Nên làm thuê hay khởi nghiệp? Khi nào nên tính chuyện startup?

Nên làm thuê hay khởi nghiệp? Lời kết cho những người ôm hoài bão

Nên tiếp tục làm thuê hay khởi nghiệp để trở thành ông chủ của chính mình? Câu trả lời đôi lúc không phải nên hay không nên mà là những ai, khi nào, và những dự định tương ứng. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cũng SOM bóc tách từng vấn đề trong bài viết dưới đây nhé!

Nên làm thuê hay khởi nghiệp? Khi nào nên tính chuyện startup?

Khi nào thì khởi nghiệp là một lựa chọn tồi? 

Khởi nghiệp có thể là con đường không lối về cho những người trẻ đặt chân lên hành trình startup từ khi quá sớm. Dù không thể phủ nhận, nếu may mắn, đây sẽ là con đường trải đầy hoa hồng, danh vọng và lợi nhuận. Nhiều người bước lên con đường này từ rất sớm và thành công. Ngược lại đằng sau số ít các huyền thoại truyền cảm hứng là hằng hà sa số các bài học thất bại không được nêu tên.

Khởi nghiệp là con dao hai lưỡi cho những người trẻ tham vọng. Nhiều người chọn khởi nghiệp bởi nhìn thấy những cơ hội tiềm năng nhưng lại trầy da tróc vẩy trong việc hiện thực hóa chúng. Đằng sau những hào nhoáng thường thấy trong các chương trình Shark Tank, các buổi networking, đó là một chuỗi ngày liên tục tăng ca ‘không lương’, căng thẳng về tiến độ, tài chính, dòng tiền, nhức đầu về các bài toán ‘lần đầu đối mặt’ về đầu ra, vận hành, nhân sự…

Nếu đã có kinh nghiệm đảm đương các vị trí vận hành tương tự tại các tập đoàn lớn, hệ thống chuyên nghiệp, khâu điều hành quản lý sẽ phần nào bớt cực hơn. Ngược lại nếu thiếu kinh nghiệm, việc vừa học, vừa làm, vừa thử vừa sửa, gồng mình trong vai trò quá nặng để gánh vác sẽ dễ khiến bạn gục ngã trước khi kịp chạm tới đích.

Nhiều người trẻ lựa chọn con đường khởi nghiệp như một giải pháp thay thế cho cuộc sống văn phòng đầy căng thẳng và bế tắc. Tuy vậy đôi lúc khởi nghiệp lại là con đường mang tới áp lực và stress lớn hơn khi phải sống chết cùng dự án startup của  mình.

Bởi vậy với những người trẻ còn thiếu kinh nghiệm, nếu phải đứng giữa 2 lựa chọn ‘tiếp tục làm thuê’ hay ‘khởi nghiệp kinh doanh’, câu trả lời sẽ là ‘làm thuê có mục đích’. 

Khởi nghiệp không phải là câu chuyện ‘hôm nay có ý tưởng, ngày mai thành hiện thực mà cần một quá trình chuẩn bị:

  • Chuẩn bị về sự thấu hiểu ngành hàng
  • Chuẩn bị về kinh nghiệm và năng lực
  • Chuẩn bị về network và đội nhóm
  • Chuẩn bị về nguồn vốn 
  • Và còn vô vàn điều cần chuẩn bị khác nữa

Để một dự án khởi nghiệp tăng trưởng bền vững, hãy ở trong lĩnh vực đó đủ lâu để hiểu sâu về thị trường: Liệu ý tưởng bạn nghĩ tới có khả thi, khách hàng có thực sự cần thiết không, vì sao trước giờ chưa ai làm, và nếu bạn là người tiên phong liệu có duy trì được lợi thế đủ lâu trước khi đối thủ bắt chước?

Để thấu hiểu sự đa năng và các vấn đề nổi cộm trong con đường startup, hãy đầu quân cho các công ty startup. Liệu nhịp độ nhanh, công việc đa lĩnh vực và thay đổi liên tục trong dài hạn có phải là điều bạn nghĩ mình có thể vượt qua.

Để có góc nhìn đa chiều hơn, thấu hiểu tư duy, khó khăn và các vấn đề startup Việt Nam gặp phải, hãy dấn thân vào các tổ chức kết nối, hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp. Đây sẽ là ‘thư viện sống’ nơi thu thập đủ mọi vấn đề startup đang phải đối mặt. Đồng hành hỗ trợ để cùng giải quyết các vấn đề đó, chính là bước đầu để đặt chân vào các dự án khởi nghiệp tương lai.

Bởi vậy, khởi nghiệp khi còn trẻ không hoàn toàn là điều bất khả thi, nhưng hãy chỉ nên thực sự nghiêm túc với ý tưởng này khi bạn đủ sẵn sàng để có thể đương đầu với những chông gai ngọt ngào của khởi nghiệp.

Khi nào nên tính đến chuyện khởi nghiệp?

Khi nào nên tính đến chuyện khởi nghiệp?

Có nhiều người lựa chọn khởi nghiệp trước tuổi 30 khi còn chưa có nhiều vướng bận, có nhiều người lựa chọn khởi nghiệp ở sau 30 khi đã đủ trải đời. Khởi nghiệp sớm hay muộn không phải là vấn đề, vấn đề là thời điểm nào giúp việc khởi nghiệp suôn sẻ hơn, chắc chắn hơn.

Thời điểm tốt nhất để khởi nghiệp không phải khi bạn còn trẻ, còn khỏe mà khi bạn cảm thấy mình đã đủ chín: khi đã có kinh nghiệm trong kinh doanh và vận hành; khi đã có số vốn vừa đủ để khởi động ý tưởng, chống chịu những tháng ngày ‘không lương’ và có khả năng khởi nghiệp lại khi gặp trắc trở hay thất bại. 

Đối tượng phù hợp nhất để khởi nghiệp thường là những quản lý vận hành, điều hành. Nếu có khả năng lèo lái một công ty có quy mô lớn, họ sẽ tìm ra cách để giải quyết các vấn đề khủng hoảng ngày đầu startup. Tất nhiên lúc này, những đòi hỏi về kiến thức nền sẽ rộng hơn và đòi hỏi sự đấu nối giữa nhiều lĩnh vực thay vì chỉ quản lý vận hành. 

Một vài kỹ năng và kiến thức mang tính ứng dụng cao cho khởi nghiệp đáng cân nhắc trong giai đoạn đầu có thể kể tới:

Bên cạnh đó, khởi nghiệp không phải là câu chuyện một mình mà còn cần có đội nhóm. Bạn có thể kiêm nhiệm nhiều vai trò nhưng không thể làm hết mọi công việc một cách tốt nhất. Bạn có thể thuê chuyên gia tư vấn ngoài nhưng cần khả năng quản lý chất lượng công việc và khai thác năng lực của họ. Thế nên với startup, phát triển được đội nhóm cùng chí hướng và điều hòa được công việc của từng thành viên chính là yếu tố không thể thiếu.

Nếu xuất phát điểm của bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, muốn tiến thêm một bước nữa từ phát triển sản phẩm riêng tới startup riêng, bạn buộc phải thay đổi tư duy từ người làm chuyên môn sang người làm kinh tế. Lúc này bên cạnh những kiến thức về kinh tế, kinh doanh, sự hiểu biết về tài chính, kế toán, bạn còn cần phát triển thêm các năng lực như quản lý thay đổi, tư duy số, phân tích dữ liệu, xử lý mâu thuẫn, tối ưu vận hành…

Tham khảo thêm: Chương trình MBA cho startup

Nên làm thuê hay khởi nghiệp? Lời kết cho những người ôm hoài bão

Nên làm thuê hay khởi nghiệp? Lời kết cho những người ôm hoài bão

Với người trẻ, làm thuê hay khởi nghiệp không hẳn là 2 lựa chọn thay thế cho nhau. Nếu tìm thấy đầy đủ ý nghĩa trong công việc, hưởng những mức lương và đãi ngộ tốt, làm thuê cả đời không hẳn là lựa chọn xấu. Ngược lại, người ta không tìm tới khởi nghiệp như một lựa chọn mà khởi nghiệp thường bắt đầu khi tìm thấy một cơ hội và đủ tham vọng, năng lực để theo đuổi cơ hội đó.

Nếu bạn là những người trẻ mang nhiều tham vọng, đừng theo đuổi khởi nghiệp vì đam mê. Hãy biến khởi nghiệp thành đích đến và lên kế hoạch để hiện thực hóa giấc mơ đó trong thời gian sớm nhất.

Với những người trong độ tuổi 30-40, khởi nghiệp sẽ là câu hỏi đáng để suy ngẫm. Hầu hết ai rồi cũng ra riêng khi đã ‘bán mình đủ lâu trong tư bản’. Nhưng đến cuối cùng khởi nghiệp vẫn bắt đầu từ việc bạn tìm ra cơ hội. Ở độ tuổi mà mọi thứ đã đi vào ổn định, còn sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể cho mình một chút phiêu lưu. 
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải quyết câu hỏi muôn thuở về việc nên tiếp tục làm thuê hay khởi nghiệp cùng những thứ cần chuẩn bị cho hành trình đầy thử thách và quả ngọt của startup. Chúc bạn thành công!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…