Chuyển đổi số ngành F&B không còn là chuyện của tương lai. Đây là một bước đi tất yếu cho các doanh nghiệp F&B để thích nghi nhanh chóng với thời đại mới. Không chỉ giải quyết các vấn đề hiện thời, chuyển đổi số trong ngành F&B còn mang lại bệ phóng vững chắc để tổ chức tiến xa trong kỷ nguyên 4.0.
Dưới đây là 6 giải pháp về chuyển đổi số phù hợp cho đại đa số doanh nghiệp ngành F&B. Cùng SOM thảo luận sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược trong ngành F&B
Trong thời gian giãn cách kéo dài, các ứng dụng đồ ăn online được ưu tiên sử dụng như một giải pháp ăn uống ít tiếp xúc. Các nhà sản xuất, phân phối nguyên vật liệu cũng gặp áp lực từ sự bùng nổ trong nhu cầu thị trường, dẫn tới nhiều bài toán mới phát sinh từ khâu sản xuất, kiểm soát chất lượng đến cung ứng… mà ở đó, chuyển đổi số hay chưa trở thành yếu tố tạo ra sự khác biệt.
Có thể nói chuyển đổi số là xu hướng thời đại và F&B không hề nằm ngoài tầm ảnh hưởng của xu hướng này.
Trong khi những đơn vị nhỏ lẻ đang tìm cách ‘sống sót qua ngày’ thì các chuỗi thương hiệu lớn trong mảng nhà hàng ăn uống đang ráo riết không ngừng đi tìm giải pháp thay đổi. Không chỉ dừng ở việc chuyển đổi phương thức giao nhận, doanh nghiệp F&B còn ứng dụng linh hoạt các công nghệ vượt trội nhằm tự động hóa quy trình, giảm chi phí nhân sự, tăng thích thú cho khách hàng…
Các đơn vị sản xuất, phân phối thuộc ‘chuỗi cung ứng ngành F&B’ lại càng phải triển khai sớm hơn công cuộc chuyển đổi khi hiệu suất chi phí ngày càng đòi hỏi phải tối ưu hơn trước những diễn biến phức tạp của kinh tế.
Trong đó, 4 công nghệ chuyển đổi số phổ biến nhất như Dữ liệu lớn Big Data, thiết bị IoT (Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo AI, Điện toán đám mây Cloud vẫn tiếp tục là chìa khóa cốt lõi trong công cuộc đổi mới. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp F&B chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các hệ thống ERP vào quản lý nguyên vật liệu theo thời gian thực để đảm bảo toàn chuỗi hoạt động mượt mà ngay cả khi phục vụ số lượng lớn đơn hàng cùng lúc. Một số ứng dụng nhỏ khác có thể là menu số, tích việc gọi món vào hệ thống số để hạn chế sai sót trong phục vụ và liền mạch hóa thông tin.
Các công nghệ này giúp doanh nghiệp F&B giảm rủi ro trong vận hành, cải thiện độ an toàn thực phẩm, tăng khả năng truy xuất dữ liệu…
Lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp F&B chuyển đổi số?
Nhanh chóng cung cấp dữ liệu một cách chi tiết
Không chỉ riêng chuyển đổi số ngành F&B, bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ dễ dàng theo dõi dữ liệu, thông số, lưu trữ và trích xuất chúng dễ dàng. Đây có thể xem là lợi ích sớm và rõ nhất sau khi gia nhập chặng đua số hóa. Ngoài tối ưu quy trình kiểm soát dữ liệu, việc cung cấp chi tiết, nhanh chóng còn giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, và giải pháp hiệu quả.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Nhờ việc lưu trữ đầy đủ các thông tin khách hàng như sản phẩm yêu thích, sản phẩm bán chạy, lịch sử giao dịch… tổ chức sẽ thuận lợi xây dựng và duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng. Họ sẽ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng tình yêu và niềm tin thương hiệu.
Nhờ vào các dữ liệu đó, lãnh đạo cũng sẽ biết được doanh nghiệp cần thay đổi điều gì, mở rộng thêm dịch vụ ra sao để liên tục làm hài lòng khách hàng. Từ đó, thương hiệu trở thành lựa chọn ưu tiên, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường.
