Những kỹ năng khởi nghiệp bắt buộc phải có để startup của bạn sống sót sau 3 năm

những kỹ năng khởi nghiệp cần thiết để startup sống sót sau 3 năm

Tạp chí Harvard Business Review đã có một cuộc khảo sát với gần 200 startup để xác định và xếp hạng các kỹ năng khởi nghiệp quan trọng cần có sau một thời gian khởi nghiệp. Trong số đó, kỹ năng trọng yếu nhất là, khả năng xây dựng đội nhóm có khả năng cùng tiến cùng lùi với 88% sự đồng tình từ các founder tham gia khảo sát. Kế đó là những kỹ năng như lãnh đạo (82%), kỹ năng năng tiếp thị (71%), kỹ năng xây dựng chiến lược (65%).

Vậy đâu là các yêu cầu cụ thể cho từng kỹ năng? Vì sao nói đây là những kỹ năng khởi nghiệp nền tảng cho mọi startup khi đặt chân vào môi trường kinh doanh ‘ngoài trang giấy’? Cùng SOM tìm hiểu nhé!

Những kỹ năng khởi nghiệp bắt cần có khi khởi sự kinh doanh

Kỹ năng khởi nghiệp quan trọng nhất: Xây dựng một đội ngũ vững mạnh

Ai cũng biết một vị tướng giỏi đến mấy cũng không một mình tạo nên chiến thắng nếu không có sự phụ trợ từ cấp dưới. Nhưng không phải cứ xây dựng được một đội ngũ đông đúc thì sẽ thành công. Một trong những sai lầm mà các nhà khởi nghiệp thường phạm phải, đó là: 

  • Tuyển dụng một đội ngũ ít kinh nghiệm, làm việc để tích lũy kinh nghiệm tạm thời;
  • Phụ thuộc vào các yếu tố thân quen để chọn bạn đồng hành; 
  • Hoặc chọn lọc một nhóm người cùng giỏi một kỹ năng. 

Tất cả những lựa chọn này khiến bạn thành công trong việc xây dựng một đội ngũ “mong manh dễ vỡ”, không đủ để đương đầu với bão táp mưa sa của vùng đất khởi nghiệp.

Vậy thế nào mới là một đội nhóm vững mạnh trong môi trường startup?

Đó có thể là một đội ngũ cốt lõi có trình độ chuyên môn đa dạng, bù trừ cho nhau; có chung chí hướng, tầm nhìn; biết hợp tác; cùng nhìn về một hướng, cùng nhau san sẻ lợi ích và niềm tin để gây dựng doanh nghiệp. Chỉ khi đó thì đội ngũ mới làm việc với tâm thế của những người chủ, cùng nhau suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo thúc đẩy công ty phát triển. 

Để xây dựng được đội ngũ như vậy, người quản lý cần thực hiện đủ quy trình sau:

  • