5 điều lãnh đạo cần làm để chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thành công

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp không chỉ thúc đẩy hiệu suất trong vận hành, mà còn phát triển toàn diện các chức năng của ngành. Đồng thời, đây cũng là đòn bẩy để các doanh nghiệp sản xuất tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong thời đại kinh doanh 4.0. 

Để quá trình chuyển đổi số ngành công nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, SOM đã chắt lọc 5 điều mà các lãnh đạo cần làm cho quá trình số hóa, gia tăng tốc độ và tỉ lệ thành công. 

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hay sản xuất là quá trình tích hợp công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp như: quy trình, cách làm việc, cách vận hành, mô hình kinh doanh… Mục tiêu nhằm để thích nghi thời đại 4.0, loại bỏ nguy cơ bị đào thải; đặc biệt hướng đến các giải pháp mang lại giá trị mới và hiệu quả cao hơn.

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp

Dù đa phần áp dụng kỹ thuật số trong giai đoạn vận hành, nhưng lợi ích chuyển đổi số mang lại có tính đa dạng và toàn diện hơn thế. 

Lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Giảm thiểu chi phí

Một lợi ích có thể thấy ngay của chuyển đổi số trong doanh nghiệp đó chính là sử dụng ít nguồn lao động hơn. Chính nhờ quá trình tự động hóa, lắp đặt máy móc thay thế con người mà chi phí thuê nhân sự cũng được giảm thiểu. Nhân sự sẽ được phân bổ vào những mảng cần ‘con người’ hơn, tối ưu nguồn lực.

Ngoài ra, các phần mềm quản lý cũng giúp các nhà máy đưa toàn bộ lên nền tảng số, từ ra lệnh sản xuất đến phân luồng công việc… Từ đó, chi phí giấy tờ, lưu trữ cũng theo đó được hạn chế, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn ở một số tổ chức.

Chuyển đổi số ngành công nghiệp

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Cơ sở trọng yếu để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực này chính là hệ thống máy móc. Và chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp sẽ giúp lãnh đạo dễ dàng quản lý, kiểm tra và duy trì máy móc luôn ổn định, thông suốt, hiệu quả.

Tùy thuộc vào loại công nghệ và phần mềm mà tổ chức sử dụng, doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi real-time quy trình sản xuất, nắm bắt kịp thời nếu xảy ra bất cứ lỗi nào, giúp đẩy nhanh quá trình sửa chữa, nhanh chóng ổn định hệ thống trở lại.
  • Dự báo lỗi trước cả khi hỏng, giúp máy móc được đưa đi bảo trì đúng lúc, kéo dài tuổi thọ, vận hành trôi chảy.

Đặc biệt, việc ứng dụng chuyển đổi số trong công nghiệp còn giúp lãnh đạo làm tất cả điều trên từ xa. Dù đi công tác xa, bận đến một chi nhánh khác… họ cũng dễ dàng giám sát và đưa ra các quyết định kịp thời. Dù không có mặt, chất lượng sản phẩm vẫn luôn được đảm bảo.

Cải thiện an toàn

Một trong những mục tiêu nghiên cứu và phát minh ra robot, AI… là để con người hạn chế trực tiếp tham gia vào các công việc nguy hiểm. Môi trường sản xuất là nơi có nhiều rủi ro với các thiết bị sắc nhọn, tốc độ nhanh, hóa chất độc hại… Do đó, chuyển đổi số trong công nghiệp giúp tổ chức hạn chế tai nạn lao động, giúp nhân viên có cảm giác an tâm, thoải mái cống hiến. 

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Sở hữu lợi thế dữ liệu

Nhờ chuyển đổi số trong công nghiệp, các tổ chức dễ dàng thu thập, tổng hợp, chắt lọc, phân luồng, lưu trữ mọi dạng dữ liệu. Dù làm việc khác phòng ban, chi nhánh, nhân sự cũng sẽ thuận lợi trích xuất thông tin nhờ tính năng liên thông, trao đổi thông minh trên các nền tảng số.

Không chỉ thông suốt quá trình hỗ trợ làm việc giữa các nhân viên, các dữ liệu quan trọng này còn giúp doanh nghiệp:

  • Đưa ra quyết định chính xác, logic, kịp thời. 
  • Nắm bắt yếu tố giúp tăng năng suất hiệu quả.
  • Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng, bảo trì máy móc chặt chẽ.

Dù mang lại khá nhiều lợi ích hấp dẫn, nhưng để thu hoạch được chúng, việc chuyển đổi số trong công nghiệp cần chi tiết và cẩn thận hơn. Danh sách 5 điều sau đây sẽ là cơ sở vững chắc giúp đảm bảo điều này. 

5 điều lãnh đạo cần làm để chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thành công

1. Đánh giá doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyển đổi số 

Trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số trong công nghiệp, các lãnh đạo cần nhìn nhận, xem xét, sắp xếp, đề xuất cho tổ chức của mình theo tầm nhìn kỹ thuật số.

  • Đánh giá nguồn lực chuyển đổi số (chi phí, cơ sở vật chất, kiến thức, khả năng nhân sự).
  • Xem xét các mối quan hệ, đối tác tiềm năng hỗ trợ kế hoạch chuyển đổi số của mình.
  • Cân nhắc các yếu tố cẩn trở, dự báo rủi ro…
  • Dự tính quy mô chuyển đổi số: một phần/thay thế/toàn bộ…
  • Đề xuất giải pháp, nghiên cứu tính khả thi và tiềm năng.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất

Bước này sẽ giúp lãnh đạo nắm bắt chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp, chọn ra các giải pháp xác đáng và hợp lý nhất, tăng tỉ lệ chuyển đổi số trong công nghiệp thành công.

2. Bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyển đổi số

Để xây dựng nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng của nhân sự liên quan là yếu tố trọng tâm cần đầu tư. Phân bổ cho bộ phận có kỹ năng, đào tạo nhân sự liên quan, hoặc chiêu mộ thêm nhân tài… là hoạt động cần thiết để đảm bảo tiến độ, sự ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình chuyển đổi.

Trong đó, nhóm dẫn đầu bao gồm các nhà điều hành, quản lý là đối tượng cần ‘học’ nhất. Họ là những người lựa chọn giải pháp, chốt kế hoạch, điều hướng tổ chức thay đổi, nên hiểu biết về chuyển đổi số là bắt buộc. 

Khóa học tư duy giải pháp chuyển đổi số trong công nghiệp thời đại 4.0 

3. Ưu tiên chuyển đổi số các vấn đề trọng tâm 

Để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số thành công và đảm bảo đúng đắn trên từng giai đoạn, các doanh nghiệp nên ưu tiên một số vấn đề trọng tâm, và tập trung hoàn thành chúng trước. 

Ngoài ra, thay đổi trên nền tảng cũ sẽ giúp tổ chức tiết kiệm thời gian chuyển đổi và chi phí. Các nhân sự cũng sẽ dễ dàng làm quen, không bị xung đột trong công việc khi qua môi trường mới.

4. Tập trung làm giàu dữ liệu tạo lợi thế cạnh tranh

Với các lợi ích về dữ liệu đã nêu phía trên, doanh nghiệp cần liên tục tạo điều kiện để thu thập dữ liệu. Trong thời đại số, người sở hữu càng nhiều dữ liệu và biết cách sử dụng chúng sẽ là tổ chức thuận lợi bứt phá nhất. 

chuyển đổi số

Nhà quản lý cần làm gì để tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu lớn?

5. Phát triển bộ nguyên tắc hướng dẫn

Để đảm bảo mọi nhân sự đều thấu hiểu mục tiêu, hình thức và quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức có thể ban hành nguyên tắc hướng dẫn để rút ngắn thời gian đào tạo. 

Bộ nguyên tắc này sẽ nhắc nhớ chính xác những yếu tố đã được thay đổi, cách thực hiện giúp mọi phòng ban dễ dàng tuân thủ. Từ đó, đẩy nhanh và thống nhất mục tiêu số hóa. Nhờ vậy, mà tỉ lệ thành công cũng được tăng theo.

Để lại thắc mắc về chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ở form bên dưới, SOM sẽ liên hệ tư vấn giải pháp khóa học phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…