ESG Framework – phần 1: Tiêu chuẩn SASB (Sustainability Accounting Standards Board)

Tiêu chuẩn kế toán theo ESG framework

ESG mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận những khoản đầu tư lớn và gia nhập thị trường khó tính. Tuy nhiên, các tiêu chí khắt khe của ESG khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít trở ngại, nhất là vấn đề minh bạch tài chính. Trong chuỗi bài viết về ESG Framework, trường SOM-AIT sẽ lần lượt giới thiệu về từng tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới. Trước hết hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn kế toán SASB trong bài viết dưới đây nhé!

Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT khám phá ngay nhé!

Bộ tiêu chuẩn ESG - tiêu chuẩn kế toán  SASB

Tiêu chuẩn kế toán SASB là gì? Mối quan hệ của SASB và bộ tiêu chuẩn ESG là gì? 

SASB là gì?

SASB (Sustainability Accounting Standards Board) là bộ tiêu chuẩn kế toán do hội đồng kế toán phát triển với vai trò như một khung mẫu, hướng dẫn doanh nghiệp thống kê tài chính theo đúng định hướng của ESG

Mối quan hệ của SASB và ESG 

Tiêu chuẩn SASB thể hiện tình hình tài chính thông qua 5 khía cạnh: môi trường, nền tảng xã hội, nguồn nhân lực, mô hình kinh doanh và tính đổi mới của doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo, quản trị. Đây cũng chính là những vấn đề liên quan đến tính bền vững mà doanh nghiệp cần thực hiện khi theo đuổi bộ tiêu chuẩn ESG. 

Một bảng tiêu chuẩn kế toán SASB thường có 6 mục thông tin và 13 chỉ số đo lường quan trọng. Và tổng hợp những số liệu này sẽ vẽ nên bức tranh tài chính tổng thể, chứng minh doanh nghiệp vận hành hiệu quả dựa trên những nguyên tắc của ESG. 

ESG framework

5 khía cạnh bền vững theo định hướng ESG 

Điểm khác biệt của SASB 

SASB được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thực hành ESG vì tập trung vào những chỉ số tài chính quan trọng, giúp doanh nghiệp “phô diễn” năng lực bằng minh chứng rõ ràng. Cụ thể thì phương pháp tiếp cận của SASB tạo ra những điểm khác biệt sau: 

  • Khả dụng trên toàn cầu: SASB chuẩn hóa ngôn ngữ kế toán, giúp nhà đầu tư dễ dàng đọc, hiểu và so sánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp trên toàn giới. Không còn rào cản địa lý, nhà đầu tư/ quỹ đầu tư có thể tin tưởng và rót vốn cho những doanh nghiệp ngoài biên giới châu lục. 
  • Làm nổi bật năng lực tài chính: Đúc kết từ 77 ngành hàng khác nhau, hội đồng chuẩn mực kế toán xác định những số liệu mà nhà đầu tư quan tâm, thực chứng được hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Theo đó, SASB chỉ tập trung vào những con số này giúp cô đọng được thông tin tài chính và tăng khả năng thuyết phục nhà đầu tư. 
  • Diễn giải số liệu dễ hiểu: SASB thống nhất lại trật tự của từng luồng thông tin, nhóm dữ liệu một cách trực quan, dễ hiểu. Sức mạnh dữ liệu tăng lên đôi phần nhờ sự phân hóa rõ ràng này. 
  • Phân tích dựa trên đặc thù của ngành: 5 khía cạnh bền vững kể trên có sự tác động khác nhau lên mỗi ngành hàng. Và tiêu chuẩn kế toán SASB được thiết kế dựa trên tổng hòa được các đặc thù này để doanh nghiệp từ nhiều ngành hàng đều có thể sử dụng. Ngoài ra, với 1 số ngành hàng đặc thù, SASB cũng hướng dẫn điều chỉnh các chỉ số sao cho phù hợp nhất.
  • Đa năng và đa chiều: Hội đồng chuẩn mực kế toán đã tham khảo ý kiến từ nhiều bên như doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia và những đối tượng liên quan khác để xây dựng các chỉ số trong SASB. Từ đó, số liệu tài chính mà doanh nghiệp công bố đáp ứng mong đợi của nhiều nhóm người xem và thể hiện được tổng quan sức khỏe tài chính. 
Bộ tiêu chuẩn kế toán SASB

Minh họa bảng tiêu chuẩn kế toán SASB 

SASB hướng đến lợi ích song phương. Nhà đầu tư tìm thấy doanh nghiệp tiềm năng và doanh nghiệp, nhất là startup, sớm tiếp cận được nguồn vốn. Vậy, doanh nghiệp muốn thống kê tài chính theo tiêu chuẩn SASB nên bắt đầu từ đâu?

Quy trình thực hiện thống kê tài chính theo chuẩn SASB 

Ở mỗi lĩnh vực, bộ tiêu chuẩn ESG có những yêu cầu khác nhau mà doanh nghiệp cần đáp ứng. Thế nên, SASB dù đóng vai trò là khung mẫu nhưng các chỉ số có thể tùy biến điều chỉnh theo từng trường hợp áp dụng. 

Song, công thức chung của quy trình thống kê tài chính theo định hướng SASB sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1. Nghiên cứu những chỉ số tài chính liên quan đến ngành hàng

Doanh nghiệp cần tham khảo tất cả các chỉ số tài chính mà ESG yêu cầu đối với lĩnh vực đang hoạt động. Bước này chính là nền tảng để doanh nghiệp thấy được bức tranh tổng thể và hiểu được mối quan hệ từng chỉ số của SASB. 

Bước 2. Thống kê các chỉ số cần thiết từ ngành hàng và các chuyên gia

Các chỉ số cần thiết sẽ theo tiêu chuẩn SASB sẽ được hệ thống và gửi đến chuyên gia, tổ chức chuyên môn nhằm tham vấn ý kiến. Không phải hoạt động tài chính nào cũng cần công khai, doanh nghiệp cần tham khảo từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong ngành và chuyên gia để vừa kê khai đúng số liệu vừa làm nổi bật thông tin nhà đầu tư quan tâm. 

Bước 3. Kiểm tra các chỉ số báo cáo.

Báo cáo kê tài chính theo tiêu chuẩn SASB sau khi được tham vấn từ các bên cần được kiểm tra, chọn lọc lại. Khi thực hiện bước này, bản báo cáo đã dần hoàn thiện và cần được rà soát cẩn thận tính chính xác của từng chỉ số.   

Bước 4. Phát hành bản nháp

Doanh nghiệp cần phát hành bản nháp để các bên liên quan như nội bộ, chuyên gia đóng góp và phản hồi ý kiến. Từ đó, bản tiêu chuẩn kế toán có thêm cơ sở để điều chỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả các bên. 

Bước 5. Điều chỉnh và phê duyệt

Bản nháp sẽ được điều chỉnh theo góp trên các góp ý bên trên. Sau cùng, bản hoàn thiện sẽ được công bố chính thức đến các đơn vị đánh giá năng lực thực hành ESG và các kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp để nhà đầu tư, nội bố và công chúng đều có thể lấy thông tin. 

Nhưng yêu cầu về minh bạch tài chính của ESG giống như “vũ môn” đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp giàu tiềm năng nhưng mãi loay hoay, không biết cách làm nổi bật trong thống kê tài chính. Với khung mẫu và quy trình rõ ràng, SASB chính là lời lời giải cho những bất cập này. 

Tiêu chuẩn kế toán theo ESG

Việt Nam chính là 1 trong những điểm đến đang tỏa sáng trên bản đồ đầu tư. Nhất là những nhà đầu tư theo khuynh hướng bền vững, muốn hỗ trợ các quốc gia đang phát triển theo kịp xu hướng vận hành và sản xuất có trách nhiệm hơn. Và các báo cáo tài chính chính là điểm chạm đầu tiên, là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. 

Trường SOM-AIT mong rằng những thông tin về SASB sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn trong quá trình công khai tài chính và thuyết phục được những nhà đầu tư thiên thần!

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…