10 chiến lược đàm phán “tồi” và cách ứng đối 

10 chiến lược đàm phán tồi trong kinh doanh

Trong bối cảnh kinh doanh khốc liệt, một số người cho rằng sử dụng các chiến thuật cứng rắn là cách hiệu quả nhất để đạt được mục đích. Họ sử dụng những lời đe dọa, yêu sách quá đáng và thậm chí hành vi phi đạo đức để áp đảo đối phương. Những hình thức này được gọi là các chiến lược đàm phán tồi. Để hiểu hơn về các chiến lược này, và các cách ứng phó khi rơi vào tình huống khó nhắn, cùng SOM tham khảo hết bài viết bên dưới nhé!

10 chiến lược đàm phán tồi trong kinh doanh

10 chiến lược đàm phán “tồi” và cách ứng đối bạn nhất định phải biết

Để làm chủ cuộc đàm phán trước những chiến thuật khó khăn của đối tác, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nhận thức và hiểu rõ các chiến lược này. Khi bạn hiểu rõ chiến thuật của họ, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn và đưa ra được giải pháp đối phó nhanh chóng. Dưới đây là danh sách 10 chiến thuật đàm phán tồi bạn nên nằm lòng:

1. Đưa ra các yêu cầu cực đoan, tìm cách nhượng bộ từng chút một

Đây là chiến thuật khá phổ biến trong kinh doanh. Cách này giúp các bên bảo vệ tối đa lợi ích của họ, tránh rơi vào tình trạng phải nhượng bộ quá nhanh. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bên còn lại cảm thấy chán nản vì quá trình đàm phán bị kéo dài, mất nhiều thời gian.

Để đối phó với tình huống này, hãy biết rõ bạn muốn đạt được điều gì và đâu là giới hạn của bạn. Xác định những điều khoản mà bạn không thể nhượng bộ, đưa ra giải pháp thay thế tốt nhất (BATNA) trong trường hợp bạn không đồng ý với đề xuất mà bên kia đưa ra. 

Khi bắt đầu đàm phán, hãy giữ vững lập trường và đừng để đối thủ hung hãn làm lung lay quyết định của bạn. Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng nhượng bộ trong giới hạn, và hãy đảm bảo rằng bạn vẫn đạt được mục tiêu của mình.

2. Chiến lược đàm phán buộc cam kết

Đối thủ có thể viện cớ rằng họ bị giới hạn bởi cấp trên hoặc chỉ có quyền hạn hạn chế trong việc đàm phán. Để xác định tính xác thực của chiến thuật này, hãy thu thập thông tin và bằng chứng liên quan. Nếu cần thiết, bạn nên đề xuất đàm phán với người có thẩm quyền cao hơn để đảm bảo khả năng hợp tác hiệu quả.

10 chiến lược đàm phán thương lượng tồi trong kinh doanh

3. Chiến lược “chấp nhận hoặc bỏ qua”

Trong đàm phán, không phải lời đề nghị nào cũng có thể thương lượng. Đối mặt với chiến thuật “chấp nhận hoặc bỏ qua”, hãy thử tập trung phân tích nội dung mà đối phương đề xuất thay vì vội vàng phản ứng. Không rơi vào bẫy của địch, bình tĩnh vận dụng các kỹ năng thương lượng để tìm ra giải pháp tích cực có lợi cho các bên.

4. Chiến thuật khước từ việc đưa ra đề nghị

Khi đưa ra đề xuất, rất có thể bạn sẽ gặp những đối tác không muốn hồi đáp lại đề nghị của bạn, mà trực tiếp yêu cầu bạn nhượng bộ. Thay vì vội vàng đáp ứng, hãy giữ vững lập trường, sử dụng kỹ năng thuyết phục để cho đối tác biết bạn mong muốn nhận được đề nghị phản hồi để hướng đến giải pháp chung.

5. Chiến thuật “dồn ép”

Trong một số trường hợp, đối tác có thể liên tục đưa ra những yêu cầu ngày càng cao, nhằm khiến bạn mất kiên nhẫn và buộc phải nhượng bộ. Đối mặt với chiến thuật này, hãy nhận diện và khẳng định bạn chỉ tham gia vào đàm phán dựa trên nguyên tắc trao đổi có đi có lại, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

10 chiến lược đàm phán thuyết phục tồi trong kinh doanh

6. Bôi nhọ cá nhân và kích động cảm xúc – kỹ năng đàm phán không được đón nhận

Đây là những hành vi thiếu chuyên nghiệp trong quá trình đàm phán. Công kích cá nhân có thể gây tổn thương và khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn cảm thấy bị kích động, hãy tạm dừng cuộc thảo luận và nhắc nhở đối tác về tầm quan trọng của việc giữ thái độ chuyên nghiệp. Lăng mạ và những hành vi thiếu tôn trọng khác không được chấp nhận trong bất kỳ môi trường nào.

7. Thực hiện hành vi gian dối và thao túng thông tin

Cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm có thể khiến bạn mất cảnh giác và đưa ra quyết định sai lầm. Do đó, hãy luôn thận trọng và kiểm chứng kỹ lưỡng mọi thông tin bạn nhận được, đặc biệt là những tuyên bố có vẻ không đúng sự thật. Phân tích kỹ lưỡng và tìm kiếm bằng chứng xác thực trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

8. Đe dọa và cảnh báo

Nhận diện những hành động gây áp lực và thiếu thiện chí là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề khi đối phương sử dụng chiến thuật đe dọa và cảnh báo. Phớt lờ hoặc trực tiếp chỉ ra hành động gây áp lực là hai chiến lược hiệu quả để giải quyết tình huống. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và mối quan hệ giữa các bên liên quan, mà bạn có thể lựa chọn phương pháp đối phó phù hợp. 

10 chiến lược đàm phán kinh doanh tồi

9. Hạ thấp giá trị của các giải pháp thay thế

Trong quá trình đàm phán, đối tác có thể cố gắng hạ thấp giá trị các lựa chọn khác mà bạn đưa ra để buộc bạn phải nhượng bộ. Tuy nhiên, bạn cần giữ vững lập trường và không để họ ảnh hưởng đến quyết định của mình. Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn đã đưa ra rất nhiều lựa chọn khác và sẵn sàng lựa chọn phương án phù hợp nhất với lợi ích của cả hai bên.

10. Chiến lược đàm phán phân vai

Trong một số trường hợp đàm phán, bạn có thể gặp phải hai đối tác với vai trò và thái độ khác nhau. Một người có thể thể hiện sự hợp tác và dễ thương lượng, trong khi người kia lại cứng rắn và không dễ nhượng bộ. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức được rằng họ đang phối hợp với nhau và không nên để bản thân bị ảnh hưởng bởi chiến thuật “vai thiện, vai ác”. 

Có nên sử dụng các chiến lược đàm phán tồi?

Các chiến thuật trong đàm phán này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Nó có thể phá vỡ mối quan hệ hợp tác, tạo ra bầu không khí căng thẳng và khiến đối phương không muốn hợp tác trong tương lai. Hơn nữa, sử dụng chiến thuật cứng rắn có thể phản tác dụng. Nó có nguy cơ khiến đối phương trở nên phòng thủ, cứng rắn hơn và khiến họ không muốn nhượng bộ. 

Để tránh rơi vào bẫy của những cuộc đàm phán căng thẳng và không hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải cam kết không sử dụng những chiến thuật này. Thay vì sử dụng chiến thuật cứng rắn, hãy đặt nhiều câu hỏi để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, bạn có thể khám phá những điểm chung và tìm ra giải pháp phù hợp cho cả hai bên. 

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của đàm phán trong kinh doanh là đạt được thỏa thuận cùng có lợi, chứ không phải là chiến thắng hay thua cuộc. Bằng cách áp dụng các chiến lược đàm phán mềm mỏng và hợp tác, bạn có thể tạo ra môi trường tích cực và khuyến khích đối tác cùng bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. Xây dựng mối quan hệ hợp cùng có lợi dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau bao giờ cũng là chiến lược dài hạn mà bạn và doanh nghiệp nên áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…