MBO là gì? Làm sao áp dụng MBO một cách hiệu quả nhất trong doanh nghiệp? Hãy cùng trường quản lý SOM đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp MBO là gì?
MBO là quản trị mục tiêu, được viết tắt từ cụm Management By Objectives trong tiếng Anh. Đây là một cách thức quản lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua việc các mục tiêu đặt ra ban đầu. Hiểu một cách đơn giản đó là doanh nghiệp sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể, phổ biến đến tất cả nhân sự để cùng nhau thực hiện và kết quả sẽ được so sánh với mục tiêu ban đầu để biết được mức độ hiệu quả thực tế.
Một số ví dụ của MBO trong thực tế như sau:
Ví dụ về MBO trong doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp muốn tăng 20% thị phần trong 1 năm tớI
- Mục tiêu lợi nhuận trong quý III là 500.000$
- Phát triển sản phẩm mới và thu được lợi nhuận cho dòng sản phẩm này trong vòng 1 năm
Ví dụ về MBO trong bộ phận bán hàng :
- Bộ phần bán hàng cần đẩy mạnh doanh thu ở khu vực miền Nam tăng 50%
- 100 khách hàng đăng ký thành công sản phẩm mới mỗi tháng
- Giá trị đơn mua trung binh cần đạt là 2.000$/ đơn
Ví dụ về MBO trong Marketing
- Gia tăng 30% nhận thức thương hiệu
- Thu được danh sách 1000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng
- Tỷ lệ lượt truy cập vào các trang truyền thông tăng ít nhất 5% mỗi tháng
Ví dụ về MBO trong nhân sự:
- Nhận được 80% đơn đăng ký ứng tuyển trong tổng số đơn cần nhận trong vòng 1 tuần sau khi đăng tin tuyển dụng
- Tổ chức 2 chương trình đào tạo cho bậc quản lý cấp trung chuẩn bị lên cấp cao
- 20% ứng viên đến từ sự giới thiệu của nhân sự trong tổ chức.
Có thể thấy, trong tất cả các bộ phận của doanh nghiệp đều có sự xuất hiện của MBO. Đôi khi các mục tiêu hoạt động độc lập nhưng cũng có khi liên quan chặt chẽ đến nhau như mục tiêu chung của doanh nghiệp sẽ chi phối mục tiêu của tất cả phòng ban chức năng.
Yếu tố trọng tâm khi sử dụng MBO trong quản lý đó là phải giám sát và đánh giá hiệu suất của từng nhân sự trong toàn bộ tiến trình thực hiện công việc. Khi các nhà quản lý theo dõi sát sao và đánh giá sẽ khiến mạch công việc được thực hiện đúng với mục tiêu đã định, nếu có lệch hướng thì cũng có thể sớm nhận biết và khắc phục. Các mục tiêu giống như “kim chỉ Nam” giúp cho nhà quản lý điều hướng tổ chức đi theo để đạt kết quả tốt nhất.
Phương pháp quản trị theo mục tiêu còn đòi hỏi nhà quản lý phải đặt ra những mục tiêu khả thi, các nhân sự thì phải hiểu rõ mục tiêu như tại sao cần đạt mục tiêu này, yêu cầu và tiêu chí đánh giá công việc. Vì chỉ khi tất cả nhân sự cùng hiểu rõ mục tiêu thì mới có thể phối hợp, hoàn thành công việc đúng như mong đợi của nhà quản lý. Thế nên trong nhiều tổ chức, các nhân sự sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xác định mục tiêu ban đầu.
Các nhà quản lý nên quản lý theo mô hình MBO như thế nào là đúng phương pháp? Các nhân sự nên tham gia vào việc thiết lập mục tiêu ở mức độ nào là hợp lý?
Quy trình áp dụng MBO “chuẩn chỉnh” trong quản lý doanh nghiệp
Mô hình quản trị MBO đã xuất hiện từ những năm 1954 và vì được ứng dụng trong nhiều năm, nó đã hình thành nên một quy trình với 6 bước cụ thể để những doanh nghiệp mới cũng có thể nhanh chóng áp dụng vào tổ chức của mình.
Bước 1- Xác định các mục tiêu của tổ chức. Việc xác định mục tiêu phù hợp với năng lực thực tế của tổ chức chính là yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng vì mục tiêu của tổ chức sẽ chi phối tất cả các phòng ban chức năng. Ở bước này, nhà quản lý các cấp cần cùng nhau hội ý, đánh giá lại các kết quả để thống nhất được mục tiêu chung phù hợp nhất.
Bước 2- Xác định mục tiêu của nhân sự. Từ mục tiêu lớn của cả tổ chức, nhà quản lý các cấp sẽ phổ biến với các nhân sự về kế hoạch, kết quả cần đạt được. Khi này, nhà quản lý sẽ giúp các nhân sự hiểu rõ mục tiêu, mong đợi của tổ chức còn các nhân sự có thể đưa ra ý kiến, trao đổi định hướng để cùng xác định mục tiêu phù hợp năng lực từng thành viên.
Bước 3- Liên tục giám sát hiệu suất và tiến độ công việc. Trong quá trình thực thi thì các nhà quản lý cần đối chiếu liên tục mục tiêu đã thống nhất và thực trạng hiệu suất để điều chỉnh tiến độ, thay đổi định hướng nếu cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp vẫn được hoàn thành như dự kiến.
Bước 4- Đánh giá hiệu suất công việc. Đối với phương MBO, việc đánh giá hiệu suất công việc sẽ đến từ nhiều nhà quản lý, các bên liên quan để có được những ý kiến khách quan nhất có thể. Từ việc đánh giá khách quan, hiệu suất công việc sẽ cho thấy được cả những khuyết điểm còn tồn động và những điểm vượt trội để tận dụng phát huy.
Bước 5- Cung cấp phản hồi. Bằng phương pháp quản lý các mục tiêu thì việc phản hồi, rút kinh nghiệm kết quả so với mục tiêu chính là một trong những bước quan trọng nhất. Bước này không những giúp các nhân sự biết được điểm mạnh yếu của mình mà còn là cơ hội để cùng những nhà quản lý thảo luận điều chỉnh, tìm ra định hướng triển khai tốt hơn trong tương lai.
Bước 6- Tổng kết công việc, ghi nhận và khen thưởng. Toàn bộ quá trình triển khai MBO sẽ được tổng kết và nhìn nhận lại để ghi nhận đóng góp, khen thưởng những nhân sự xuất sắc. Không những khuyến khích các nhân sự xuất sắc mà bước này chính là động lực để tất cả các nhân sự nỗ lực cho những mục tiêu tiếp theo, phấn đấu phát huy thế mạnh để hỗ trợ mục tiêu chung của cả tổ chức.
Quản trị theo mục tiêu không đơn giản là đề các mục tiêu và áp đặt lên cả tổ chức mà nó đòi hỏi sự điều phối của nhà quản lý, đóng góp từ quan điểm của các thành viên theo quy trình để MBO phát huy hết công dụng. Vậy lợi ích của MBO là gì khi áp dụng đúng phương pháp? MBO có thật sự tối ưu hơn trong quản trị?
Lợi ích của MBO trong quản trị
Phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO không những đề cao việc cả tổ chức phối hợp nhịp nhàng để đạt hiệu suất tốt mà đề cao việc trao quyền cho các nhân sự. Các thành viên trong tổ chức có cơ hội tham gia đóng góp, phản hồi cùng những nhà quản lý xây dựng cách thức hoàn thành mục tiêu tốt nhất chứ không phải là áp đặt công việc thông thường.
Trong đó, MBO mang đến những lợi ích cụ thể như sau:
- Phân bổ công việc phù hợp năng lực cá nhân của từng nhân sự: MBO tạo điều kiện để các nhân sự tham gia trực tiếp vào việc xác định mục tiêu cho chính họ. Việc trao quyền để các nhân sự phản hồi trước khi triển khai thực thi sẽ giúp cho việc phân bổ được “đúng người, đúng việc”, không áp đặt những công việc quá sức lên các nhân sự không phù hợp, tránh tình trạng bất mãn ở nhân sự và những phát sinh khác khi họ không đủ lực để đạt mục tiêu.
- Đề cao vai trò, sự đóng góp của từng cá thể: Từng thành viên được quyền nói lên những quan điểm cá nhân giúp họ cảm thấy có vai trò quan trọng, được trao quyền và tôn trọng trong quá trình đóng góp cho tổ chức. Như vậy MBO vừa khuyến khuyến khích các nhân sự đóng góp, trung thành cùng tổ chức và tận dụng cả những đóng góp của nhân sự để giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
- Phối hợp nhịp nhàng trong toàn bộ tổ chức: Từ mục tiêu chung của tổ chức cho đến mục tiêu cần hoàn thành của mỗi nhân sự đều được làm rõ trước khi thực thi, khiến nhà quản lý cho đến nhân sự đều nắm rõ được mong đợi của tổ chức, yêu cầu và những việc cần hoàn thành. Khi này, nhà quản trị không những điều phối dễ dàng hơn mà chính các nhân sự cũng đã nắm rõ trách nhiệm của mình để phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.
Nếu như doanh nghiệp không đề ra các mục tiêu cụ thể, giám sát và kiểm soát xuyên suốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng mỗi nhân sự tự thực hiện theo cách riêng của mình, hoặc tính áp đặt quá cao cũng sẽ khiến hiệu suất công việc giảm thiểu. Phương pháp quản trị mục tiêu MBO là lời giải cho tất cả vấn đề này khi vừa giúp doanh nghiệp có được kết quả mong đợi vừa cho nhân sự môi trường làm việc tự chủ, được tôn trọng để phát huy mọi khả năng của mình.
Để nâng cao kỹ năng quản trị, tối ưu kết quả hoạt động cũng như biết cách ứng dụng nhiều mô hình quản lý khác nhau bên cạnh MBO vào tổ chức của mình, bạn có thể tham khảo khóa học Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường quản lý SOM-AIT.
→ Khóa học Thạc sĩ quản trị kinh doanh (EMBA) dành cho quản lý
Hãy để lại thông tin qua form bên dưới, đội ngũ tư vấn của SOM sẽ liên hệ lại để tư vấn lịch học và chương trình học phù hợp nhất với bạn trong thời gian sớm nhất có thể!
Có thể bạn quan tâm: