Tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số 

tư duy lãnh đạo trong thời 4.0

Điều kiện và động lực lớn nhất thúc đẩy chuyển đổi số không phải là “công nghệ hiện đại bao nhiêu” mà là nguồn lực liên quan đến con người. Cụ thể, sự thành bại nằm phần lớn ở chính tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số. Tư duy đúng sẽ quyết định hành động đúng và dẫn đến kết quả tương xứng kỳ vọng.

Hệ tự duy này sẽ bắt đầu từ tư duy số, tư duy hệ thống, tư duy học tập và tư duy đa chiều. Cụ thể ra sao? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số 

Chuyển đổi số bắt nguồn từ tư duy số

“Tư duy số” (Digital Mindset) là một tập hợp suy nghĩ –  tri thức – thói quen – kinh nghiệm hướng tới chuyển đổi số. Tư duy này đến từ quá trình tìm hiểu và luôn để mắt tới các xu hướng công nghệ mới để nắm bắt nguyên lý ứng dụng. 

Với các lãnh đạo, tư duy số là nền tảng cho công cuộc cải cách doanh nghiệp, đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh, giúp họ phục vụ được nhiều khách hàng với mức chi phí tiết kiệm hơn! 

Theo Harvard Business Review, tư duy số cho phép cá nhân và tổ chức nhìn nhận cách dữ liệu, thuật toán, AI và những ứng dụng chuyển đổi số hoạt động và khả năng phối hợp giữa các công nghệ này. 

Bằng việc mài bén hệ tư duy số, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ‘nhẹ đầu hơn’ trong việc đưa ra định hướng mới trong bối cảnh kinh doanh ngày càng bị chi phối bởi dữ liệu và công nghệ tự động. Họ đủ khả năng khai thác dữ liệu, bóc tách những con số để thành vấn đề và giải quyết các vấn đề nan giải bằng các giải pháp chuyển đổi số vừa đủ. 


Những nhà lãnh đạo có tư duy số luôn tò mò và sẵn sàng đón nhận những công nghệ mới, cơ hội mới trong phục vụ công việc ở cả hiện tại, tương lai. Họ sẽ nhìn thấy cơ hội từ việc ứng dụng chuyển đổi số ở khắp mọi nơi, suy nghĩ thấu triệt về nó và chờ đến thời điểm thích hợp để triển khai. 

Ngược lại những người thiếu tư duy số sẽ không nhìn nhận chuyển đổi số như một sự thay đổi cần thiết, thiếu sự linh hoạt trong việc khai thác tiềm năng công nghệ. Có thể họ là những người giỏi về ‘bảo vệ những gì đã có’ nhưng lại khó mở rộng, nâng cao thành tựu trước sự chuyển dịch mạnh mẽ của công nghệ.

Tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số phải phát triển theo hệ thống

Tư duy hệ thống là sự thấu hiểu của lãnh đạo đối với quy trình làm việc và kỹ năng sắp xếp công việc trong chuyển đổi số. Tư duy này giúp tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân, phòng ban trong toàn bộ quá trình vận hành doanh nghiệp.

Những khó khăn trong việc sử dụng công nghệ mới, sự rối rắm trong khâu tổng hợp dữ liệu, thông tin chung và tâm lý ngại thay đổi luôn là những ngòi nổ tiềm tàng để đẩy lùi chuyển đổi số. Hơn nữa, mỗi phòng ban, cá nhân đều có nghiệp vụ đặc thù không giống nhau. Điều này dẫn đến xu hướng làm việc ưu tiên lợi ích của bản thân lên đầu mà không quan tâm đến công việc của người khác.

Lâu dài, sự liên kết giữa các nhân viên, phòng ban sẽ không còn chặt chẽ, gây ra tình trạng ‘việc mẹ đẻ việc con’ không theo kế hoạch hoặc đứt gãy quy trình do không nắm rõ thông tin ở các bộ phận liên quan, đặc biệt là trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ.

Lúc này, tư duy hệ thống giúp lãnh đạo nắm bắt được vấn đề và sự kết nối của các phòng ban. Từ đó, lãnh đạo có thể ngồi lại với từng bộ phận, chỉ đạo, tối ưu quy trình để giải quyết vấn đề của họ khi tích hợp chuyển đổi số. 

Do đó, tư duy hệ thống là điều kiện để quy trình vận hành được tinh gọn, giảm thiểu được các xung đột, tối ưu nguồn lực, thời gian, kinh phí. Một lãnh đạo có tư duy hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và sở hữu hệ thống quy trình hiệu quả cao, phù hợp nhất.

Tư duy lãnh đạo trong thời 4.0: không ngại học hỏi

tư duy chuyển đổi số

Cụ thể, một lãnh đạo trong chuyển đổi số phải không ngừng trau dồi, bổ sung các cập nhật chuyển đổi số và năng lực lãnh đạo tương ứng. 

Theo thống kê của Viện Tiếp thị Kỹ thuật số Anh quốc (DMI), hiện nay có khoảng: 

  • 31% công ty đang thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyển đổi số trong đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo
  • 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số
  • 72% chưa biết bắt đầu từ đâu. 

Điều này phần nào lý giải sự thất bại của rất nhiều công ty trong việc chuyển đổi số. Sự hiểu biết chưa đúng và đủ về chuyển đổi số khiến nhiều doanh nghiệp không thể đưa các sáng kiến số vào hoạt động sản xuất. Số khác rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng là đủ.

Chính vì vậy, khi đã xác định đầu tư chuyển đổi số, lãnh đạo cần chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng học và không “giấu dốt”, phải học những thứ mới nhất, một cách nhanh và liên tục nhất.

Các lãnh đạo doanh nghiệp cần biết phân tích chuỗi giá trị khách hàng, năng lực hiện hữu của tổ chức. Đồng thời, họ cần lắng nghe trải nghiệm số từ thực tế triển khai của các doanh nghiệp đầu ngành, tham khảo thêm cùng chuyên gia, tham dự các hội thảo, khóa học chuyên môn về chuyển đổi số.  

Bên cạnh đó, các ứng dụng từ chuyển đổi số diễn ra rất nhanh, theo hướng “làm đến đâu hoàn thiện đến đó”. Cách hồi đáp từ thị trường, khách hàng về các ứng dụng số liên tục thay đổi. Thế nên học là một chuyện, liên tục cập nhật tình hình chuyển đổi số và công nghệ mới để củng cố kiến thức của mình là chuyện khác.  Như vậy thì lãnh đạo mới có cái nhìn bao quát hơn, hiểu mình ở đâu, biết mình cần gì và không bị bỏ quá xa bởi đối thủ.  

Có thể bạn quan tâm: 

Lãnh đạo trong chuyển đổi số cần lắng nghe và tư duy từ góc độ nhân viên trong giai đoạn triển khai

lãnh đạo trong chuyển đổi số

Bên cạnh trau dồi, bổ sung các năng lực và tư duy số, các lãnh đạo cũng cần có cái nhìn thực tế hơn về tình hình chuyển đổi số của độ chín mùi và sự trưởng thành về “khả năng ứng dụng công nghệ” của nhân sự trong giai đoạn công ty chuyển đổi số.

Vốn dĩ, việc mua mới, xây dựng và ứng dụng các nền tảng có sẵn cần được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng với nguồn lực nhân sự của tổ chức. Vì dẫu biết doanh nghiệp cần chuyển đổi số để bắt kịp thị trường, vẫn còn nhiều nhân viên khó tránh khỏi sự phản đối, ù lì hoặc chậm ứng dụng, mặc nỗ lực của các lãnh đạo. 

Lúc này, lãnh đạo cần chấp nhận thực tế, không cố đấm ăn xôi, phớt lờ phản ứng của đội ngũ mà bất chấp triển khai tiếp. Các lãnh đạo phòng ban và CEO cũng cần lắng nghe lời tư vấn từ các cố vấn, chuyên gia nếu còn mông lung trong việc hướng dẫn nhân viên chuyển đổi. 

Hãy chấp nhận rằng muốn doanh nghiệp luôn bắt kịp tốc độ chuyển đổi số, lãnh đạo cần xây dựng lộ trình rõ ràng, phù hợp văn hoá, quy mô của từng doanh nghiệp, và tất nhiên, không thể hoàn thiện nhanh chóng. 

Dù ở bất cứ ngành hàng nào, trong bất cứ công cuộc chuyển đổi gì, hãy luôn nhớ, thành tựu bắt nguồn từ hành động, hành động xuất phát từ tư duy. Là một lãnh đạo chưa rèn luyện được cách tư duy cần thiết trong chuyển đổi số thì chắc chắn không thể lèo lái doanh nghiệp chuyển đổi được. 

Có thể bạn quan tâm

Các giai đoạn trong chuyển đổi số và cách triển khai

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…