được lượng lớn khí thải đến từ đâu và phát triển mục tiêu để giảm lượng khí thải này. 

Xác định mục tiêu quản lý: 

Có thể chọn một mục tiêu duy nhất cho việc giảm khí thải Phạm vi 1, Phạm vi 2 và Phạm vi 3, hoặc từng mục tiêu cho từng phạm vi. Nếu cam kết làm theo các tiêu chuẩn của SBTi (Science Based Target Initiative’s Net Zero Standard), doanh nghiệp cần đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và tuân thủ các khung thời gian cụ thể. Chẳng hạn, mục tiêu dài hạn phải đáp ứng trước năm 2050 hoặc sớm hơn và bao gồm 95% khí thải Phạm vi 3. Dù mục tiêu là gì, công ty cần chọn năm cơ sở và thời hạn hoàn thành để theo dõi tiến trình.

Lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu: 

Có nhiều phương án cho việc giảm khí thải, và lựa chọn đúng con đường sẽ giúp định hình các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách hiểu biết.

Làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp: 

Các công ty cần xem xét lại quy trình nội bộ và tương tác với nhà cung cấp về cơ hội giảm thiểu khí thải. Thông thường, sẽ có một số cái tên “đặc biệt” gây ra phần lớn lượng phát thải phạm vi 3. Doanh nghiệp nên tương tác khéo léo với họ để cùng xây dựng chiến lược tạo ra hoạt động xanh hơn. Các hoạt động đề xuất thường bao gồm:

  • Chia sẻ kiến thức và tài nguyên về nỗ lực khử carbon.
  • Đào tạo và nâng cao năng lực cho nhà cung cấp về khử carbon.
  • Áp dụng quy trình mua sắm bao gồm báo cáo khí carbon và giảm khí carbon.
  • Khi nhà cung cấp đạt được mục tiêu khí thải, công ty có thể thể hiện sự công nhận.
  • Có điều khoản liên quan đến tính toán và chia sẻ khí thải trong hợp đồng, có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng khi nhà cung cấp không tuân thủ.

Triển khai chiến lược “Khử carbon” toàn diện khi thực hành chiến lược ESG 

Nhìn chung, các công ty đều có thể thực hiện những hoạt động giảm thiểu Carbon trong suốt quy trình vận hành của mình. Thông thường, ban lãnh đạo nên xem xét và cải thiện lượng khí thải trong các hoạt động sau: 

  • Quản lý quá trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ: Ưu tiên sản phẩm có nồng độ tái chế cao và hợp tác với nhà cung cấp để xây dựng mục tiêu khí thải riêng cho họ.
  • Vận chuyển và phân phối ngược dòng: Lựa chọn nhà cung cấp cải thiện hệ thống vận chuyển, sử dụng nhiên liệu ít hơn và giảm quãng đường, và sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu.
  • Xem xét quá trình đi lại của nhân viên: Áp dụng chính sách làm việc từ xa và khuyến khích nhân viên sử dụng các phương tiện khác thay vì ô tô cá nhân.
  • Tối ưu việc sử dụng sản phẩm bán: Thiết kế sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn sử dụng.
  • Xử lý cuối vòng đời của sản phẩm: Tạo nhận thức cho người tiêu dùng về cách xử lý cuối vòng đời đúng cách và thiết kế sản phẩm để tái sử dụng hoặc tái chế.

Nhìn chung, quá trình đo lường phát thải phạm vi 3 đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, khảo sát, cam kết và hợp tác từ tất cả các bên liên quan. Để thực hiện được những mục tiêu này, gồm lãnh đạo, quản lý phòng ban, nhân viên và tất cả những nhà cung cấp nguyên vật liệu phải liên tục rà soát và cải thiện thói quen, quy trình của mình. 

Tuy nhiên, đền đáp lại công sức bỏ ra chính là một môi trường sạch hơn, sự thành công trong những mục tiêu chiến lược ESG và quan trọng nhất, những cải thiện trong hình ảnh và thị phần doanh nghiệp! Vì vậy, không chỉ là những tập đoàn toàn cầu, nhiều lãnh đạo, quản lý và doanh nghiệp Việt đã bước đầu thu thập kiến thức và nguồn lực để cho những ngòi nổ đầu tiên của việc giảm thiểu phạm vi phát thải 3 

Có thể bạn quan tâm: Chương trình thạc sĩ ESG cho nhà quản lý 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…