Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?

Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong môi trường kinh doanh. Tuy có liên quan mật thiết, nhưng hai kỹ năng này lại mang những đặc điểm và vai trò riêng biệt. Vậy thực chất quản lý là gì, lãnh đạo là gì? Cùng SOM tìm hiểu cặn kẽ trong bài viết này nhé!

Quản lý là gì?

Quản lý doanh nghiệp được ví như “xương sống” của tổ chức giúp mọi hoạt động vận hành trơn tru, đúng tiến độ và ngân sách đề ra. Mục tiêu cốt lõi của quản lý là tạo ra trật tự và kết quả nhất quán. Nhờ hệ thống quản lý hiệu quả, tổ chức có thể đáp ứng nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, cổ đông, nhân viên và cộng đồng.

quan ly la gi

Để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách bài bản, các nhà quản lý cần áp dụng quy trình cốt lõi gồm 3 bước như sau:

1. Lập kế hoạch và lập ngân sách:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng cho tương lai.
  • Vạch ra các bước cụ thể để đạt được mục tiêu, bao gồm thời gian biểu và hướng dẫn chi tiết.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. Tổ chức và biên chế:

  • Xây dựng cấu trúc tổ chức phù hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
  • Phân công công việc hợp lý dựa trên năng lực và chuyên môn của nhân viên.
  • Giao phó trách nhiệm rõ ràng và hệ thống giám sát hiệu quả.

3. Kiểm soát và giải quyết vấn đề:

  • Theo dõi sát sao tiến độ công việc và hiệu quả hoạt động.
  • Xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn và nguy cơ phát sinh.
  • Lập kế hoạch và triển khai giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.

Lãnh đạo là gì?

Trong khi quản lý tập trung vào việc duy trì sự ổn định, lãnh đạo là yếu tố thúc đẩy sự chuyển động và thay đổi trong môi trường kinh doanh. John Kotter, chuyên gia về lãnh đạo đã từng chia sẻ: “Lịch sử cho thấy những nhà lãnh đạo luôn là người tạo ra sự thay đổi, dù theo hướng tích cực hay tiêu cực.” Lãnh đạo hiệu quả được đánh giá dựa trên khả năng đưa mọi người và tổ chức tiến lên một tầm cao mới, đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích của tất cả các bên liên quan.

lãnh đạo là gì

Lãnh đạo không chỉ là lý thuyết suông, mà còn là những hành động cụ thể để tạo ra sự thay đổi và dẫn dắt tổ chức đến thành công. Dưới đây là ba trụ cột chính trong vai trò của người lãnh đạo:

1. Thiết lập định hướng chiến lược:

  • Phát triển tầm nhìn rõ ràng về tương lai của tổ chức.
  • Xác định các chiến lược cụ thể để hiện thực hóa tầm nhìn đó.
  • Đảm bảo tầm nhìn và chiến lược phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của tổ chức.

2. Phát triển đội ngũ nhân sự:

  • Truyền đạt tầm nhìn và chiến lược đến tất cả các thành viên trong tổ chức.
  • Tạo ra sự đồng thuận và cam kết cho mục tiêu chung.
  • Xây dựng đội ngũ nhân viên đoàn kết và có năng lực thực hiện chiến lược.

3. Động viên và truyền cảm hứng:

  • Tạo động lực cho nhân viên bằng cách khơi gợi niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm.
  • Duy trì tinh thần lạc quan và tích cực trong quá trình thực hiện thay đổi.
  • Đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu của nhân viên.

Lãnh đạo và quản lý: điểm giống và khác nhau?

Sở dĩ hai khái niệm này thường xuyên bị nhầm lẫn, là vì cả hai đều có vai trò trong việc ra quyết định và xây dựng mạng lưới nhân sự để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Quản lý không đơn thuần là thực hiện công việc từ lãnh đạo đưa xuống; và nhà lãnh đạo cũng rất cần góc nhìn thực tiễn từ quá trình giám sát chặt chẽ của người quản lý. Trên thực tế, nhiệm vụ của hai vai trò này mang tính chất bổ trợ cho nhau. 

Ví dụ điển hình là đại dịch Covid-19 vào năm 2020. Các nhà lãnh đạo cần vận dụng kỹ năng quản lý để thiết lập quy trình giãn cách, chuẩn hóa làm việc từ xa và giải quyết các vấn đề hậu cần; vận dụng kỹ năng lãnh đạo để duy trì động lực và kết nối cho nhân viên, tái cấu trúc phương thức hoạt động và định hướng tầm nhìn cho giai đoạn hậu đại dịch.

Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?

Một số điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa hai vai trò này như sau:

  • Nếu quản lý thường tập trung vào các kế hoạch chi tiết kéo dài từ vài tháng đến vài năm; thì lãnh đạo lại có mục tiêu và tầm nhìn chiến lược xa hơn và bao quát hơn.
  • Việc lãnh đạo “mạnh mẽ” có thể phá vỡ hệ thống quản lý có trật tự, trong khi quản lý “mạnh mẽ” có thể kìm hãm sự chấp nhận rủi ro và nhiệt huyết quá lớn của lãnh đạo.
  • Kỹ năng quản lý đặc biệt cần thiết khi tổ chức đối mặt với những vấn đề cụ thể như: quy trình hoặc dự án gặp trục trặc, nhân viên mới cần được đào tạo, cần đáp ứng thời hạn gấp rút, có nhiều nhiệm vụ cần được phân công. Trong khi đó, kỹ năng lãnh đạo lại thể hiện tầm quan trọng trong những giai đoạn khủng hoảng, tổ chức đối mặt với biến động lớn, cần xác lập và truyền tải giá trị cốt lõi, khuyến khích nhân viên thảo luận và sáng tạo, thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại.

Tóm lại, một tổ chức phát triển thịnh vượng, cần có sự kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo và quản lý. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc đặt mục tiêu, thúc đẩy sự thay đổi và tạo ra môi trường linh hoạt, sẵn sàng đối mặt với rủi ro.

Nếu bạn đang có nhu cầu hệ thống hóa hoặc nâng cấp các kiến thức, kỹ năng cho nhà quản lý, nhà lãnh đạo, chương trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh – EMBA thực sự là khóa học rất phù hợp với bạn. Với khóa học này, bạn không chỉ hiểu đơn thuần khái niệm quản lý doanh nghiệp là gì, kỹ năng lãnh đạo là gì; mà còn học được cách quản trị và lãnh đạo tổ chức thông qua những câu chuyện kinh doanh thực tế của giảng viên. Để lại email tại đây, SOM sẽ tư vấn và cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho bạn. 

Chúc bạn thành công trên con đường trở thành nhà quản lý, lãnh đạo toàn năng!

Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…