Làm cách nào để chọn đúng công cụ phân tích dữ liệu (BI Tool)? 

Cách chọn công cụ phân tích data BI tool

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều thể loại công cụ phân tích dữ liệu, cũng như những thay đổi cập nhật không ngừng. Vậy làm sao doanh nghiệp có thể biết đâu là ứng dụng phù hợp để lựa chọn chính xác cho tổ chức?

Bài viết dưới đây của SOM đề xuất một số phương pháp hiệu quả, đồng thời gợi ý danh sách các BI Tool tốt nhất. Cùng tham khảo nhé!

5 câu hỏi để lựa chọn đúng công cụ phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp

5 câu hỏi này sẽ giúp bạn có được danh sách các yếu tố trọng tâm, và cơ sở để sắp xếp ưu tiên. Từ đó, lãnh đạo có nền tảng đưa ra lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu phù hợp nhất.

  1. “Mục tiêu sử dụng?” giúp xác định các tính năng, đặc điểm của BI Tool.
  2. “Thể loại data cần phân tích?” hỗ trợ ước tính số lượng và quy mô phần mềm có thể đáp ứng.
  3. “Đối tượng sử dụng?” quyết định yêu cầu chuyên môn để dùng tốt công cụ, có thể ảnh hưởng đến thời gian và hiệu suất làm việc sau này. 
  4. “Công cụ này yêu cầu thiết bị nào?” giúp xem xét khả năng truy cập linh hoạt với các thiết bị di động, máy tính bảng, laptop… 
  5. “Chi phí bao nhiêu?” không chỉ là giá của ứng dụng, mà bao gồm cả phí lắp đặt, bảo trì, nâng cấp, quản lý… 

Chi tiết 5 câu hỏi giúp lựa chọn đúng công cụ phân tích dữ liệu

Trên là các tiêu chí lựa chọn thiên về phía doanh nghiệp. Để xác định những phần mềm này có thật sự đáng đầu tư, chúng ta còn cần xét về độ tương thích, giá trị hiện thời và tương lai mà chúng có thể mang lại cho tổ chức, cụ thể bằng 3 cách dưới đây.

3 cách để chọn công cụ phân tích data phù hợp cho doanh nghiệp

1. Đánh giá “ngăn xếp dữ liệu” của tổ chức

Trước khi đầu tư bất kỳ công cụ phân tích dữ liệu nào, doanh nghiệp cũng cần đánh giá tình trạng cơ sở vật chất hiện tại để lựa chọn tương thích. Trong đó, cấu trúc dữ liệu ngăn xếp (data stack) là vô cùng quan trọng, bởi đây sẽ là điểm chạm đầu tiên khi xử lý thông tin của tổ chức. Đừng khiến BI Tool trở thành rào cản trước cả khi chúng thực hiện vai trò của mình.

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các data stack trên các nền tảng đám mây như Azure, Snowflake, AWS, GCP… bạn có thể cân nhắc những phần mềm như Qlik, Tableau, Power BI, Looker… Chúng được thiết kế khá phù hợp với hệ thống lưu trữ hiện đại nêu trên, giúp vận hành trôi chảy và hiệu quả. 

Cách chọn công cụ phân tích dữ liệu

Còn nếu tổ chức không phụ thuộc các nền tảng đám mây, bạn cần ưu tiên những công cụ có thể đảm nhiệm luôn việc xây dựng cấu trúc ngăn xếp dữ liệu. Chúng không chỉ giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí mà còn đảm bảo tính nhất quán, cho ra kết quả chính xác nhất. Doanh nghiệp tham khảo Qlik và Power BI cho trường hợp này, với khả năng nhập liệu, sao chép, chuyển đổi và lưu trữ data mạnh mẽ.

2. Trải nghiệm thử và đánh giá công cụ 

Hiện nay, có khá nhiều công cụ phân tích data cho phép sử dụng miễn phí thời gian đầu. Cách này giúp doanh nghiệp có cơ hội trải nghiệm và đánh giá xem chúng có phù hợp và đáng mua hay không, tránh đầu tư lãng phí. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng cần lưu ý bản dùng thử lúc nào cũng sẽ ít tính năng hơn bản trả phí. Vì thế, hãy có cái nhìn khách quan nhất về giá trị tối đa mà BI Tool đó có thể mang lại, từ đó đưa ra quyết định hợp lý.

