ESG framework – phần 2: Tiêu chuẩn TCFD (Taskforce on Climate-related Financial Disclosure)   

ESG framework: TCFD

Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp thực hiện ESG đang ngày càng được yêu cầu cao hơn với nhiều tiêu chuẩn nghiêm khắc. Tùy vào mục đích và lĩnh vực, mỗi quốc gia (hoặc tổ chức đánh giá) sẽ có những ESG Framework – khung chấm điểm khác nhau. 

Trong bài viết hôm nay, SOM sẽ giới thiệu về tiêu chuẩn TCFD – Taskforce on Climate-related Financial Disclosures – khung ESG đang được ứng dụng rộng rãi toàn cầu ở các nước phát triển. Cùng tìm hiểu nhé!  

Tiêu chuẩn Task Force on Climate-Related Financial Disclosures là gì?

TCFD, viết tắt của Task Force on Climate-Related Financial Disclosures, là khung ESG do “Lực lượng Đặc nhiệm về Công khai tài chính liên quan đến khí hậu” thiết lập. Mục đích là siết chặt quy định về yếu tố E – môi trường trong bộ 3 tiêu chuẩn ESG

Trong đó bao gồm 4 hạng mục chính được khuyến nghị trình bày trong báo cáo theo “framework” này. 

  1. Quản trị: mô tả cấu trúc và vai trò của ban điều hành trong việc quản lý rủi ro (giám sát, đánh giá, quản lý…).
  2. Chiến lược: công bố các rủi ro khí hậu và tác động của chúng với kế hoạch kinh doanh của tổ chức, nếu ảnh hưởng xấu cần mô tả khả năng phục hồi.
  3. Quản lý rủi ro: thông tin cách doanh nghiệp xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro biến đổi khí hậu.
  4. Các chỉ số và mục tiêu: chia sẻ những loại chỉ số/mục tiêu nào được sử dụng để giám sát và nhận diện rủi ro.
Khung ESG cơ bản

Thực tế, TCFD đã được Ban Ổn định Tài chính thế giới (FSB) thành lập từ năm 2015. Tuy nhiên, thời điểm đó quy định này chỉ mang tính tham khảo và có thể lựa chọn tuân thủ hoặc không. Nhưng với tình hình môi trường ngày càng báo động, tiêu chuẩn này đang dần trở thành khung ESG bắt buộc cho các doanh nghiệp. 

Hiện ở các quốc gia Mỹ, Anh, Úc, chúng đã được luật hóa. Những công ty không công bố rủi ro khí hậu trong báo cáo thường niên cần trình bày lý do hợp lý, nếu không sẽ tuyệt đối không được duyệt.

Vì sao TCFD là ESG Framework quan trọng được nhiều nước phát triển lựa chọn?

Trong 3 tiêu chuẩn ESG, yếu tố môi trường dường như bị xem nhẹ tại hầu hết các doanh nghiệp. Có lẽ vì chúng là những vấn đề khách quan, hoặc quá vĩ mô, ít tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Do đó, nhiều công ty thường bỏ qua hạng mục này trong báo cáo thường niên. 

Còn với những đơn vị “tự nguyện” công bố thì lại khó đảm bảo về độ chính xác, cũng như tính chân thật trong báo cáo. Họ có thể tính toán dữ liệu có lợi cho doanh nghiệp, vì dĩ nhiên, ít ai lại tiết lộ rằng tổ chức của mình đang có nhiều rủi ro. 

Từ đó, việc bắt buộc triển khai TCFD trong khung ESG được các cơ quan đánh giá sốt sắng thúc đẩy. Có một chuẩn mực rõ ràng, minh bạch sẽ khiến các doanh nghiệp không thể lập lờ. Điều này không chỉ thay đổi nội dung bản công bố, mà còn tạo điều kiện cho các kế hoạch bền vững đúng nghĩa được ra đời.

Vì để thực hiện TCFD, lãnh đạo cùng ban điều hành cần nghiêm túc thảo luận chiến lược, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả. Chúng vừa phải giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, vừa tối ưu cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho tình hình tài chính kinh doanh. Thậm chí, một số ngành nghề còn cần tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý về môi trường, năng lượng… để hoàn thành chính xác báo cáo này.

TCFD là gì

Tóm lại, bộ tiêu chuẩn bền vững được hình thành để thúc đẩy nền kinh tế xanh, và khung ESG TCFD được thiết lập để đảm bảo những nguồn lực liên quan thật sự giảm thiểu tác hại đến biến đổi khí hậu toàn cầu một cách hiệu quả.

Bên cạnh là một giải pháp đối phó với các nguy cơ môi trường, tiêu chuẩn này còn là cơ sở để các quốc gia định hình khung pháp lý với các doanh nghiệp triển khai bền vững. Khi luật lệ được chấp hành nghiêm túc, chính phủ sẽ quyết định được nên đầu tư và loại bỏ ngành nghề, lĩnh vực nào. Từ đó, nền kinh tế nhanh chóng được lọc, mang đến sự ổn định tích cực và lâu dài.

Công bố rủi ro biến đổi khí hậu TCFD có lợi hay hại cho doanh nghiệp ESG?

Uỷ ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đánh giá TCFD là một yếu tố quan trọng quyết định tình hình tài chính, hiệu suất và cơ hội phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp. Đây thậm chí còn là khung ESG được ưu tiên áp dụng để chấm điểm xu hướng hiện nay. Những tổ chức có điểm cao sẽ tăng được xếp hạng tín nhiệm và kết quả trái phiếu trong thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm: Điểm ESG là gì?

Tiêu chuẩn TCFD

Nhưng những giá trị này chỉ có thể đạt được khi lãnh đạo biết cách thực hiện TCFD, tận dụng chúng để quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, ban điều hành cũng cần cập nhật liên tục các tiêu chuẩn, quy định mới, hoặc học hỏi sáng kiến của nước ngoài để lấy lợi thế ưu tiên cho tổ chức của mình.

Suy cho cùng, khung ESG nói chung hay TCFD nói riêng cũng chỉ là công cụ để nhà quản trị xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Bởi thế, nếu quá chú trọng hoàn thiện báo cáo theo tiêu chuẩn nhưng lại không tạo ra giá trị xứng đáng cho công ty thì cũng vô nghĩa. Do đó, điều các lãnh đạo cần làm là học cách sử dụng chúng như thế nào để có lợi cho mình.

Khóa học ESG được thiết kế chuyên biệt cho nhân sự cấp cao 

Khóa học Thạc sĩ ESG của Trường Quản lý SOM-AIT được thiết kế dành riêng cho các nhân sự cấp quản lý theo đuổi doanh nghiệp bền vững. Giáo án chương trình hỗ trợ hệ thống kiến thức tổng quan và cần thiết nhất về khung ESG, giúp học viên tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Trọng tâm của khóa sẽ là hướng dẫn cách quản trị, ra quyết định, dự đoán rủi ro và dẫn dắt tổ chức không chỉ đạt vị thế tốt trong lĩnh vực trực thuộc.

Kết thúc khóa học, học viên sẽ nắm vững các ESG framework quan trọng để linh hoạt tư duy theo góc độ quản trị, điều hành tổ chức phát triển ổn định trong xu hướng bền vững.

Tìm hiểu chi tiết:

Trong trường hợp cần tư vấn, hãy chia sẻ thông tin tại form bên dưới, chúng tôi sẽ đội ngũ SOM sẽ liên hệ giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…