Vai trò của chuyển đổi số ngành xây dựng là gì? Để phát triển bền vững trong thời đại 4.0, doanh nghiệp cần vượt qua những khó khăn nào? Các công ty xây dựng nên giải quyết bài toán này từ đâu, như thế nào? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?
Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số nói chung là quá trình tích hợp công nghệ vào quá trình kinh doanh, vận hành… nhằm tối ưu nguồn lực, tối đa hiệu suất, tăng lợi thế cạnh tranh trong thời đại số. Tùy vào từng lĩnh vực mà khái niệm này sẽ được giải thích chi tiết khác nhau.
Đối với ngành xây dựng, chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ, công cụ tiên tiến để khai thác tối đa sức mạnh dữ liệu. Mục tiêu là giúp mọi bước trong quy trình xây dựng trở nên hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.
Một số ví dụ về chuyển đổi số ngành xây dựng phổ biến hiện nay:
- Số hóa sơ đồ, bản vẽ, bản đồ… dưới một kho tài liệu tập trung giúp nhân sự dễ dàng tìm kiếm, giúp tiết kiệm thời gian trích xuất và chi phí lưu trữ.
- Sử dụng phần mềm để giám sát và đánh giá tiến độ của từng dự án dự án, hiệu suất của từng đội nhóm nhanh chóng, tránh lãng phí nguồn lực.
- Quản lý, kiểm soát linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, từ văn phòng đến công trường thuận tiện.
Vì sao chuyển đổi số ngành xây dựng quan trọng?
Chuyển đổi số ngành xây dựng không còn là xu hướng tương lai, mà trở thành yêu cầu tất yếu để các doanh nghiệp không bị tụt lại phía sau. Bước vào kỷ nguyên cách mạng 4.0, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo: Các công ty xây dựng cần nhanh chóng tái cấu trúc tổ chức, cập nhật kỹ thuật – công nghệ mới … nếu không sẽ dễ bị đào thải trong thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.
Không chỉ thị trường nội địa, mà các doanh nghiệp nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… cũng đang gia nhập chặng đua chuyển đổi số ngành xây dựng. Những tính năng mới mẻ như ướm đồ nội thất ảo, tự động hóa công tác thi công… đem lại trải nghiệm ngoài sức tưởng tượng cho người dùng. Điều này khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt vượt trội so với đối thủ, tăng trưởng vượt bậc và có chỗ đứng vững chắc trong ngành xây dựng.
Chuyển đổi số ngành xây dựng không chỉ quan trọng với cá nhân doanh nghiệp, mà còn góp phần phục vụ kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, ngành xây dựng chiếm 30-40% tổng số vốn đầu tư xã hội, nên chuyển đổi số của ngành sẽ góp phần tạo ra giá trị thặng dư to lớn.
Đặc biệt với các dự án đầu tư khủng lên đến hàng tỷ USD thường có vòng đời dài, chuyển đổi số ngành xây dựng sẽ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý nhà thầu, nhân lực, vật liệu… Từ đó quá trình xây dựng trở nên hiệu quả và suôn sẻ hơn, hạn chế tối đa thất thoát, thậm chí vượt tiến độ đề ra.
Bởi thế, chuyển đổi số ngành xây dựng được Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Bộ định hướng các doanh nghiệp xem xét ứng dụng tối đa công nghệ vào các chính sách, chiến lược, quá trình xây dựng.
Kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng
Trong kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng, có 6 đối tượng cần ưu tiên:
- Cơ sở dữ liệu số (CSDL): bao gồm quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá… để Bộ Xây dựng phục vụ quản lý nhà nước.
- Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng.
- Hoạt động xây dựng từ thiết kế, thẩm định đến thi công, nghiệm thu công trình.
- Khai thác, sản xuất vật liệu.
- Quy hoạch xây dựng – phát triển đô thị & hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Nhà ở, công sở – doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
Ngành xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương để tăng tốc chuyển đổi số cho các đối tượng ưu tiên như quy hoạch xây dựng, thí điểm xây đô thị thông minh, xây cơ sở dữ liệu cho các hạ tầng kỹ thuật…
Khó khăn khi chuyển đổi số ngành xây dựng
Dù là nước đi tất yếu, nhưng chuyển đổi số ngành xây dựng vẫn là một chặng đường dài để đi với nhiều thách thức. Trong đó có 2 khó khăn lớn:
Áp lực khi thích nghi chậm
Những sự thay đổi liên tục, những biến động lớn từ thị trường khiến các doanh nghiệp, đặc biệt SMEs gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như giai đoạn Covid-19 vừa qua, không ít các tổ chức ‘đuối sức’ khi phải đột ngột làm việc từ xa, hay hành vi của khách hàng không ngừng biến chuyển… Do đó, việc không đảm bảo tiến độ để chạy đua với sự thay đổi cũng là một rào cản lớn với chuyển đổi số ngành xây dựng.
Nhà lãnh đạo cần làm gì để quản lý sự thay đổi trong tổ chức vừa nhanh chóng vừa hạn chế rủi ro?
Nguồn lực không đủ hoặc không có khả năng đáp ứng
Để đảm bảo tỉ lệ thành công trong chuyển đổi số ngành xây dựng, con người và công nghệ là 2 nguồn lực chính yếu. Nếu nhân sự vững về công nghệ quá ít, chuyển đổi số khó thành. Và ngược lại, nếu không đầu tư kỹ càng thiết bị thì điều này càng xa vời hơn nữa.
Doanh nghiệp phải đảm bảo lựa chọn được các phần mềm thích hợp, đáp ứng năng suất hoạt động của công ty. Đồng thời, lãnh đạo cần nhanh chóng đào tạo cho toàn bộ nhân viên ở mọi phòng ban. Không chỉ hướng dẫn thao tác mà tư duy chuyển đổi số cũng cần được nhân sự tích cực ‘thẩm thấu’. Đây mới là thách thức to lớn, đặc biệt với các tổ chức lâu năm ưu tiên mô hình truyền thống.
Các nhà lãnh đạo cần làm gì để chuyển đổi số ngành xây dựng thành công?
Để quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng thành công, trước tiên các nhà lãnh đạo cần cởi mở và quyết tâm, sẵn sàng cho mọi thành công, và thất bại. Có thể không thông thạo công nghệ, nhưng người đứng đầu phải biết tạo điều kiện để thử nghiệm những cái mới, không ngại rủi ro để đón đầu cơ hội bứt phá.
Nhà quản lý cần nâng cao tư duy chuyển đổi số ngành xây dựng, có tầm nhìn chiến lược trong thời đại số mới có thể tìm đúng nhân tài và nền tảng công nghệ, giúp ích cho tổ chức của mình.
Tham khảo Khóa học tư duy giải pháp chuyển đổi số cho quản lý các cấp để lãnh đạo thời 4.0
Bên cạnh tư duy, các nhân sự cấp cao cũng cần phát triển song song các kỹ năng lãnh đạo quản trị trọng yếu trong thời đại 4.0:
- Kỹ năng quản lý sự biến động
- Kỹ năng truyền cảm hứng và trao quyền
- Kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng
- Kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ
Chuyển đổi số ngành xây dựng hiện là tất yếu với sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi thế, các nhà lãnh đạo cần cập nhật không ngừng tư duy và bồi dưỡng liên tục các kỹ năng, để thuận lợi dẫn dắt tổ chức trong thời đại mới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các khóa học CEO 4.0, để lại thông tin bên form dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ tư vấn nhé.