Quy trình lập kế hoạch khởi nghiệp tối ưu từ ý tưởng đến triển khai

8 bước lập kế hoạch startup

Để hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh là một bước bắt buộc đối với các dự án startup. Bởi nó không chỉ quan trọng trong giai đoạn đầu, mà còn là một nền tảng vững chắc giúp lãnh đạo xác định tầm nhìn, hướng đi và giải pháp phát triển bền vững sau này. 

Vậy làm thế nào để xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp bài bản để tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian đầu triển khai? Dưới đây là 8 bước tối ưu được tổng hợp bởi SOM. Cùng tìm hiểu nhé!.

https://som.edu.vn/27-buoc-khoi-nghiep-kinh-doanh-tu-a-z-cho-startup-moi/

Vì sao cần lập kế hoạch khởi nghiệp?

Kế hoạch kinh doanh là một bản thảo giúp nhà sáng lập trình bày, mô tả, định hướng và xây dựng mô hình kinh doanh cho dự án của mình. Nội dung kế hoạch sẽ được thiết kế dựa trên ý tưởng khởi nghiệp, thị trường thực tế, đối thủ, nhóm khách hàng muốn hướng đến và hướng đi cho tương lai.

Trong giai đoạn đầu, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp sẽ giúp bản thân các lãnh đạo thử nghiệm và kiểm chứng giả thuyết đặt ra, xác định được các yếu tố trọng tâm, dự trù được nguồn lực, kinh phí, rủi ro, kế hoạch dự phòng đồng thời dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng và nhất quán tầm nhìn.

Song song đó, xây dựng một bản kế hoạch khởi nghiệp chuẩn chỉnh còn giúp các startup thể hiện được tiềm năng thành công của dự án với các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, đối tác, nhân viên…, từ đó tạo thuận lợi và mở ra các cơ hội ‘bôi trơn’ giai đoạn chạy thử đầu tiên. 

Ví dụ như nếu được ‘rót vốn’ bởi các đơn vị đầu tư lớn, các nhân sự tài năng an tâm gia nhập, các đối tác tin tưởng hợp tác… Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ thành lập doanh nghiệp, thuận lợi biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm tại: 4 giai đoạn và 27 bước khởi nghiệp từ a-z

Quy trình 8 bước lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng khởi nghiệp đến triển khai thực tế

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng khởi nghiệp đến triển khai thực tế cho các dự án startup

Bước 1: Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp có thể xem là xương sống của cả bản kế hoạch và toàn dự án. Nó giúp tổ chức định hình mục tiêu, từng bước trong từng giai đoạn một cách chặt chẽ và nhất quán.

Một số câu hỏi gợi ý giúp lãnh đạo tìm kiếm ý tưởng kinh doanh:

  • Có sản phẩm/dịch vụ nào mà bạn muốn hoặc cần nhưng chưa tìm thấy trên thị trường?
  • Có giải pháp nào giúp cuộc sống của một nhóm hoặc toàn dân trở nên dễ dàng hơn?
  • Có xu hướng kinh doanh nào bạn đang thấy hứng thú và có tiềm năng xây dựng doanh nghiệp?
  • Có ‘mảnh đất trống’ nào trên thị trường mà đam mê và tài năng của bạn có thể đáp ứng? 

Hãy thoải mái và mạnh dạn xây dựng ý tưởng khởi nghiệp. Bởi những ý tưởng độc đáo và ít đụng hàng sẽ có thể thành công hơn, do tính khác biệt cao trong sản phẩm/dịch vụ.

Bước 2: Xác định tầm nhìn & Đặt mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn startup

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn được bền vững và vươn xa cần xác định tầm nhìn và mục tiêu. Đó sẽ những là kim chỉ nam và động lực phấn đấu đúng đắn, hiệu quả cho toàn bộ tổ chức. Để xác định mục tiêu một cách tối ưu, nguyên lý S.M.A.R.T đã và đang được nhiều tổ chức áp dụng.

Quy trình lập kế hoạch startup

S – Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. 

M – Measurable: Có thể đo lường với các tiêu chí, số lượng và thời gian hoàn thành.

A – Achievable: Tính khả thi, thực tế, có thể đạt được. 

R – Relevant: Tính liên quan, phù hợp mục tiêu, tầm nhìn, hiện trạng, thị trường…

T – Time bound: Khung thời gian xác định rõ ràng ngày bắt đầu, ngày kết thúc, các giai đoạn, mốc thời gian quan trọng.

Bước 3: Xác định lợi thế kinh doanh

Tương tự như bước ý tưởng khởi nghiệp, một startup rất cần sự khác biệt và nổi bật so với thị trường. Vừa mới thành lập, hiển nhiên doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh lại về độ uy tín với các thương hiệu lớn. Bởi thế, lợi thế kinh doanh sẽ giúp tổ chức nhanh chóng gây chú ý với các khách hàng. 

Một thị trường ngách, một đặc tính đột phá, một giải pháp khắc phục khuyết điểm của đối thủ… sẽ là những lợi thế cạnh tranh mạnh mà startup cần tìm kiếm cho riêng mình.

Bước 4: Nghiên cứu và phân tích thị trường

‘Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng’. Để có thể tồn tại và tiến lên giữa thương trường khốc liệt, lãnh đạo cần thông thạo mọi yếu tố thuộc môi trường của lĩnh vực đầu tư. Từ đó, nhà sáng lập lựa chọn đúng thị trường, quyết định thành công của startup. 

Quy trình lập kế hoạch khởi nghiệp

3 mảng quan trọng mà kế hoạch khởi nghiệp cần nghiên cứu và phân tích:

  • Khách hàng mục tiêu: xác định chân dung khách hàng – những người mua, tiêu dùng hoặc có khả năng tác động đến quyết định mua hàng, có nhu cầu hoặc một vấn đề khó khăn mà ý tưởng khởi nghiệp của bạn giải quyết được.
  • Mối quan hệ giữa cung và cầu: xác định các nguồn cung, dự đoán nguyên liệu đầu vào, số liệu sản phẩm đầu ra, sao cho sát nhất với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. 
  • Đối thủ cạnh tranh: phân tích ưu – nhược điểm của đối thủ, so sánh với mình để vạch ra định hướng phù hợp; hoặc học hỏi và rút ra bài học từ những hạn chế của họ.

Bước 5: Phân tích SWOT

Hiểu người xong rồi đến hiểu mình. Có nhiều cách để quản lý startup hiểu sâu, hiểu đúng về ý tưởng khởi nghiệp và tiềm năng triển khai, nhưng mô hình SWOT là phổ biến nhất.

8 bước lập kế hoạch startup

SWOT sẽ giúp lãnh đạo tối ưu kế hoạch khởi nghiệp, tránh sa lầy vào các hướng bất khả thi. Mô hình này cũng giúp startup dễ dàng điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ của mình, khắc phục hoặc tìm bật được ưu thế mà bạn vô tình bỏ lỡ.

Bước 6: Xác định mô hình kinh doanh phù hợp cho dự án startup

Mô hình kinh doanh bao gồm mục đích, cách thức, khách hàng, cơ sở hạ tầng, tổ chức, văn hoá… Xác định điều này sẽ giúp nhà startup điều phối nguồn lực hợp lý, điều hành các bộ phận kết hợp thuận lợi và hiệu quả hơn.

Xem thêm tại: 7 mô hình khởi nghiệp nào? Đâu là lựa chọn tối ưu cho các startup non trẻ?

Bước 7: Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Để tiến vào thị trường thành công, nhà lãnh đạo cần lập kế hoạch cụ thể theo từng phân mảng, không chỉ dừng ở sản xuất sản phẩm/dịch vụ.

  • Kế hoạch marketing: cách thức quảng bá, truyền thông thương hiệu hoặc cho sản phẩm…
  • Kế hoạch quản lý nhân sự: xây dựng hệ thống quản lý, đào tạo nhân viên, góp phần cho doanh nghiệp phát triển.
  • Kế hoạch quản lý tài chính: cần phân bổ những khoản gì, khi nào, đầu ra, đầu vào…

Bước 8: Kế hoạch triển khai

Đây là bước cuối cùng trong kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh, là lúc biến ý tưởng khởi nghiệp được áp dụng vào thực tế, bao gồm mục tiêu, đầu việc, timeline, KPI… Kế hoạch triển khai cần nhất quán với tầm nhìn, mục tiêu đã đề ra phía trên.

Các nhà sáng lập cần giám sát liên tục và cẩn thận quy trình, tiến độ, kết quả để kịp thời xử lý, dẫn dắt doanh nghiệp hạn chế chệch hướng nhất có thể. Song song nội tại, bạn cũng cần theo dõi thị trường, cập nhật biến động để có các giải pháp dự phòng, tránh rủi ro đột ngột.

Các chủ đề khởi nghiệp có thể bạn quan tâm

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…