Case Study Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: khi ngành khó lại tiên phong mở lối đi đầu

Case Study Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Tại Việt Nam, nông nghiệp là ngành khá truyền thống, ăn sâu bén rễ với những kinh nghiệm cũ, khó thay đổi và gần như chẳng mấy mặn mà trước làn sóng chuyển đổi số. Dù rằng trên thế giới, việc đưa công nghệ vào tối đa hiệu suất lao động, kiểm soát chất lượng và hướng tới sự bền vững đã gần như trở thành tiêu chuẩn chung của nhiều quốc gia phát triển. 

Trong thời đại khi chuyển đổi số trở thành một câu khẩu ngữ ‘nói nhiều – làm ít’, chị  Đoàn Vũ Uyên Duyên – Phó Tổng Giám Đốc Thường trực SBT, cựu học viên chương trình thạc sĩ EMBA tại SOM đã âm thầm đưa công nghệ vào tái cấu trúc mô hình vận hành truyền thống, thúc đẩy doanh nghiệp mía đường Việt Nam bắt kịp bước tiến chung của thời đại.   

Case Study Chuyển đổi số nông nghiệp

Muốn bước sang thời đại mới phải bắt kịp bước tiến chung

Với một doanh nghiệp có quy mô lớn gồm 23 đơn vị hoạt động trên 4 quốc gia Việt Nam, Singapore, Lào, Campuchia điều quan trọng nhất là tính đấu nối liền mạch giữa từng mắt xích, tối thiểu hóa lực cản và khai thác được ưu thế nguồn lực. Nhận thấy những cơ hội của việc chuyển đổi số trong việc giải quyết các vấn đề nội tại, tối ưu các giải pháp cũ, và mở đường cho những cơ hội mới, SBT đã tiến hành triển khai từng bước chuyển đổi từ khá sớm. 

Suy cho cùng tầm nhìn quyết định đích đến. Khi chuyển đổi đổi số đã là xu hướng toàn cầu, muốn bước chân ra thị trường thế giới và đạt được những thỏa thuận tốt hơn, trước hết doanh nghiệp cần ‘nói chung ngôn ngữ’. Và công nghệ 4.0 là ‘tiếng nói chung’ mà doanh nghiệp lựa chọn. Tính đến nay doanh nghiệp đã thành công đưa vào vận hành ổn định nhiều ứng dụng mới như: 

  • Oracle Cloud ERP – Nền tảng giúp đồng bộ hệ thống thông tin và quy trình 
  • CRM/DMS – Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng và Quản lý hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường
  • FRM – Hệ thống quản lý các hoạt động nông nghiệp
  • Smartlab
  • E-invoice – Hóa đơn điện tử
  • Scales – Hệ thống cân nguyên liệu hàng hóa.

Là người đứng mũi chịu sào cho các dự án chuyển đổi số, chị Đoàn Vũ Uyên Duyên chia sẻ về 2 ưu tiên chính doanh nghiệp trong quá trình đi tìm giải pháp công nghệ hóa bộ máy:

1. Hệ thống kết nối và kế thừa thông tin, kiến thức

Kế thừa ở đây là sự giao thoa đa thế hệ giữa cũ và mới. Không phải cái gì cũ cũng lỗi thời. Kinh nghiệm va vấp, bề dày trong nghề cũng những thử nghiệm thực chiến của các chuyên gia ‘đáng bậc cha chú’ sẽ là sự ‘đỡ đầu’ hoàn hảo cho các thế hệ nhân tài tiếp theo. Sự cộng hưởng giữa kinh nghiệm và cái mới, giữa những cái hay cái đúng và cái hiệu quả, giữa thế mạnh bù trừ lẫn nhau sẽ là nền tảng cho sức bật năng suất.

Bằng việc phát triển hệ thống đấu nối, cho phép các đơn vị bộ phận vừa chia sẻ thông tin, vừa phối hợp chặt chẽ theo quy trình, mọi nhân sự trong toàn chuỗi giá trị có thể thừa hưởng những kiến thức, kinh nghiệm của nhau và khai thác tối đa sức mạnh tổng thể trong giải quyết từng bài toán riêng biệt.

Case Study Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

2. Hệ thống quản trị vận hành

Bộ máy tinh gọn là bộ máy có khả năng tăng trưởng linh hoạt nhất. Sự tinh gọn được thể hiện trong cách giao việc, cách quản lý hiệu suất, quy trình đấu nối và yêu cầu nguồn lực. Công nghệ hiện nay với những hệ thống tự động và bán tự động cho phép doanh nghiệp giải quyết triệt để nhiều vấn đề tồn đọng trong thời đại cũ chẳng hạn như:

  • Sự tỷ lệ nghịch giữa khoảng cách địa lý và hiệu quả phối hợp 
  • Tình trạng mỗi đơn vị ‘đi một hướng’ khi phối hợp chung
  • Quy trình được tạo ra rồi ‘để xó’
  • Hay các công việc tủn mủn tốn nhiều thời gian, nhân lực nhưng không mang lại giá trị.

Thông qua ưu hóa hệ thống vận hành, các nhà quản lý sẽ nhanh nhạy hơn trong việc phát hiện và xử lý ách tắc, đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời hơn. Đồng thời các hệ thống này cũng giúp giải phóng nhiều nhân sự chủ chốt khỏi các vấn đề vụn vặt, thay vào đó tập trung nghiên cứu để tìm ra các giải pháp mới cho các vấn đề quan trọng.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số là một hành trình dài phải vừa đi vừa dò dẫm từng bước. Khi đã thành công chuyển đổi số ở những khâu căn bản và thiết yếu nhất, doanh nghiệp sẽ có đà để triển khai số hóa ở các khâu tiếp theo. Trong quá trình tìm hiểu về các ứng dụng, cải tiến công nghệ mới, sẽ có muôn vàn giải pháp khả thi có thể ứng dụng ngay vào làm mới doanh nghiệp. Tuy vậy lúc nào cũng cần phải tỉnh táo, bám sát hạng mục ưu tiên và có kế hoạch thử nghiệm dần dần thay vì quyết định thay đổi ngay sau một đêm.

>> Chia sẻ chi tiết từ chị Đoàn Vũ Uyên Duyên về quá trình lãnh đạo chuyển đổi số công ty nông nghiệp

Các thách thức muôn thuở khi triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số chưa bao giờ là bài toán dễ. Và phía sau một dự án chuyển đổi số thành công, lúc nào cũng là công lao của cả tập thể để kiên trì, ủng hộ và tin tưởng vào người lãnh đạo. Trong công cuộc 4.0 hóa bộ cỗ máy doanh nghiệp, đáng sợ nhất đó là ‘những nhà lãnh đạo cô đơn’. Bởi vậy để lèo lái các cải cách mang tính bước ngoặt, ngoài sự ủng hộ của hội đồng quản trị, thành hay bại còn phụ thuộc vào bản lãnh người cầm cương trong:

  • Quản trị thay đổi và triển khai thay đổi, đặc biệt khi chuyển đổi số là hành trình lắm gian truân, đầy rủi ro, dễ ảnh hưởng đến tinh thần và sự quyết tâm của mọi đối tượng từ lãnh đạo đến nhân viên.
  • Năng lực quản trị, khả năng nhìn nhận, bóc tách vấn đề và phát hiện cơ hội chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên cùng độ khả thi. Đôi lúc sáng tạo và khai thác các đột phá công nghệ không phải là vấn đề quá khó với các lãnh đạo trẻ, thế hệ kế nghiệp. Tuy nhiên nhìn được bức tranh tổng, mối liên kết qua lại và tương lai dài hạn lại là những tố chất không phải ai cũng có.
  • Am hiểu về bản chất công nghệ, có khả năng phân tích, tư duy nhanh trong chuyển đổi số, định hướng tính năng để tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, thay vì phụ thuộc vào các giải pháp có sẵn trên thị trường – quá đơn giản hời hợt, hoặc cồng kềnh, chậm chạp, chỗ thừa chỗ thiếu không phù hợp cho đặc thù công ty, ngành nghề. 
  • Tầm nhìn bền vững để các thay đổi và đầu tư không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn đặt nền tảng cho các thay đổi tương lai. Đến cuối cùng chuyển đổi số vẫn là hành trình dài mà tầm nhìn lãnh đạo quyết định độ xa thành tựu.
  • Truyền cảm hứng và xây dựng văn hóa số, thuyết phục đội nhóm hợp tác, loại bỏ kháng cự và khai thác góc nhìn đa chiều. Đôi lúc chính cấp nhân viên – lực lượng sử dụng chính hàng ngày lại là những người hiểu rõ nhất về các ưu điểm, hạn chế trong cách thức vận hành hiện tại hoặc của giải pháp phần mềm đang đưa vào chạy thử.
Case Study Chuyển đổi số nông nghiệp

Chương trình thạc sĩ cho cấp quản lý, điều hành tại SOM

Tại SOM, chúng tôi mang đến 2 chương trình đào tạo giúp cấp quản lý, lãnh đạo giải bài toán thời đại từ những góc độ khác nhau.

Với khóa EMBA, chương trình giúp nhà quản lý có những góc nhìn thấu triệt hơn về các vấn đề vẫn thường đối mặt hàng ngày ở cấp độ sâu hơn để nhận định các khó khăn, thách thức và cơ hội. Chương trình kết hợp với nhiều kiến thức mang tính ‘thời sự’ về ứng dụng công nghệ, tăng trưởng bền vững và quản trị thay đổi để phối hợp cùng các chuyên gia, dẫn dắt doanh nghiệp đổi mới.

Với khóa học BADT – thạc sĩ phân tích kinh doanh & chuyển đổi số, chương trình thu hẹp góc nhìn vào công nghệ, cách ứng dụng và đấu nối với các hoạt động kinh doanh. Khóa học không đi sâu vào lập trình, thuật toán thay vào đó là rèn luyện tư duy nhanh về công nghệ và phân tích số, phù hợp cho cấp quản lý, lãnh đạo 4.0, đặc biệt là những vị trí vừa cần cân đo đong đếm mọi vấn đề vừa phải đưa ra quyết định nhanh. 

Mỗi chương trình có những ưu điểm khác nhau, thiết kế tối ưu cho nhu cầu nhân sự thời đại mới. Để được tư vấn nhanh về chi tiết chương trình, điều kiện tuyển sinh, thời gian, hình thức đào tạo và học phí vui lòng để lại thông tin tại Form bên dưới. 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…