Có nên kinh doanh khởi nghiệp công nghệ hay không? Cần chuẩn bị những gì để tối đa xác suất thành công?   

có nên startup công nghệ không

Cách mạng 4.0 lên ngôi cùng sự tác động từ Covid-19 vừa qua đã phần nào thúc đẩy các dự án kinh doanh khởi nghiệp công nghệ bùng nổ. Tuy nhiên, tham gia vào làn sóng này có phải là một bước đi đúng đắn? Để gia tăng tỉ lệ thành công, các lãnh đạo startup cần chú ý và chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây của SOM sẽ giúp bạn đọc giải đáp nhé.

Khởi nghiệp công nghệ nên hay không?

Khởi nghiệp công nghệ nên hay không?

Khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Điển hình nhất là thói quen sử dụng và tâm lý ‘bắt trend’ với các sản phẩm/dịch vụ công nghệ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Điều này mở ra nhiều cánh cửa cơ hội, đặc biệt là các phần mảng B2C mà nếu tận dụng đúng thời cơ và tấn công đúng thị trường, startup công nghệ luôn có nhiều không gian để khai phá.

Các phân mảng B2B cũng là mảnh đất ‘béo bở’ cho các starup công nghệ lớn. Trước làn sóng chuyển đối số mạnh mẽ hiện nay, các giải pháp công nghệ hỗ trợ quản lý, vận hành, tháo gỡ nút thắt và tối đa hiệu quả kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp đưa vào ứng dụng bước đầu. Nếu tiếp cận được họ vào giai đoạn này, đây sẽ là bước đệm lý tưởng để scale-up trong tương lai khi việc số hóa kinh doanh trở nên quyết liệt hơn.

Tuy nhiên, khởi nghiệp công nghệ cũng là lĩnh vực tồn đọng không ít khó khăn so với với các phân mảng startup khác. Ví dụ như về vốn, năng lực chuyên môn, cơ sở hạ tầng… và đặc biệt sự cạnh tranh vô cùng lớn từ hệ quả của xu hướng. Lúc này trọng tâm không chỉ là những sản phẩm đột phá, ấn tượng mà là làm thế nào để ‘kiếm được tiền’, tìm được chỗ đứng trên thị trường, gọi được vốn và không bị thâu tóm, ‘copy dễ dàng’ từ đối thủ.

Bởi vậy việc lựa chọn thị trường và mô hình khởi nghiệp phù hợp luôn là một trong những bước đầu vô cùng quan trọng. Thay vì chú trọng vào sản phẩm, hãy xác định được nhu cầu. Nhiều startup thành công khi phát triển để đấu nối với các nhu cầu lớn như ‘ví điện tử’.  Nhiều startup công nghệ lại tạo ra sự đột phá mới từ việc ‘tái xác lập’ mô hình kinh doanh truyền thống – chẳng hạn bán các dịch vụ SaaS thay vì bán một phần mềm lớn, cồng kềnh.. 

Lợi ích sẽ luôn đi kèm rủi ro. Có nên lập startup công nghệ hay không phụ thuộc vào độ tâm huyết, sáng tạo, logic công nghệ, tư duy kinh doanh của mỗi cá nhân. Nếu thật sự muốn đầu tư, nhà lãnh đạo cần chuẩn bị thật đầy đủ và chỉn chu từ quá trình chuẩn bị đến khâu vận hành cùng kế hoạch mở rộng. Suy cho cùng công nghệ vẫn là một ‘mỏ vàng’ đầy tiềm năng chẳng ai từ chối, vấn đề là liệu chúng ta khai thác được sâu đến đâu. 

Startup công nghệ thành công đòi hỏi những yếu tố gì?

Startup công nghệ cần những yếu tố gì để tăng cơ hội thành công?

1. Sự bài bản trong kinh doanh đi kèm nền tảng sâu rộng về công nghệ

Không chỉ riêng công nghệ, muốn khởi nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kiến thức chuyên môn là điều ưu tiên cần có. Lãnh đạo startup cần hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu bài bản và đa chiều về thị trường, khách hàng, dịch vụ, sản phẩm… Như thế, họ mới có thể tìm được mảnh đất phù hợp để xây dựng doanh nghiệp, khai thác và phát triển nó.

Không chỉ lý thuyết, mô hình, các nhà khởi nghiệp còn cần học về cách ứng dụng, hệ thống, lợi ích, sự thay đổi, xu hướng… Có như vậy, lãnh đạo startup mới đảm bảo biết mình cần làm gì để dẫn dắt doanh nghiệp đúng hướng, tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả. 

Nếu là những chuyên gia công nghệ, các nhà lập trình, các kỹ sư… chuyên môn không phải là vấn đề đáng lo lắng, nhưng chỉ có chuyên môn công nghệ thì lại chưa đủ để kinh doanh. Ngược lại nếu là những nhà kinh doanh trái ngành muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, thì giới hạn tầm nhìn sẽ ảnh hưởng tới tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt khi doanh nghiệp vận hành theo mô hình ‘lãnh đạo quyết định mọi thứ’.

Bởi vậy dù có cộng sự công nghệ giỏi đến đâu, thì bản thân nhà quản lý cũng cần có nền tảng chuyên môn vững. Bởi họ chính là những người định hướng và ra quyết định cuối cùng. Đây là điều bắt buộc với lãnh đạo startup.

Các nhà quản lý nên học gì nếu muốn kinh doanh 4.0?

2. Ý tưởng khởi nghiệp công nghệ rõ ràng, nhất quán

Nếu đã quyết định khởi nghiệp, các nhà startup ắt hẳn đã tìm được mảnh đất trống tiềm năng để nhảy vào, hoặc bản thân họ có niềm tin vào một giải pháp công nghệ nào đó.

Kinh doanh công nghệ cần những yếu tố gì để tăng cơ hội thành công?

Tuy nhiên, để startup thành công, ý tưởng hay là chưa đủ, mà còn cần phải chi tiết, rõ ràng và nhất quán. Doanh nghiệp sẽ làm sản phẩm hay dịch vụ gì, có lợi ích ra sao, giải quyết vấn đề nào cho khách hàng và khác biệt gì với đối thủ… Giải pháp này đã có trước đó và của họ là cải tiến, hay hoàn toàn đột phá trên thị trường?

Và quan trọng, trong suốt quá trình từ xây dựng ý tưởng, hoàn chỉnh sản phẩm/dịch vụ đến khi tung ra thị trường, ý tưởng này cần nhất quán trong đặc tính, ưu thế, mục tiêu, khách hàng… Đôi khi những yếu tố này có thể thay đổi để ra mắt hiệu quả hơn. Nhưng cần điều chỉnh trên cơ sở logic và thuyết phục, tránh tùy hứng khiến kế hoạch chồng chéo, thậm chí đối nghịch, dẫn doanh nghiệp đi vào bế tắc. 

3. Lập kế hoạch cụ thể, chặt chẽ ngay từ bước đầu tiên

Một trong những cách khắc phục ý tưởng không nhất quán phía trên là lập kế hoạch chặt chẽ ngay từ những bước đầu. Một kế hoạch tốt cần rõ ràng từ quy trình, nguồn lực đến thời gian, kết quả dự tính, đặc biệt không thể thiếu dự trù rủi ro và kế hoạch phụ để dễ dàng xử lý nếu có vấn đề. Ngoài ra, điều này còn giúp tổ chức dễ dàng đánh giá, tìm ra sai sót và kịp thời điều chỉnh dễ dàng hơn khi thấy quy trình hoặc kết quả chệch so với kế hoạch ban đầu.

Đặc biệt khi đặt chân vào các dự án khởi nghiệp công nghệ, không có kế hoạch rõ ràng để đánh giá cơ hội, tiềm năng, doanh nghiệp sẽ rất dễ ‘lạc trong sương mù’, không tìm được thị trường sau khi đã phát triển các sản phẩm mang tính ‘thời đại’.

Khởi nghiệp công nghệ cần những yếu tố gì để tăng cơ hội thành công?

4. Sáng tạo không ngừng. Dừng lại là khi quyết định ‘buông xuôi’.

Công nghệ là biến số không ngừng thay đổi. Đặc biệt trong thời đại 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, những sáng kiến, phát minh, mô hình, nhu cầu biến chuyển nhanh chóng mỗi ngày. 

Do đó, người lãnh đạo cần có óc sáng tạo, không ngừng cập nhật các tính năng mới đáp ứng thị trường, hoặc tạo một sản phẩm đột phá chiếm lĩnh xu hướng. Từ đó, tổ chức dễ dàng tạo lợi thế cạnh tranh, gây chú ý với khách hàng, trở thành doanh nghiệp tiên phong hoặc đứng đầu lĩnh vực. Như vậy, startup công nghệ mới có thể tồn tại, thích nghi và phát triển bền vững dù thế giới đổi mới như thế nào.

5. Statup công nghệ cần một nguồn vốn vững chắc

Vốn luôn là nỗi lo hàng đầu cho bất kỳ ai muốn khởi sự kinh doanh. Những startup công nghệ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn vào quy trình, sản xuất, thử nghiệm… trước cả khi ra mắt công chúng.

Phần lớn các doanh nghiệp trẻ thất bại là do không thể xoay vòng nguồn vốn, điều phối sai gây mất cân bằng dòng tiền… Chính vì thế, để khởi nghiệp công nghiệp, nhà quản lý cần chuẩn bị nguồn vốn vững chắc, cũng như những nguồn tiền có thể hỗ trợ phòng trường hợp rủi ro đột xuất.

6. Năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ

Dù là chuyên gia công nghệ muốn ra có sự nghiệp riêng, hay các nhân sự trái ngành muốn startup 4.0, thì năng lực quản trị là tất yếu để điều hành một doanh nghiệp. Lãnh đạo cần biết cách dẫn dắt, định hướng, quản trị nhân sự và từng phòng ban, thúc đẩy tinh thần, ra quyết định sáng suốt… Do đó nếu đội nhóm có sẵn các chuyên gia có kinh nghiệm điều hành, dẫn dắt trong các dự án khởi nghiệp công nghệ sẽ là một điểm cộng, bảo hiểm cho sự thành công.

Bên cạnh kinh nghiệm và sự am tường công nghệ đã đề cập phía trên, nhà lãnh đạo cần phát triển thêm các năng lực tương ứng như sau:

– Kỹ năng quản lý sự biến động: dự tính trước những thay đổi và đề ra kế hoạch, giải pháp để thích nghi hoặc vượt qua suôn sẻ trong sự biến động của thị trường, áp lực từ đối thủ đặc biệt là khi startup công nghệ thường rơi vào thế yếu trước sự tấn công của các ‘cá mập’ trong ngành hoặc lĩnh vực lân cận.

– Kỹ năng truyền cảm hứng và trao quyền: thấu hiểu nhân viên, điều phối nguồn lực thông minh và duy trì đam mê cống hiến của nhân sự. Khác với mô hình truyền thống, startup công nghệ cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà điều hành và các chuyên gia công nghệ,.Thay vì giẫm lên chân nhau, hãy sự trao quyền tối đa cho các phân mảng ‘nằm ngoài chuyên môn’ sẽ là cách thức tốt nhất để đẩy nhanh dự án.

– Kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng: Ứng xử khéo léo, cởi mở, gắn kết tổ chức và năng lực thúc đẩy cùng phấn đấu vì một mục tiêu.

– Kỹ năng áp dụng công nghệ song song quản lý: biết ứng dụng điều gì, như thế nào, vào quá trình để thúc đẩy quản lý nhanh chóng, hiệu quả hơn, tối ưu vận hành.

→ Tìm hiểu thêm cách Phát triển kỹ năng lãnh đạo quản trị trong thời đại 4.0

Khởi nghiệp công nghệ thành công cần yếu tố gì

Trong trường hợp bạn đang là một chuyên gia công nghệ và đang tìm hướng quản trị startup, hãy cân nhắc đến khóa học EMBA của SOM-AIT. Còn nếu bạn là một người đam mê kinh doanh muốn xâm nhập lĩnh vực công nghệ, nâng cao đồng thời năng lực lãnh đạo và kiến thức 4.0, mời bạn tìm hiểu thêm khóa học PM BADT nhé.

Để lại thông tin tại form bên dưới nếu bạn cần tư vấn bất cứ khóa học nào, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…