6 chuyên ngành Thạc sĩ kinh tế cam kết cơ hội việc làm và triển vọng sự nghiệp

6 chuyên ngành nên chọn khi học Thạc sĩ kinh tế

Hơn cả một tấm bằng, Thạc sĩ kinh tế còn là một cánh cửa rộng mở cho tiền đồ sự nghiệp của bạn. Đặc biệt với những nước có kinh tế là ngành trọng điểm, học Thạc sĩ kinh tế sẽ giúp nhân sự thuận lợi tiến đến các vị trí cấp cao, sở hữu mức lương và lộ trình thăng tiến hấp dẫn. Cùng SOM điểm qua 5 chuyên ngành Thạc sĩ kinh tế tiềm năng và những lợi ích của chương trình học này nhé.

Thạc sĩ kinh tế là gì?

Thạc sĩ kinh tế là chương trình cao học cho các cử nhân muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực kinh tế. Nội dung đào tạo thạc sĩ sẽ trải dài từ tổng quan lĩnh vực đến chi tiết từng chuyên ngành: tài chính, kế toán, marketing, kinh doanh… 

Nhưng nhìn chung, khi theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ kinh tế, học viên sẽ được trau dồi song song chuyên môn cấp độ cao và các kỹ năng mềm cần thiết như tư duy phản biện, phân tích, ra quyết định… 

Thạc sĩ kinh tế là gì?

Khối ngành kinh tế luôn có mức độ cạnh tranh việc làm thuộc hàng top thị trường. Do đó, những nhân sự cần tạo cho mình lợi thế khác biệt để thu hút nhà tuyển dụng, đặc biệt quan trọng khi muốn thăng tiến lên các cấp độ quản lý, lãnh đạo. Ngoài ra, với đặc thù ngành kinh tế luôn biến động, các công ty thường đòi hỏi nhân sự phải vừa có kiến thức vững chắc, vừa có kỹ năng, kinh nghiệm đủ đầy. 

Lúc này, các chương trình Thạc sĩ kinh tế chính là giải pháp, giúp học viên vừa nâng cấp background, vừa hoàn thiện toàn diện các yếu tố cần thiết để được ưu tiên tuyển chọn.  

Điều kiện học thạc sĩ kinh tế là gì?

Điều kiện học Thạc sĩ kinh tế sẽ khác nhau tùy vào từng trường, lĩnh vực và mô hình thạc sĩ mà học viên theo đuổi. Trong đó có 2 điều kiện áp dụng phần lớn trong các chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế:

  1. Có bằng cử nhân (đã tốt nghiệp đại học).
  • Đối với nhân sự tốt nghiệp đúng chuyên ngành kinh tế sẽ được thi tuyển sinh Thạc sĩ ngay.
  • Đối với nhân sự tốt nghiệp trái ngành sẽ cần học và thi bổ sung một số môn bắt buộc, ngoài ra phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế.

Tìm hiểu thêm: Điều kiện học thạc sĩ trái ngành là gì?

  1. Thi đậu kỳ tuyển sinh với 3 môn: kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh. Một số nơi có thể miễn thi tiếng Anh nếu học viên có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.

Nên học thạc sĩ ngành nào trong lĩnh vực kinh tế?

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh được đánh giá là con đường phù hợp và thuận lợi, để thăng tiến lên cấp quản lý cho bất kỳ một nhân sự ở lĩnh vực nào. Bởi nội dung đào tạo khá tổng quan, giúp các học viên dễ dàng tiếp thu và dễ hiểu về ngành kinh tế. Đồng thời Thạc sĩ quản trị kinh doanh tập trung nâng cao kỹ năng cần thiết cho cấp quản lý như điều hành, giải quyết vấn đề, phân chia công việc… giúp nhân sự tự tin ứng tuyển các vị trí chủ chốt.

Nên học thạc sĩ ngành nào trong lĩnh vực kinh tế?

Bên cạnh CEO, cấp quản lý, chứng chỉ Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh còn giúp học viên trở thành những giảng viên chuyên nghiệp. Giờ đây, bạn sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giảng dạy, truyền đạt cho lớp sau tại các workshop, hội thảo, đại học…

4 chương trình thạc sĩ MBA phổ biến và cách lựa chọn khóa học phù hợp

Thạc sĩ Marketing

Marketing là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo, năng động và đổi mới liên tục. Bởi thế, nhân sự ngành này cần có một nền tảng tốt và sâu rộng để thích ứng linh hoạt với mọi biến đổi. Và tấm bằng Thạc sĩ Marketing sẽ giúp học viên trau dồi toàn diện kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan.

Ngoài ra, hiện nay dường như tất cả công ty đều cần một đội ngũ Marketing bài bản, được dẫn dắt bởi lãnh đạo có chuyên môn cao. Do đó, sở hữu chứng chỉ Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Marketing sẽ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ. Nhân sự có thể ứng tuyển vị trí Marketing cấp cao cho mọi quy mô công ty, cả trong nước và quốc tế.

Thạc sĩ Tài chính

Tính đến hiện nay, Thạc sĩ Tài chính vẫn là nhóm ngành hot được các nhân sự đầu tư phát triển. Với lợi ích sâu rộng mà chương trình học mang lại (nguyên lý tài chính, hoạt động thị trường, giải pháp quản lý rủi ro thực tế, thẩm định…), học viên có thể lựa chọn nhiều hướng để thăng tiến sự nghiệp của mình. 

Thạc sĩ kinh tế gồm những chuyên ngành nào

Từ các lĩnh vực cụ thể như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… đến các hoạt động freelancer cho các tập đoàn, công ty đa ngành nghề, học viên Thạc sĩ tài chính đều có thể ứng tuyển và phát triển.

Một số chức danh mà tấm bằng Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính sẽ giúp nhân sự đạt được: Tư vấn/Cố vấn tài chính, Chuyên viên phân tích tài chính, Kiểm toán viên… Đây đều là những vị trí có mức lương khủng mà doanh nghiệp luôn ưu ái.

Thạc sĩ phân tích kinh doanh

Đây là là một lĩnh vực mới đang trở thành xu hướng mới trong những năm gần đây khi doanh nghiệp lúc nào cũng trong tình trạng ‘khát nhân sự’. Đồng thời với làn sóng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, ‘4.0 hóa’ gần như mọi lĩnh vực khiến việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu ngày càng phổ biến hơn, đây sẽ là một hướng đi mới dành cho:

  • Các nhân sự có thâm niên trong kinh doanh, định hướng sự nghiệp theo con đường business analyst hay business intelligence
  • Các nhân sự xuất thân từ ngành khoa học dữ liệu, công nghệ
  • Các nhân sự có công việc liên quan tới con số – chẳng hạn tài chính, kiểm toán, ngân hàng, thậm chí cả các chuyên ngành nghiên cứu khoa học

→  Chi tiết chương trình: Thạc sĩ phân tích kinh doanh

Thạc sĩ Kế toán

Để thông suốt nguồn thu – chi và tối ưu hóa ngân sách, kế toán là một vị trí mà bất kể ngành công nghiệp nào cũng cần. Và các chuyên gia kế toán lại càng được ‘khao khát’ hơn nữa. Bởi thế, với nghiệp vụ sẵn có cùng kiến thức cấp cao mà chương trình Thạc sĩ Kế toán mang lại, học viên ắt hẳn sẽ trở thành top ứng viên được thị trường săn đón.

chuyên ngành đào tạo thạc sĩ kinh tế

Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kế toán, nhân sự sẽ trở nên thành thạo, chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm trong quá trình phát hiện, xử lý, đổi mới, phát triển kế toán – kiểm toán tại cơ quan. Bên cạnh đó, hiểu biết pháp luật và nền tảng công nghệ cũng sẽ được trau dồi trong chương trình này.

Các cơ hội hấp dẫn với nhân sự có bằng Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kế toán bao gồm: Trưởng kiểm toán, Lãnh đạo công tác kế toán, Chuyên gia cải tiến, Giảng viên, Chuyên gia hướng dẫn thực hành…

Thạc sĩ Quản lý dự án

Như tên gọi, Thạc sĩ Quản lý dự án sẽ hỗ trợ những nhân sự thăng tiến thành chuyên gia trong việc quản lý các dự án logistics, xây dựng, quảng cáo, chuỗi cung ứng… Bên cạnh các kỹ năng yêu cầu riêng cho từng lĩnh vực, nhân sự có bằng Thạc sĩ quản lý dự án sẽ thành thạo kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức, khởi xướng, phân công nhân sự/đầu việc… 

Hiện nay có rất nhiều nơi đào tạo Thạc sĩ kinh tế chất lượng trong nước và quốc tế. Tùy vào nhu cầu, mục tiêu, tài chính… học viên có thể chọn cho mình chuyên ngành và trường học phù hợp. Ngoài ra, hình thức học (nội địa, liên kết, du học) cũng là một yếu tố cần quan tâm để có được quá trình học lý tưởng nhất.

Nếu bạn đang có dự định học Thạc sĩ quản trị kinh doanh: So sánh MBA du học và MBA liên kết quốc tế học tại Việt Nam.

Trong trường hợp cần tư vấn chọn ngành và chi tiết các điều kiện cho khóa Thạc sĩ kinh tế, mời bạn cung cấp thông tin ở form bên dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ tư vấn tận tình nhé.

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…