Đổi mới sản phẩm và dịch vụ
Chuyển đổi số ngành F&B không chỉ là thay đổi cách thức làm việc, mà còn là cơ sở vững chắc để tối ưu, cải tiến và mở rộng hệ thống sản phẩm/dịch vụ hiệu quả. Ngoài dựa vào dữ liệu khách hàng nêu trên, lãnh đạo có thể theo dõi hành vi thị trường, cập nhật các kỹ thuật số mới để tích hợp nhanh chóng vào sản phẩm hiện thời. Những chợ online, thẻ voucher quét mã… cũng là những cách đơn giản nhưng hợp thời trong chuyển đổi số ngành F&B.
Để doanh nghiệp tận dụng trọn vẹn được các lợi ích đề cập phía trên, dưới đây là 6 giải pháp phổ biến mà SOM đề xuất phù hợp với đại đa số quy mô tổ chức.
6 giải pháp chuyển đổi số ngành F&B
1. Thay đổi phương thức bán hàng
Từ cách cầm cự để sống sót trong đại dịch đến bước đi tất yếu trong thời đại số, phương thức bán hàng online hiện là giải pháp dễ thực hiện nhất cho hầu hết các doanh nghiệp. Dù SMEs hay thương hiệu lớn, đặt – giao đồ ăn/uống online đều phù hợp. Không chỉ không làm giảm giá trị doanh nghiệp, mà còn giúp tiếp cận tối đa lượng khách hàng tiềm năng, nhanh chóng mở rộng thị phần.
Doanh nghiệp F&B chuyển đổi số nếu đủ điều kiện kinh tế, có thể tự xây dựng cho mình một ứng dụng đặt – giao riêng như The Coffee House. Cách này dù tốn thời gian và chi phí, nhưng đảm bảo được tính độc quyền, và tạo trải nghiệm khác biệt cho khách hàng thân thiết.
Lúc này nhiều hệ thống số sẽ cần được tích hợp để kiểm soát, tối ưu thời gian giao nhận, lộ trình giao nhận, cách thức xử lý đơn, đấu nối chéo giữa các chi nhánh và bộ phận…
2. Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh
Bổ sung các thiết bị điện tử và công nghệ vào quá trình vận hành là một phần không thể thiếu khi chuyển đổi số ngành F&B. Trong đó, phổ biến nhất là máy POS bán hàng – xuất hiện dày đặc tại các quán ăn, quán nước toàn quốc.
Không còn giấy bút, hay dựa vào trí nhớ để ghi order, máy POS như một cuộc mạng với ngành F&B khi giúp phục vụ, thanh toán trở nên tiện lợi và dễ dàng. Chỉ với một khoản đầu tư nhỏ, các thiết bị điện tử giúp doanh nghiệp quản lý thông minh, trở nên chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
3. Sử dụng thanh toán ví điện tử
Đi kèm với giao hàng và máy pos là hình thức thanh toán bằng ví điện tử Momo, Zalopay… Sau đợt dịch, thói quen dùng tiền mặt của người Việt đang dần thay đổi. Hiện nay, các ví điện tử không chỉ là giải pháp không tiếp xúc, mà còn là cứu cánh những lúc thiếu tiền mặt, nhờ người nhận thay…
Các doanh nghiệp F&B cũng không còn sợ bùng đơn hay thất thoát khi thông tin đã được cập nhật ngay lập tức lên hệ thống khi khách hàng quét mã/chuyển tiền.
4. Đẩy mạnh truyền thông online
Thời đại 4.0 càng phát triển, con người phụ thuộc internet ngày càng nhiều. Việc tìm kiếm nhà hàng, quán cafe… trên online cũng tăng theo. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số, tiếp cận khách hàng tiềm năng với một quy mô rộng khắp hơn.
Fanpage, landing page, website, app… là những nơi doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin đến khách hàng, tung khuyến mãi, kết nối và hỗ trợ người tiêu dùng.
5. Ứng dụng các hệ thống quản trị dữ liệu và machine learning
Quản trị dữ liệu khách hàng từ lâu đã được nhiều doanh nghiệp F&B tích hợp vào hệ thống vận hành. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn chưa khai thác được nguồn dữ liệu vốn có trong tay. Nhiều nhà hàng, quán ăn phát triển các chương trình thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ vip nhưng không khai thác được mỏ thông tin quý báu này.
Một hệ thống quản trị dữ liệu có thể đấu nối và trở thành miếng ghép trung tâm cho rất nhiều hoạt động.
