Dairy Sustainability Framework (DSF) là gì? Tại sao doanh nghiệp ngành sữa áp dụng DSF lại có báo cáo ESG chất lượng? 

Tiêu chuẩn ESG cho ngành sữa

Với tốc độ lan rộng của xu hướng ESG, nhiều tài liệu và mô hình dành riêng cho từng lĩnh vực ra đời giúp doanh nghiệp có được kim chỉ Nam trong lộ trình phát triển bền vững. Và Dairy Sustainability Framework là khuôn mẫu điển hình dành riêng cho ngành sữa. Vinamilk, thương hiệu sữa đứng đầu thị trường Việt Nam, cũng đang áp dụng mô hình này.

Vậy DSF là gì? Tại sao doanh nghiệp ngành sữa áp dụng DSF lại có báo cáo ESG chất lượng? 

Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Dairy Sustainability Framework là gì

Dairy Sustainability Framework (DSF) là gì? Lợi ích khi áp dụng DSF là gì?

Dairy Sustainability Framework (DSF) là gì?

Dairy Sustainability Framework (DSF) là 1 khuôn mẫu giúp doanh nghiệp ngành sữa giám sát và báo cáo tổng hợp đáp ứng được tiêu chuẩn ESG. Chính thức ra mắt từ năm 2013, khuôn mẫu này thành quả GDAA (The Global Dairy Agenda for Action) cộng tác với nhiều bên liên quan trong ngành, hướng tới mục tiêu đưa ra 1 bộ tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các vấn đề bền vững. 

Khung mẫu DSF nhanh chóng được áp dụng rộng rãi vì nó cung cấp 1 nền tảng phát triển bền vững tổng quát, dễ áp dụng dựa trên tất cả các đặc thù của ngành sữa. Nhờ DSF, các doanh nghiệp sắp xếp, định lượng và chứng minh được những hành động tác động tích cực đến hiệu quả bền vững của ngành. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các doanh nghiệp ESG cùng định hướng kết nối, chia sẻ và trao đổi chéo ý tưởng. 

Không chỉ báo cáo ESG, DSF còn giúp doanh nghiệp ngành sữa trở thành 1 liên minh vững mạnh  

Ngành công nghiệp bơ sữa là 1 trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu. Song, khi tham gia vào xu hướng ESG, các doanh nghiệp ngành sữa gặp nhiều khó khăn vì những  yêu cầu nghiêm ngặt về dinh dưỡng, chất lượng môi trường khi chăn nuôi, đa dạng sinh học… Vậy nên, khung mẫu bền vững dành riêng cho ngành sữa- DSF xuất hiện đã giúp các doanh nghiệp giải được bài toán khó và hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh.

Cụ thể thì DSF mang lại những lợi ích tổng quan như sau: 

1. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp: 

  • Căn chỉnh các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động của ngành sữa: DSF chuyển hóa tiêu chuẩn chung của ESG thành các hoạt động và mục tiêu trong việc sản xuất sữa một cách thống nhất, mạch lạc. Theo đó, báo cáo ESG của các doanh nghiệp sữa sẽ thực hiện đủ yêu cầu ở tất cả các khía cạnh. 
  • Kết nối và vạch ra lộ trình với từng cột mốc rõ ràng: Khung mẫu DSF chỉ ra thứ tự ưu tiên và định hướng cách triển khai từng hoạt động để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Đề xuất các hoạt động cải tiến theo từng cột mốc phát triển: Bên cạnh những việc phải làm, DSF còn đề xuất các việc nên làm để tìm kiếm sự bứt phá và cải thiện hiệu xuất hiện tại.

2. Đối với giá trị doanh nghiệp:

  • Nâng cấp hồ sơ năng lực doanh nghiệp theo chuẩn toàn cầu: Doanh nghiệp áp dụng DSF sẽ chứng minh được năng lực và những điểm sáng thông qua hướng dẫn tổng hợp báo cáo ESG. Các đề xuất thêm, đôi khi chỉ là chi tiết nhỏ, nhưng đúng với mối quan tâm của tổ chức/nhà đầu tư quốc tế và giúp doanh nghiệp có thêm điểm cộng. 
  • Mở ra cơ hội phát triển và các mối quan hệ hợp tác mới: Khi thực hiện bài bản theo DSF, doanh nghiệp ngành sữa có cơ hội tham gia vào chương trình của các tổ chức hàng đầu như WHO, World Bank… Ngoài ra, mạng lưới DSF sẽ tạo điều kiện hợp tác cho các doanh nghiệp trong từng khu vực và toàn cầu. 
ESG framework DSF là gì

Có thể thấy, DSF không những giúp ngành sữa giải quyết những vấn đề nan giải của báo cáo ESG mà còn xây dựng nên 1 cộng đồng doanh nghiệp liên kết cùng nhau hợp tác và phát triển. Vậy đâu là những tiêu chí cụ thể của DSF hướng dẫn cho các doanh nghiệp?

11 tiêu chí của DSF giúp hệ thống hóa báo cáo ESG của doanh nghiệp ngành sữa 

Đấu nối giữa yêu cầu và những hoạt động doanh nghiệp ESG ngành sữa phải thực hiện, DSF vạch ra 11 tiêu chí vô cùng chi tiết.

1. Phát thải khí nhà kính

Doanh nghiệp phải báo cáo theo tiêu chuẩn báo cáo của liên đoàn sữa quốc tế (IDF- International Dairy Federation). Vì IDF đã có sẵn báo cáo về yêu cầu phát thải chi tiết nên khi phát triển DSF các bên không đề xuất thêm báo cáo riêng cho khía cạnh này. 

