Công nghệ bền vững: 3 vai trò của công nghệ trong triển khai ESG

ứng dụng công nghệ bền vững vào esg

Công nghệ bền vững (Sustainable IT) là nền tảng cho cả một hệ thống các giải pháp số hóa trong khâu triển khai ESG (các mục tiêu về Môi trường, Xã hội và Quản trị). Tác động của công nghệ bền vững chủ yếu nằm ở ba lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp: hoạt động IT nội bộ, quy trình vận hành của doanh nghiệp và sự ủng hộ của khách hàng cho sản phẩm. Cụ thể thế nào, bài viết sau sẽ giải thích giúp bạn.

Công nghệ bền vững

Tác động của công nghệ đến hoạt động IT nội bộ khi triển khai ESG

Ứng dụng công nghệ bền vững đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ khi chọn sử dụng công cụ, phần cứng hay hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ công nghệ nào. Điều này giúp doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu ESG của mình bằng cách tối ưu sản phẩm đầu ra mà vẫn đảm bảo tối thiểu nguồn tài nguyên cần sử dụng. 

Cụ thể, nhiệm vụ của Công nghệ bền vững lúc này sẽ bao gồm việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính phạm vi 2 và 3. Đây là các phát thải gián tiếp liên quan đến điện năng sử dụng bởi các ứng dụng công nghệ (IT) và phát thải ngoài sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp (như carbon gắn với IT đã bị loại bỏ). 

Ngoài ra, việc cân nhắc sử dụng Công nghệ nào để tạo ra thành phẩm cũng phải dựa trên các vấn đề quan trọng khác như quyền con người và sự minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Xu hướng công nghệ bền vững thường bao gồm việc tích hợp các mục tiêu bền vững vào việc chọn lọc các tài sản công nghệ. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng robot để tái chế tài nguyên, hoặc giao việc vận hành hệ thống IT của tổ chức cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ bền vững, chẳng hạn như các nhà cung cấp đám mây siêu điện toán (hyperscale Cloud Computing). 

Ngoài ra, lợi ích từ công nghệ bền vững còn trải dài lên vấn đề tài chính doanh nghiệp nhờ vào việc việc tái chế và tối ưu hóa tài nguyên. 

Tác động của công nghệ đến quy trình vận hành của doanh nghiệp trong chiến lược ESG

tác động của ứng dụng công nghệ bền vững trong esg

Sự kết hợp của công nghệ bền vững trong hoạt động doanh nghiệp có tác động tích cực lên quy trình hoạt động của tổ chức. Dưới đây là một số cách công nghệ bền vững ảnh hưởng đến quy trình vận hành của doanh nghiệp:

Đầu tư vào Tự động hóa trong chiến lược ESG

Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để tự động hóa các công việc mà trước đây yêu cầu sự can thiệp của con người, đặc biệt là các hoạt động tài nguyên tốn kém. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hệ thống tự động để quản lý năng lượng hoặc tối ưu hóa sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên khi triển khai ESG

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu sự tham gia của con người vào những công việc đòi hỏi sự duy chuyển, họp hành,.. Chúng giúp doanh nghiệp vận hành với lượng tác động môi trường thấp nhất mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là một nhánh của trí tuệ nhân tạo tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người. Việc Xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích dữ liệu có thể giúp dự đoán tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh doanh của tổ chức. Nhờ vậy mà tổ chức ứng phó với thay đổi khí hậu kịp thời và hiệu quả hơn và cải thiện hiệu suất triển khai ESG đáng kể.

Phân tích dữ liệu cao cấp để thu thập thông tin hiệu suất thời gian thực (real-time performance analysis):

Việc thu thập và xử lý dữ liệu tức thời giúp tổ chức xác định và giải quyết vấn đề ngay khi chúng xảy ra, từ đó cải thiện hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên đáng kể.

Ứng dụng điện toán đám mây trong chiến lược ESG

Dịch vụ đám mây có thể được sử dụng để đạt được lợi ích bền vững trong hệ thống kinh tế, môi trường và xã hội. Tính co giãn của các mô hình dịch vụ đám mây cho phép tổ chức sử dụng chỉ những gì họ cần, tăng sử dụng tài nguyên chung và giảm thiểu tác động môi trường.

Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ đám mây còn giúp tối giản quy trình làm việc và cho phép nhân viên làm việc từ xa. Điều này giúp giảm thiểu việc di chuyển không cần thiết và tiêu thụ năng lượng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc hiệu quả từ xa, đóng góp vào mục tiêu bền vững của tổ chức.

Các ứng dụng quản lý, báo cáo hiệu quả khi thực hành ESG

Các phần mềm quản lý khí nhà kính (GHG) giúp thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo dữ liệu về phát thải khí nhà kính trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai trên cả ba phạm vi (phát thải trực tiếp, phát thải gián tiếp và phát thải không cụ thể). 

Các giải pháp này cho phép doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ báo cáo đồng thời cung cấp thông tin để thúc đẩy việc cải thiện hiệu suất về phát thải. Chúng cũng hỗ trợ kế hoạch, dự báo và tối ưu hóa danh mục dự án.

Không chỉ là GHG, còn có nhiều ứng dụng bền vững của nhà cung cấp giúp các công ty thu thập và đánh giá hiệu suất chung của toàn chiến lược ESG tại doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 phần mềm ESG được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Ứng dụng Blockchain khi triển khai ESG

Blockchain là chuỗi cung ứng có thể bảo vệ, xác minh và theo dõi các giao dịch; ví dụ, để đảm bảo nguồn cung ứng đạo đức.

Tóm lại, việc ứng dụng thông minh những công nghệ trên sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả các hoạt động mang tính bền vững. Từ đó, tổ chức sẽ tăng hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Vì thế, khi triển khai ESG, việc chọn lọc và đầu tư vào bất cứ công nghệ nào cũng phải được suy xét dựa trên mục tiêu ESG của tổ chức.

Tác động của công nghệ bền vững đến hành vi của khách hàng muốn thực hành ESG

Ứng dụng công nghệ vào esg

Việc ứng dụng Công nghệ theo hướng bền vững là cơ hội để bạn thu hút sự ủng hộ của khách hàng đối với sản phẩm của mình: Công nghệ giúp tạo ra sản phẩm với tác động tối thiểu tới môi trường, và công nghệ tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện những mục tiêu bền vững của họ.

Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu biết rõ về các ưu tiên chính của khách hàng, hiểu được mâu thuẫn trong quyết định mua hàng của họ và biết cách cân đối chúng.

Ví dụ, khách hàng có thể không sẵn lòng mua một sản phẩm với giá thành cao hơn chỉ vì chúng gắn mác “bền vững”. Để giải quyết điều này, doanh nghiệp có thể truyền thông để khách hàng hiểu rằng quyết định mua và dùng sản phẩm của họ sẽ đóng góp vào môi trường, xã hội như thế nào: 

  • Những công nghệ nào được ứng dụng để tạo ra sản phẩm?
  • Tại sao các sản phẩm bền vững lại có giá thành nhỉnh hơn? 
  • Cần đảm bảo cho khách hàng hiểu được quyết định mua của họ là hoàn toàn xứng đáng, và họ đang có cơ hội để thực hiện mục tiêu sống bền vững thông qua việc tin tưởng doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra các cơ hội cho khách hàng tham gia vào các hoạt động bền vững khi triển khai ESG, như chương trình tái chế hoặc ủng hộ các dự án xã hội. Việc này giúp thúc đẩy sự tham gia của khách hàng vào các mục tiêu bền vững của họ và tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn giữa tổ chức và khách hàng.

Tóm lại, công nghệ bền vững là một yếu tố quan trọng trong công cuộc triển khai ESG cho doanh nghiệp lẫn khách hàng của họ. Hãy xem xét kỹ lưỡng và đừng ngại đầu tư vào những công nghệ sẽ thúc đẩy tính bền vững của hoạt động doanh nghiệp trong tương lai. Những ứng dụng này có thể là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh và chinh phục thêm nhiều hàng triệu khách hàng đấy.

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…