Six sigma và lean 6 sigma là hai phương pháp nổi tiếng giải quyết sự cải tiến cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này dễ bị hiểu lầm, và nhiều tổ chức còn sử dụng thay thế cho nhau. Cùng SOM phân biệt và làm rõ vai trò của 6 sigma và lean Six sigma là gì trong bài viết dưới đây nhé.
6 sigma là gì?
Six sigma là một phương pháp cải tiến quy trình bằng cách loại bỏ các khả năng sai sót. Cụ thể, 6 sigma tập hợp các công cụ và kỹ thuật quản lý để đánh giá các hoạt động doanh nghiệp, từ đó tìm ra lỗi sai, hoặc các nguồn tạo ra sự bất ổn trong quy trình. Nhờ vậy, tổ chức nhanh chóng sửa chữa và luôn cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở mức tốt nhất.
Có 2 cách để thực hiện Six sigma:
1. DMAIC: được dùng khi doanh nghiệp muốn cải tiến sản phẩm, dịch vụ, quy trình hiện có.
- Define: Xác định các vấn đề và các yếu tố liên quan quá trình cải tiến.
- Measure: Đo lường hiệu suất hoạt động hiện có.
- Analyze: Phân tích để tìm vấn đề và nguyên nhân.
- Improve: Cải tiến bằng các biện pháp giải quyết vấn đề.
- Control: Kiểm soát để duy trì hiệu quả.
2. DMADV: được dùng khi doanh nghiệp thiết kế mới sản phẩm, dịch vụ, quy trình.
- Define: Xác định kế hoạch, cơ hội và rủi ro.
- Measure: Đo lường nhu cầu khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.
- Analyze: Phân tích các điểm nóng có thể giúp ích.
- Design: Thiết kế quy trình, tối ưu bằng cách lồng ghép mong muốn khách hàng vào hệ thống.
- Verify: Xác minh hiệu suất của thiết kế mới.
Lean Six sigma là gì?
Lean 6 sigma là một phương pháp giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí. Lean thiết kế một quy trình có hệ thống, tổ chức hướng đến việc cắt giảm các bước thừa, chất thải trong các hoạt động sản xuất, phân phối… Mục tiêu của Lean Six sigma là tối ưu bộ máy trở nên tinh gọn và dễ quản lý nhất, nên còn có tên khác là phương pháp Sản xuất tinh gọn.
Các yếu tố ‘lãng phí’ bao gồm tất cả những gì không mang lại lợi ích, giá trị cho doanh nghiệp: thời gian rảnh, các sự cố, thường xuyên phải làm lại… Loại bỏ thành công các yếu tố này sẽ giúp tổ chức thuận lợi nâng cao hiệu suất, cải thiện tốc độ, từ đó sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng đúng giờ.
Sự khác biệt giữa Six Sigma và Sản xuất tinh gọn Lean Six Sigma là gì?
Để phân biệt rõ ràng hơn nữa về Six sigma và lean Six sigma, SOM sẽ so sánh dựa trên một số tiêu chí sau đây:
Mục tiêu:
- Six sigma: giảm sự biến động.
- Lean Six sigma: giảm lãng phí.
Tiêu điểm:
- Six sigma: vấn đề của quy trình
- Lean Six sigma: dòng chảy của quy trình
Lĩnh vực:
- Six sigma: có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực.
- Lean Six sigma: thường áp dụng trong lĩnh vực sản xuất.
Cách thực hiện:
- Six sigma: dựa trên thước đo thống kê để tìm ra sai sót.
- Lean Six sigma: dựa trên sự so sánh giữa quy trình hiện có với quy trình hay nhất có thể tối ưu.
Lợi ích:
- Six sigma: tối đa kết quả kinh doanh.
- Lean Six sigma: tối ưu hóa quy trình, tối đa hóa hiệu suất.
Vậy doanh nghiệp nên chọn Six Sigma hay Lean?