2. Dinh dưỡng đất 

Kế hoạch quản lý dinh dưỡng đất (Nutrient Management Plan- NMP) sẽ cung cấp cho người người chăn nuôi bò sữa cái nhìn tổng quan về các chất quan trọng, như P/N/C, và các yếu tố có có thể ảnh hưởng đến đất. 

3. Chất lượng và mức độ bảo tồn đất 

DSF bao hàm cả kế hoạch quản lý chất lượng đất (Soil Quality Management Plan (SQMP). Tài liệu này hướng dẫn người nông dân chăn nuôi bò cách nâng cao protein trong cây trồng làm thức ăn cho bò. Song song đó, các chỉ số quan trọng sẽ được đo lường cũng được chỉ ra để bảo đất luôn cung cấp đủ chất hữu cơ sạch cho cây. 

4. Tính khả dụng và chất lượng nước 

Bò cần 150l nước mỗi ngày để sản xuất sữa. Và trang trại của doanh nghiệp ESG áp dụng DSF sẽ có phương pháp để đảm bảo luôn đủ nguồn nước chất lượng cho bò.

5. Đa dạng sinh học

DSF tận dụng lại kế hoạch đa dạng sinh học của IDF và báo cáo của tổ chức thức ăn và nông nghiệp (Food and Agriculture Organization- FAO). Kế hoạch này dựa trên 3 tiêu chí là áp lực (pressure), tình trạng (state) và khả năng phản ứng (response). Tức là, nông trại chỉ gây áp lực phối giống lên bò có tình trạng sức khỏe tốt và được đo lường có khả năng thụ thai cao. 

6. Điều kiện làm việc

Các tiêu chuẩn trong kế hoạch xây dựng trang trại/cơ sở chăn nuôi an toàn được làm rõ trong DSF.  Kế hoạch này bao gồm mục tiêu, trách nhiệm và hoạt động giám sát, đánh giá hàng năm. Sự chuẩn bị này nhằm giảm tối thiểu nguy cơ gây hại đến cả người nông dân và đàn bò. 

Không chỉ có an toàn trang trại, Vinamilk- doanh nghiệp sữa đang áp dụng DSF còn xây dựng môi trường làm việc công bằng và an toàn cho toàn bộ tổ chức. Với định hướng cùng nhau hợp tác và chia sẻ giá trị, Vinamilk không chỉ thăm hỏi mà còn tìm cách lắng nghe ý kiến của từng nhân sự, người nông dân để cải thiện môi trường làm việc mỗi ngày. 

→ Tìm hiểu thêm: Case Study: Cấu trúc tổ chức và vai trò của từng phòng ban khi triển khai ESG của Vinamilk

7. Chăm sóc động vật 

Các tế bào Soma (tế bào dinh dưỡng quan trọng của bò) cần được duy trì ở mức trung bình 1000 tế bào/ ml sữa. 

8. Chất thải 

Chất thải không được tái chế hay tái sử dụng mà phải đưa đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên, DSF cũng cảnh báo khối lượng tối đa chất thải doanh nghiệp được thải mỗi năm nhằm tránh vi phạm tiêu chuẩn ESG.

9. Phát triển thị trường 

DSF đề xuất doanh nghiệp thu thập thông tin và cung cấp cho những nhà phân phối về thách thức của thị trường để có kế hoạch tiếp cận phù hợp hơn. Thông qua đó, mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng phối hợp để giữ cho đầu ra cân đối. 1 số phương thức có thể triển khai là bảng tin, tổ chức cuộc họp, tin nhắn dạng video… 

10. Nền kinh tế nông thôn

Theo DSF, doanh nghiệp nên áp dụng công thức: [Tấn sữa hàng năm đã bán] x [Giá sữa trung bình hàng năm] để tính toán tiền công phù hợp cho người nông dân chăn nuôi. Việc hài lòng với thù lao sẽ giúp tăng hiệu quả lao động và phát triển kinh tế nông thôn, thu hẹp khoảng cách với kinh tế ở các đô thị. 

11. Chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm 

Hàng năm, doanh nghiệp ESG nên có kế hoạch thu hồi để kiểm tra mức độ an toàn và chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Việc đánh giá này mang tính xác suất nhưng nếu doanh nghiệp thu hồi trên 1 mẫu đủ lớn sẽ giúp doanh nghiệp có được kết luận về chất lượng sản phẩm. Số lượng thu hồi này có thể công khai riêng lẻ hoặc tổng hợp trong báo cáo ESG để chứng minh doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm luôn chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. 

Nhìn chung, báo cáo ESG đúng chuẩn luôn là thách thức với nhiều doanh nghiệp. Nhất là doanh nghiệp có 1 dây chuyền sản xuất phức tạp như ngành sữa. Thế nhưng, DSF dường như đã “gỡ rối” và giúp ngành sữa phát triển hơn cả. Minh chứng rõ nét nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng DSF mà trong đó có cả “anh lớn” của thị trường Việt Nam- Vinamilk.

ESG framework cho ngành sữa

Trường quản lý SOM-AIT mong rằng những thông tin bên trên là hữu ích và giúp bạn có được góc nhìn tổng quan nhất về DSF!

>> Có thể bạn quan tâm: Các ESG framework phù hợp cho ngành thực phẩm

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…