6 thách thức trong ứng tuyển và cạnh tranh vị trí quản lý cấp trung   

Thách thức trong ứng tuyển và cạnh tranh quản lý cấp trung

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động càng thêm khắc nghiệt, đặc biệt với những ai muốn ứng tuyển vị trí quản lý cấp trung. Bởi đa phần doanh nghiệp đều đang hạn chế tuyển thêm nhân sự, tránh ảnh hưởng dòng tiền trong thời điểm này. Một số nơi thậm chí còn giảm biên chế gây khó khăn trong quá trình tìm việc.

Vậy làm thế nào để vượt qua các trở ngại đó và thành công ứng tuyển vị trí mong muốn? Bài viết dưới đây của SOM sẽ giúp bạn liệt kê những thách thức và đưa ra giải pháp đề xuất phù hợp. Cùng tìm hiểu nhé!  

6 thách thức trong ứng tuyển và cạnh tranh vị trí quản lý cấp trung

1. Cầu nhiều hơn cung 

Đứng trước tình hình kinh tế không mấy khả quan, nhiều doanh nghiệp đã thông báo cắt giảm nhân sự, thậm chí phá sản, đặc biệt là ngành bất động sản, tài chính… Điều này khiến tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Người người nhà nhà “đổ xô” đi tìm việc, mà số lượng vị trí quản lý cấp trung cần tuyển lại không bao nhiêu. 

Từ đó, mức độ cạnh tranh lại càng thêm khắc nghiệt khi chỉ một thông báo đăng tuyển nhưng lại có hàng chục, trăm, nghìn đơn nộp về. Bởi vậy, nhân sự cần tập trung vào quá trình trau dồi và phát triển bản thân, khiến mình trở nên nổi bật giữa rất nhiều lựa chọn. Các kỹ năng, thành tích và profile ấn tượng là yếu tố ưu tiên để thu hút nhà tuyển dụng mạnh mẽ.

2. Yêu cầu thích ứng với thời đại số

Bên cạnh góc độ chuyên môn, các quản lý cấp trung thời đại 4.0 được kỳ vọng nhiều hơn về tư duy và năng lực liên quan đến công nghệ. Nhân sự cần cập nhật nhanh chóng và hiểu biết các nền tảng, thiết bị, công cụ hỗ trợ tối ưu hiệu quả công việc. Nếu có thể thành thạo vận hành và áp dụng được nó vào quá trình phát triển dự án/tổ chức thì người đó càng được trọng dụng hơn.

Vậy nên, để “lọt vào mắt xanh” nhà tuyển dụng, ứng viên cần minh chứng năng lực thích ứng với kỷ nguyên số của mình. Dự án từng thực hiện và bằng cấp liên quan sẽ là những cơ sở thuyết phục đáng tin nhất. Đó là lý do nhiều nhân sự đa ngành nghề đều tìm kiếm các khóa học công nghệ để trau dồi và học hỏi.

thách thức trong ứng tuyển quản lý cấp trung

Có thể bạn quan tâm: 

3. Thị trường ngành bị bão hòa 

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy “hết bậc” thăng tiến trong công việc mình đang theo đuổi. Bởi không có ngành nào là có môi trường phát triển vô tận. Nhân sự cần linh hoạt trong xây dựng lộ trình sự nghiệp, chủ động mở nhiều cơ hội việc làm cho bản thân, tránh quá bó buộc trong 1 hướng đi nhất định.

Để tự tin ứng tuyển quản trị cấp trung ở công ty khác, lĩnh vực khác, hãy cân nhắc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm đa dạng. Ví dụ như kế toán học thêm hành chính, marketing timf hiểu thêm sale, content trau dồi về thiết kế… Điều này sẽ mang đến lợi ích to lớn cho cá nhân, giúp hình thành tư duy đa chiều khi thực thi, cũng như lúc lên kế hoạch. Nhờ thế, lãnh đạo tự tin trao quyền và giao phó vị trí quan trọng của tổ chức.

4. Thành kiến về tuổi tác 

Ở cấp bậc quản lý cấp trung, nhiều nhà tuyển dụng thường khoanh vùng tìm kiếm từ 28 – 38 tuổi. Các nhân sự ngoài nhóm này thường nhận sự nghi ngờ và e ngại về năng lực, cũng như mức độ hòa nhập với tập thể. Ví dụ trẻ hơn sẽ ít kinh nghiệm khó đảm đương trọng trách; còn lớn hơn thì kém thích nghi, không theo kịp văn hóa hiện đại. 

Để chống lại định kiến này, nhân sự cần đồng thời tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện khả năng thích ứng. Bạn có thể đề xuất “thử thách 1 – 3 tháng” như một phương án thỏa thuận, dễ thuyết phục lãnh đạo chấp nhận tuyển dụng hơn.

5. Không “cùng tiếng nói” với công ty 

Thách thức này bao hàm nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung là các vấn đề không được đồng thuận đáp ứng. Ví dụ lương bổng và phúc lợi, bạn muốn mức cao hơn nhưng công ty chỉ có thể trả mức thấp hơn cũng là rào cản khiến bạn từ chối lời mời hợp tác. Hoặc văn hóa công ty không phù hợp cũng khó đồng hành và gắn bó.

Vậy nên, nhân sự cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp, thị trường… để có cho mình những nhận định đúng đắn. Khi đó, dù là lương hay văn hóa, bạn cũng đã đưa ra kỳ vọng đúng với thực tế, hài lòng nhận việc.

6. Yêu cầu kỹ năng lãnh đạo

Khi bước lên vị trí quản lý cấp trung, lãnh đạo là kỹ năng quan trọng bậc nhất để hoàn thành trách nhiệm và công việc hiệu quả. Yếu tố này thể hiện từ cách giao tiếp, đàm phán đến khả tương tác, làm việc với tập thể. Trong CV hoặc buổi phỏng vấn, hãy cố gắng chia sẻ về điều này và dẫn chứng cụ thể. Như là bạn đã quản lý các nhóm thế nào, hoặc dẫn dắt dự ấn ra sao…

Có thể bạn quan tâm: Bộ kỹ năng cần có của nhà quản lý cấp trung

Thách thức trong cạnh tranh quản lý cấp trung

Có thể thấy, để vượt qua 6 thách thức trên, các nhà quản lý cấp trung cần không ngừng trau dồi, học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa bên cạnh vấn đề chuyên môn. Đó có thể là cải thiện bộ kỹ năng lãnh đạo, học thêm ngành nghề khác, nâng cấp tư duy tầm cao hoặc tích lũy thêm kinh nghiệm… Tùy mỗi người sẽ có các nhu cầu khác nhau, nhưng nếu hoàn thiện tất cả sẽ là bệ đỡ vững chắc cho lộ trình thăng tiến trong mọi lĩnh vực. 

Nhìn thấy được điều đó, trường Quản lý SOM-AIT đã tạo ra khóa học EMBA – chuyên đào tạo nhà quản trị phát triển toàn diện. Chương trình giảng dạy song song kiến thức và kỹ năng, đồng thời cung cấp các dự án thưc tiễn. Tất cả tạo nên môi trường lý tưởng giúp củng cố, duy trì, phát huy tối đa khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.

Khóa học quản lý cấp trung EMBA của SOM-AIT

Chương trình đào tạo quản trị cấp trung EMBA được thiết kế chuyên biệt cho nhân sự lâu năm muốn hoàn thiện để thăng tiến, bao gồm 9 khóa học:

  • Lãnh đạo & Quản lý Tổ chức: cách dẫn dắt tổ chức đứng vững trước mọi biến động, tạo ra hiệu suất bền vững.
  • Kế toán cho việc ra quyết định: phát triển kỹ năng kế toán trong môi trường kinh tế (tài chính, chi phí, thuế).
  • Chiến lược và Tính bền vững của Doanh nghiệp: thấu đáo các kỹ thuật phân tích và công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh.
  • Tài chính Doanh nghiệp: kiến ​​thức toàn diện về quản lý tài chính ở cả thực tế và lý thuyết.
  • Quản lý sự thay đổi: áp dụng các nguyên tắc giúp đối phó với ự thay đổi tại nơi làm việc.
  • Kinh tế quản lý: hiểu được các hành vi của thị trường thực, thay đổi trong chính sách của chính phủ để ra quyết định hợp lý.
  • Quản lý Công nghệ & Đổi mới: sử dụng công nghệ để sáng tạo, cấu trúc, đổi mới sản phẩm và dịch vụ.
  • Quản lý hoạt động: phát triển kỹ năng lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
  • Quản lý Marketing: tiếp thị từ góc độ quản lý hiệu quả.

Song song với 9 buổi này, học viên sẽ được tiếp cận liên tục các case study trong và ngoài nước, thực hành nhiều bài nhóm và dự án thực tiễn, đặc biệt 1 tuần học trao đổi tại trường quản lý Top1 Thái Lan. Tất cả tạo điều kiện cho nhân sự cùng lúc nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.

Nhờ đó, họ thoát khỏi giới hạn cấp thực thi, tự tin minh chứng năng lực và thuyết phục tuyển dụng ở bậc cao hơn nữa.

Khóa học quản lý cho quản lý cấp trung

Để hiểu hơn về khóa học quản lý cấp trung EMBA của trường SOM-AIT, mời bạn nhận tư vấn miễn phí bằng cách điền form bên dưới. Đội ngũ sẽ chủ động liên hệ trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…