Bên cạnh đó, cách này còn hỗ trợ tổ chức ước tính gần như chính xác tần suất và quy mô sử dụng phần mềm. Điều này ảnh hưởng đến số lượng, ngân sách, thời gian lắp đặt… để doanh nghiệp biết nên sắp xếp thế nào cho tối ưu nhất, không ảnh hưởng quá trình vận hành hiện tại.

3. Xem xét sự phát triển trong tương lai 

Các công cụ phân tích dữ liệu hiện nay luôn được cập nhật đổi mới liên tục để thu hút người dùng, cũng như thích nghi với thời đại data khổng lồ. Vì vậy, những tính năng chọn mua chưa dừng lại ở đó. Lãnh đạo cần cân nhắc cả điều này để hạn chế thay đổi hay phải bổ sung trong tương lai làm gia tăng chi phí, tốn thời gian đào tạo nhân sự một lần nữa.

Bạn có thể dự đoán tiềm năng phát triển của một BI Tool qua nhà phát hành, lịch sử cập nhật, đội ngũ kỹ thuật, tính xu hướng… Những hệ thống nào có nền tảng công nghệ tốt đương nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, đáp ứng thông minh nhu cầu người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Những công cụ phân tích dữ liệu 2023 với tính năng cập nhật mới nhất

Cách chọn phần mềm phân tích dữ liệu

Trả lời được 5 câu hỏi và thực hiện 3 phương pháp nêu trên, ắt hẳn bạn đã có đầy đủ các tiêu chí cần thiết, cũng như một số cái tên BI Tool có thể xem xét. Trong trường hợp vẫn còn đang phân vân, SOM gợi ý một số phần mềm phân tích dữ liệu phổ biến cho mọi quy mô doanh nghiệp. Cùng SOM tìm hiểu nhé!

Top 7 BI Tool – phần mềm phân tích dữ liệu tốt nhất 

Tableau

Tên đầy đủ là Tableau Public, đây là ứng dụng hỗ trợ phân tích data miễn phí nhưng trả ra các báo cáo có tính thẩm mỹ vô cùng cao. Những đồ họa, biểu đồ được cập nhật thiết kế theo xu hướng, đáp ứng linh hoạt nhiều lĩnh vực. Do đó, nhân sự sử dụng Tableau có thể phát huy tính sáng tạo, thể hiện thông tin một cách trực quan và hấp dẫn.

Qlik

Công cụ phân tích dữ liệu Qlik khá phổ biến trong giới Business Intelligence và Analytics. Nó có thể xử lý đơn giản các nguồn data phức tạp, liên kết mượt mà với ứng dụng bên ngoài. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa mọi nguồn dữ liệu hiện có, thu được kết quả đầy đủ và chính xác.

Splunk

Splunk được đánh giá là cái tên dẫn đầu trong data visualizations từ đồ thị, biểu đồ, đến dashboards. Giao diện hấp dẫn, đồ họa đẹp mắt là ưu điểm lớn nhất của phần mềm này.

Trillium 

Trillium được lập trình để đồng bộ hóa các nguồn dữ liệu riêng thành một và lưu trữ chúng tại một chỗ duy nhất. Nhờ thế doanh nghiệp có thể truy xuất tài liệu dễ dàng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Logi Analytics

Logi Analytics nổi tiếng với tính năng “tự phục vụ” cho phép người dùng chủ động điều chỉnh, thiết kế, phân tích data. Có thể xem nó là ứng dụng mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tốt nhất cho nhân sự.

Cách chọn công cụ data analytics

Microsoft Power BI

Power BI là công cụ phân tích dữ liệu của Microsoft. Nó được nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn ưu tiên nhờ sở hữu đa dạng tính năng như phân tích tình hình kinh doanh, thu thập data từ nhiều nguồn, xử lý thống nhất thông tin từ các phòng ban…

Sisense

Sisense được yêu thích bởi thao tác đơn giản, dễ dùng. Nếu doanh nghiệp tìm kiếm ứng dụng cho những người không chuyên, và không muốn mất nhiều thời gian đào tạo thì đây là một lựa chọn lý tưởng.

Tìm hiểu chi tiết Top 7 business intelligence tool tốt nhất năm 2023

Bất cứ công cụ nào cũng có những ưu – nhược điểm riêng, cũng như mang lại các giá trị khác nhau cho doanh nghiệp. Hãy cân nhắc dưới nhiều góc độ để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…