Các ESG framework phù hợp cho ngành thực phẩm

Esg framework

Các bộ tiêu chuẩn ESG (ESG Framework) đang ngày càng đa dạng và hoàn thiện nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc chọn lựa bộ tiêu chuẩn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch các hoạt động và hiệu quả triển khai ESG của họ, từ đó thu hút nguồn vốn và sự tin tưởng của nhà đầu tư, người tiêu dùng và các tổ chức liên quan. 

Nếu vẫn đang phân vân trước vô vàng lựa chọn, dưới đây là 4 bộ tiêu chuẩn ESG phù hợp nhất cho các doanh nghiệp F&B. Cùng tham khảo để chọn ra bộ tiêu chuẩn đúng đắn nhất cho doanh nghiệp nhé!

ESG framework cho ngành thực phẩm

Các bộ tiêu chuẩn ESG (ESG framwork) tiêu biểu nhất

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp F&B trên thế giới đang lựa chọn giữa 4 bộ tiêu chuẩn ESG sau đây:

  • GRI – Global Reporting Initiative
  • SASB – Sustainability Accounting Standards Board
  • CDP-  Climate Disclosure Project 
  • TCFD – Task Force on Climate-Related Financial Disclosures

Bộ tiêu chuẩn ESG (ESG framework) GRI | Global Reporting Initiative

ESG Framework GRI

GRI là tiêu chuẩn bền vững doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới. Đây cũng là Framework tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất cho việc báo cáo ESG, không chỉ cho mảng F&B mà còn rất nhiều ngành hàng khác.

Phạm vi thông tin: 

GRI cung cấp cho các tổ chức báo cáo một khung tổ chức nguyên tắc toàn diện, đi sâu vào các hoạt động kinh tế, môi trường, và xã hội của một tập đoàn và đo lường sự đóng góp về bền vững của tập đoàn đó, cho dù là tích cực hoặc tiêu cực. Nó cũng xem xét tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức đối với các bên liên quan chính. 

Các nguyên tắc của GRI giúp các công ty chọn ra các “chủ đề quan trọng” thật sự có tác động để báo cáo. Mỗi tiêu chuẩn cụ thể về từng chủ đề của GRI đều bao gồm các thông tin bắt buộc và thông tin được đề xuất.

Mức độ ứng dụng GRI trong chiến lược ESG

Trong ngành Thực phẩm & Đồ uống, việc thấy các nhà bán lẻ và nhà sản xuất lớn bao gồm chỉ số GRI ở cuối báo cáo bền vững hàng năm của họ không phải là điều hiếm. Nhiều công ty sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bước đệm cho các tiêu chuẩn báo cáo ESG khác. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm Xuất sắc về Bền vững, có 60% trong số 10 công ty thực hiện tốt nhất về ESG sử dụng Tiêu chuẩn GRI.

Bộ tiêu chuẩn ESG (ESG framework) SASB | Sustainability Accounting Standards Board

ESG framework SASB

Framework SASB được thiết kế để giúp các nhà đầu tư truy cập vào dữ liệu nhất quán và chính xác của doanh nghiệp, từ đó so sánh và đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý tài sản phù hợp. 

Phạm vi thông tin: 

SASB có thể được sử dụng cho 77 ngành, trong 11 lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn SASB cho phép doanh nghiệp xác định, quản lý và truyền thông thông tin về bền vững có tính tài chính tới các nhà đầu tư của họ. Mỗi tiêu chuẩn xác định một tập con của các vấn đề về bền vững có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính và giá trị doanh nghiệp dài hạn của một công ty điển hình trong một ngành.