- Với marketing, đó có thể là tiến hành quảng cáo đến đúng người, đúng lúc – chẳng hạn tri ân các khách hàng trung thành dựa trên nấc thang tích điểm (đổi quà, đổi điểm, hoặc triển khai các hệ thống gửi tự động các thông điệp, voucher cho từng mức điểm). Hoặc đối với các khách hàng đã lâu không ‘trở lại’, một vài thông điệp đúng lúc cũng đủ để đánh thức sự thòm thèm của đối tượng.
- Với R&D, dữ liệu cho phép nhận định về phản ứng của thị trường với các món mới cũng như thăm dò khẩu vị, hành vi khách hàng.
- Với các bộ phận tại quầy, trực máy, việc hỏi đúng tên, đúng sở thích, đúng thói quen đường đá cũng là một cách ghi điểm. Lấy Starbucks làm ví dụ. Những order của bạn ở hệ thống này sẽ được phục vụ y chang ở các chi nhánh khác – yếu tố khiến khách hàng cảm thấy mình trở nên đặc biệt
- Với cấp quản lý, đó có thể là dự đoán về lưu lượng khách theo ngày, giờ, thời điểm trong năm từ đó có kế hoạch cụ thể hơn về nhân sự, nguyên liệu… tránh dư thừa tạo ra sự lãng phí, đồng thời cũng tránh thiếu thốn nguồn lực, gây ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm khách hàng.
6. Ứng dụng Robot vào các khâu sơ chế
Thoạt nghe thì có vẻ bất khả thi, hoặc quá xa vời. Tuy nhiên đây lại là một trong những xu hướng đang được kỳ vọng sẽ nở rộ mạnh mẽ trong 2025. Việc ứng dụng robot vào các hoạt động như làm sạch, phân loại, trộn, mổ… với độ chính xác cao, hiệu suất lớn sẽ giúp đảm bảo đồng thời về độ an toàn thực phẩm lẫn sự đồng đều trong chất lượng.
Nhiều chuỗi nhà hàng trên thế giới đã biến phòng sơ chế thành nhà máy để giải tỏa nhanh áp lực phục vụ trên toàn hệ thống!
Có thể thấy để chuyển đổi số ngành F&B thành công, tổ chức cần đầu tư vào rất nhiều yếu tố như công nghệ, nhân sự, cấu trúc công ty… Trong đó, một nhân tố cần ưu tiên ‘số hóa’ đó chính là lãnh đạo. Người đứng đầu công ty phải thấm nhuần tư tưởng chuyển đổi số để lựa chọn giải pháp phù hợp, biết cách khởi xướng và truyền cảm hứng đến toàn tổ chức. Như vậy, quy trình chuyển đổi số ngành F&B mới đồng lòng và đạt hiệu quả nhanh chóng.
→ Tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số
BADT – Khóa học đào tạo năng lực chuyển đổi số cho lãnh đạo F&B
Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số PM BADT là khóa học dành riêng cho các lãnh đạo đang muốn trau dồi kiến thức và kinh nghiệm chuyển đổi số nói chung. Được các giáo sư đầu ngành của trường quản lý SOM AIT đầu tư biên soạn, giáo án BADT cung cấp độc quyền nội dung:
- Chuyển đổi số dưới góc nhìn lãnh đạo.
- Cách ra quyết định, lựa chọn giải pháp số hóa phù hợp nhất với doanh nghiệp.
- Các thiết bị, nền tảng công nghệ phổ biến trong và ngoài nước.
- Case study để tích lũy kinh nghiệm cho lãnh đạo 4.0 mới.
Kết thúc khóa học BADT, nhà quản lý F&B sẽ rèn luyện được tư duy nhanh trong chuyển đổi số, nhận định vấn đề, sáng tạo giải pháp mang lại giá trị và khai thác tối đa các ứng dụng mới thay vì chỉ đơn thuần là lựa chọn công nghệ có sẵn, sai và sửa như cách thức hiện giờ.
Nếu bạn đang tìm hiểu cách chuyển đổi số ngành F&B, việc đầu tư kiến thức và kinh nghiệm là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Trong trường hợp cần tư vấn, hãy chia sẻ cho SOM về những băn khoăn của bạn tại form bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ giải đáp ngay nhé.
Có thể bạn quan tâm: