Mô hình DISC- công cụ đọc vị nhân sự để tối ưu hiệu suất quản trị

Mô hình DISC là gì? Sử dụng ra sao?

Mô hình DISC là gì? Cách đọc hiểu ra sao? Đâu là những ứng dụng của mô hình này trong việc quản trị nhân sự? Hãy cùng trường quản lý SOM tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Mô hình DISC là gì? Sử dụng ra sao?

Mô hình DISC là gì?

Mô hình DISC là một phương pháp nhận diện, phân nhóm tính cách dựa trên hành vi và tâm lý của con người, nó được ứng dụng rất nhiều trong tư vấn giáo dục, kinh doanh và đặc biệt là quản trị nhân sự. Mô hình DISC (phương pháp đánh giá tính cách DISC) còn có nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng Anh như DISC model, DISC assessment hay DISC personality test.

Mô hình DISC được phát triển dựa trên học thuyết về cảm xúc và hành vi của nhà tâm lý học William Moulton Marston. Học thuyết này chia các tính cách của con người thành 4 nhóm đặc trưng và phân biệt bởi 4 chữ cái: 

  • D-dominance (thống trị)
  • I- influence (ảnh hưởng)
  • S- Steadiness (kiên định)
  • C- Conscientiousness (tuân thủ) 

Ứng với từng nhóm tính cách DISC sẽ cho biết họ hướng nội hay hướng ngoại và quan tâm kết quả hay quan tâm con người hơn.

Mô hình DISC là gì? S

Vậy với mỗi nhóm tính cách của mô hình DISC đại diện cho kiểu người như thế nào? Liệu nhóm tính cách có liên quan gì đến quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức?

Cách đọc biểu đồ DISC

Mô hình DISC chia thành 4 phân góc riêng biệt, với mỗi góc tư hay mỗi nhóm tính cách đại diện cho một kiểu người khác nhau. Với những nhóm tính cách khác nhau thì họ sẽ có những hành vi, mong muốn và cả cách xử lý vấn đề khác nhau dẫn đến vị trí công việc phù hợp cũng khác nhau. 

Cách đọc biểu đồ DISC

1. Dominance – Nhóm tính cách thống trị, đại diện cho quyền lực

Người thuộc nhóm  cách thống trị thường giữ thế chủ động trong các cuộc trò chuyện, có những quan điểm riêng và rất kiên định trong việc bảo vệ những quan điểm đó, họ cũng có quyết tâm rất cao, khi đã muốn thì sẽ thực hiện đến thành công mới thôi. Trong công việc, người nhóm D khao khát những vị trí được tôn trọng và nhiều quyền lực.

Ưu điểm:

  • Dám chấp nhận thách thức để trải nghiệm và học hỏi.
  • Biết cách đặt ra những mục tiêu cụ thể với cường độ cao để rèn giũa bản thân.
  • Khởi nguồn của một môi trường cạnh tranh, năng động và chú tâm đến kết quả cuối cùng.

Khuyết điểm:

  • Đôi khi quá tham vọng và nóng lòng đạt được kết quả mà quên xem xét đội ngũ, cộng sự của mình có đủ khả năng hay không và dẫn đến những xung đột khi thất bại.
  • Kỳ vọng quá nhiều vào bản thân nên họ đưa bản thân vào khuôn khổ có phần “khắc nghiệt”.
  • Mặc dù, người nhóm D chính là động lực để cả tổ chức cùng nỗ lực nhưng trong nhiều trường hợp không kiểm soát sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.

2. Influence – Nhóm tính cách có khả năng thuyết phục và đề cao sự đổi mới

 họ cũng là những người cầm trịch trong các cuộc trò chuyện hay thảo luận nhưng sẽ có xu hướng ôn hòa hơn, khi cần bảo vệ quan điểm họ sẽ đưa ra những lý lẽ hết sức thuyết phục. Điểm đặc biệt của người nhóm I là hướng ngoại và quan tâm đến con người nên họ khá thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe những ý kiến mới.

Ưu điểm:

  • Cố gắng kết nối và tạo ra bầu không khi làm việc thoải mái giữa các thành viên trong tổ chức.
  • Chủ động và khuyến khích tất cả các thành viên được nêu lên ý kiến cá nhân, từ đó có được phương án tối ưu nhất.

Khuyết điểm:

  • Vì quá lưu tâm đến cảm xúc cá nhân của các thành viên mà đôi khi nhóm I sẽ sơ xuất trong các vấn đề chuyên môn và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
  • Thiếu sự suy tính, phân tích cẩn trọng về rủi ro, thử thách mà thường chú trọng sự đổi mới, sáng tạo của các quyết định dẫn đến những thất bại không đáng có.

3. Steadiness – Nhóm tính cách kiên định, giàu sự thấu cảm và biết lắng nghe

Trong mô hình DISC, đây là nhóm tính cách tương đối nhạy cảm vì họ quan tâm đến con người và khá hướng nội. Những người này thường kiên nhẫn lắng nghe, cố gắng đồng cảm với người khác, chân thành, trung thực và thích sự ổn định hơn là những biến động.

Ưu điểm:

  • Chủ trương tạo nên môi trường làm việc lành mạnh, ôn hòa.
  • Kiên nhẫn khi giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa các thành viên.

Khuyết điểm:

  • Dễ thiếu sót trong chất lượng công việc như deadline, yêu cầu sản phẩm đầu ra,…
  • Thường xuyên sao nhãng, thiếu khả năng tập trung cao độ trong công việc.

4. Conscientiousness – Nhóm tính cách kiên quyết tuân thủ nguyên tắc và đề cao tính chính xác

Mặc dù những người nào thuộc nhóm tính cách C trong mô hình DISC không quá chủ động trong các cuộc trò chuyện như nhưng đổi lại họ rất chú tâm đến trách nhiệm công việc cần hoàn thành, kỷ luật cá nhân cao và luôn cẩn trọng kiểm tra để đảm bảo kết quả đầu ra hạn chế những sai sót không đáng có.

Ưu điểm:

  • Có khả năng đề ra các quy trình làm việc tối ưu và thực hiện chúng một cách nghiêm túc.
  • Mọi quyết định đều dựa trên căn cứ như số liệu, tài liệu rõ ràng và cụ thể.

Khuyết điểm:

  • Đôi khi quá kỷ luật khiến các cộng sự cảm thấy không thoải mái và bức bách bởi các quy trình chặt chẽ.
  • Thiếu tính sáng tạo vì luôn tuân thủ theo nguyên tắc khiến cho tư duy dần mất đi khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ.
Cách ứng dụng mô hình DISC

Mô hình DISC không những giúp nhà quản trị hiểu rõ nhân sự của mình mà còn hiểu rõ chính mình. Việc nhìn nhận đa chiều khiến nhà quản trị sẽ biết được mình mạnh, yếu điểm nào để cải thiện và hiểu được từng nhân sự mạnh, yếu ra sao để phân bổ công việc một cách hợp lý nhất. Vậy với tư cách một nhà quản lý, đâu là cách ứng dụng tối đa hiệu quả mô hình này trong việc ‘dùng người’?

Lợi ích của mô hình DISC

Mặc dù đã xuất hiện từ năm 1928 nhưng mô hình DISC luôn cho thấy tính đa nhiệm của mình kể cả trong bối cảnh hiện đại. DISC mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật nhất là những lợi ích trong quản trị nhân sự:

  • Thấu hiểu phong cách lãnh đạo cá nhân: nhà điều hành sẽ biết được phong cách lãnh đạo của mình để thẳng thắn trao đổi với cộng sự, nhầm khiến các nhân viên dưới quyền hiểu và hợp tác dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng sẽ xác định được mình nên theo đuổi lĩnh vực nào, nên dừng lại ở cấp quản lý để dung hòa giữa quản trị và làm chuyên môn hay nên tối ưu tố chất quản trị thiên phú.
  • Phát huy tối đa nguồn nhân lực sẵn có: DISC giúp nhà quản lý phân bổ đúng người đúng việc giúp nhân sự thêm yêu thích công việc của mình còn doanh nghiệp giảm hao tổn chi phí cho những nhân sự không có khả năng.
  • Phát hiện những nhân tố tiềm năng từ sớm: Sớm phát hiện được nhân tài trong tổ chức giúp các nhà quản lý có thời gian lên kế hoạch đào tạo, trao cho những nhân sự này cơ hội để phát huy hết khả năng và sau đó quay về hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh.
  • Cả tổ chức đồng lòng hợp tác và hoàn thiện quá trình quản trị nhân sự: khi cả nhân  viên và nhà quản lý thấu hiểu nhau sẽ tạo quá trình trao đổi, hợp tác được thông suốt, giúp hiệu quả tổng thể gia tăng và trở thành một tổ chức có hiệu suất cao. Bên cạnh đó việc phân luồng nhân sự rõ ràng khiến chi phí tuyển dụng được tối ưu và chi phí đào tạo trở thành khoản đầu tư xứng đáng.

Quản trị con người là một trong những phần trách nhiệm khó khăn nhất đối với các nhà quản lý bởi lẽ dùng người như thế nào để khai thác đúng thế mạnh của nhân sự luôn là bài toán khó. Và mô hình DISC chính là lời giải phù hợp nhất khi nó giúp nhà quản lý phân nhóm được nhân sự của mình và điều phối họ cho những công việc phù hợp, vừa khơi gợi niềm đam mê từ phía nhân sự vừa tối ưu hiệu suất cho doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm các công cụ quản trị nhân sự nói riêng và cả quản trị nói chung, các nhà lãnh đạo có thể đăng ký khóa học EMBA của trường quản lý SOM-AIT. Với chương trình học nhằm bổ sung, hệ thống lại kiến thức và nâng cao tầm nhìn cho các nhà Quản lý giúp đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý cũng như phát triển doanh nghiệp.

Hãy để lại thông tin của bạn qua form bên dưới, trường quản lý SOM sẽ sắp xếp đội ngũ tư vấn liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

Tổng hợp các mô hình phổ biến trong quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…