Trung bình, mỗi tiêu chuẩn bao gồm sáu chủ đề để báo cáo và 13 chỉ số kế toán. Mỗi tiêu chuẩn cũng bao gồm giao thức kỹ thuật để tổng hợp dữ liệu và các chỉ số hoạt động cho việc chuẩn hóa. Khoảng 75% các chỉ số kế toán trong Tiêu chuẩn SASB là có tính số học.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về tiêu chuẩn SASB (Sustainability Accounting Standards Board)

Mức độ ứng dụng SASB khi triển khai ESG

Với SASB, bạn có khả năng đi sâu vào thông tin cụ thể cho từng ngành dưới góc độ tài chính. Đây là lý do tại sao tiêu chuẩn này thường được yêu cầu bởi các tổ chức tài chính liên quan đến việc huy động vốn và hoạt động M&A (Mergers and Acquisitions). Thông thường, các báo cáo SASB sẽ được đính kèm trong báo cáo bền vững hàng năm, hoặc được liệt kê là các báo cáo riêng biệt trên trang web của công ty.

Bộ tiêu chuẩn ESG (ESG framework) CDP | Climate Disclosure Project

Tiêu chuẩn ESG CDP

CDP là khung báo cáo phổ biến thường được sử dụng để thống kê thông tin về môi trường cho các bên liên quan, bao gồm nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên,….

Phạm vi thông tin:

CDP tập trung chủ yếu vào các tác động của biến đổi khí hậu và bao gồm thông tin về lượng khí thải carbon, sự lãng phí nguồn nước và mức độ tàn phá rừng. Bộ tiêu chuẩn này thu thập thông tin thông qua các báo cáo hàng năm của công ty, từ đó đánh giá các công ty dựa trên tính minh bạch và mức độ hành động vì môi trường của họ. 

Tiêu chuẩn CDP lưu trữ dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu mở – nơi được khẳng định là bộ sưu tập dữ liệu về môi trường phong phú nhất trên thế giới. Tùy vào mục đích mà công ty có thể giữ bí mật hoặc công khai một vài tệp dữ liệu của mình.

Mức độ ứng dụng khi triển khai ESG 2023

Ngày càng nhiều các công ty bán lẻ lớn và dịch vụ thực phẩm yêu cầu bộ tiêu chuẩn CDP từ doanh nghiệp. Hơn 200 công ty trên khắp thế giới sử dụng chương trình chuỗi cung ứng của CDP để thu thập thông tin môi trường có liên quan và so sánh chất lượng các nhà cung ứng. Do đó, CDP đang trở thành một công cụ cho các nhà bán lẻ lớn để hạn chế tác động từ chuỗi cung ứng và cải thiện hình ảnh.

Bộ tiêu chuẩn ESG (ESG framework) TCFD | Task Force on Climate-Related Financial Disclosures

TCFD là bộ tiêu chuẩn được tạo ra bởi tổ chức Financial Stability Board. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn này gắn liền với mục tiêu nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu và rủi ro nó tạo ra cho ngành tài chính toàn cầu.

Phạm vi thông tin

TCFD là một khung hướng dẫn để giúp các công ty tiết lộ rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu cho các nhà đầu tư, người cho vay và bảo hiểm. TCFD bao gồm 11 chủ đề chính, chia thành bốn nội dung cốt lõi: quản trị, chiến lược, quản lý rủi ro và chỉ tiêu. Bên cạnh mục đích ban đầu là phục vụ riêng các tổ chức tài chính, nó đang dần được các nhà đầu tư đa ngành sử dụng để đánh giá hiệu suất của các danh mục đầu tư của họ.

Mức độ ứng dụng TCFD trong chiến lược ESG

Hiện tại, TCFD phù hợp với các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu. Đơn cử là Coca cola – tập đoàn F&B lớn nhất nhì thế giới cùng các tập đoàn lớn đã niêm yết và giao dịch công khai trên sàn như Nestle và Unilever. Nếu bạn là một công ty nhỏ hoặc vừa quy mô, bạn nên chọn tập trung vào GRI, SASB hoặc CDP vào thời điểm hiện tại. Chỉ có các công ty niêm yết trên sàn cổ phiếu cần chặt chẽ theo dõi kỳ vọng của các nhà đầu tư mới phù hợp với mô hình của TCFD.

Có thể bạn quan tâm: Các bộ tiêu chuẩn ESG (ESG Framework) phổ biến:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…