Để lựa chọn đâu là phương pháp phù hợp và cần thiết cho doanh nghiệp, lãnh đạo cần xác định chính xác vấn đề mà tổ chức đang gặp, cũng như mục tiêu ưu tiên hướng đến. Dựa vào sự khác biệt nêu trên, có thể thấy, nhà quản lý muốn đầu ra đạt thành phẩm cao sẽ chọn 6 sigma, còn muốn giảm thời gian quy trình thì chọn lean 6 sigma.
Bên cạnh đặc điểm của 2 phương pháp, lãnh đạo còn có thể dựa vào văn hóa của công ty để đưa ra lựa chọn. Six sigma sẽ phù hợp hơn với những tổ chức quan tâm nhiều đến dữ liệu, nghiên cứu… Còn doanh nghiệp sẵn sàng với những đổi mới sẽ thích hợp ứng dụng lean Six sigma.
Tuy nhiên, thay vì chọn một trong hai, những năm gần đây nhiều tổ chức đã kết hợp Six sigma và lean Six sigma, đồng thời triển khai trong bộ máy của mình. Theo họ, nếu biết cách sắp xếp và lồng ghép, cả hai sẽ bổ sung hoàn hảo cho nhau, giúp ích tối đa cho quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Giải pháp kết hợp Lean và 6 Sigma
Tích hợp Six sigma và lean 6 sigma vào cùng một bộ máy mang đến cho doanh nghiệp một cấu trúc mới mẻ, phong phú và linh hoạt hơn. Những tổ chức kết hợp thành công đã thuận lợi tinh gọn bộ máy, tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí, sản xuất hiệu quả, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng…
Cụ thể, hai phương pháp này bổ sung cho nhau như thế nào?
- Lean đảm bảo thời gian giao hàng nhờ tinh gọn quy trình sản xuất, nhưng chưa có cơ sở nào để cam kết về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đây là thế mạnh của Six sigma.
- Những doanh nghiệp tự tin với đầu ra nhờ hệ thống công nghệ hiện đại, nhưng vẫn mắc kẹt bài toán thời gian và chi phí sẽ cần kết hợp giữa lean và Six sigma như một phương pháp kiểm soát chặt chẽ, đồng thời vẫn ổn định về chất lượng cung cấp.
Mô hình tích hợp Six sigma và Lean dường như có thể mang lại hiệu suất gấp đôi cho doanh nghiệp. Tổ chức có thể tự tin giải quyết 3 yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng khách hàng – nền tảng để cải thiện kết quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận:
- Chất lượng
- Giá thành
- Thời gian giao hàng
Khi lựa chọn giải pháp kết hợp, không còn lĩnh vực nào bị giới hạn lựa chọn. Dù thuộc ngành nghề nào, Lean Six sigma cũng có thể là một mô hình thích hợp, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lúc này, điều lãnh đạo cần cân nhắc lựa chọn sẽ là công cụ và phương pháp kỹ thuật nào.
Một số công cụ và kỹ thuật phổ biến trong Lean-Six sigma như: PDCA, DMAIC, 5S, JIT, Kaizen, Chuỗi hoạt động giá trị, Pull System, COPQ (Cost of Poor Quality), Giảm thiểu biến đổi, Giải thưởng… Bên cạnh bản chất của các công cụ, nhà quản lý nên lựa chọn trên khả năng và tình trạng thực tế của doanh nghiệp, từ đó chọn kỹ thuật phù hợp nhất.
Việc chọn một trong hai, hay tích hợp cả six sigma và lean 6 sigma vào tổ chức đều mang lại những kết quả, lợi ích tích cực nhất định cho doanh nghiệp. Suy cho cùng, mục tiêu của tất cả mô hình đều là để tối đa kết quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Để mở rộng kiến thức về các phương pháp quản lý, cũng như cập nhật xu hướng quản trị thế giới, các lớp học CEO EMBA tại SOM – AIT là một lựa chọn phù hợp cho các nhà lãnh đạo. Điền vào form bên dưới để chúng tôi tư vấn khóa học dựa trên lĩnh vực bạn theo đuổi nhé.
Có thể bạn quan tâm: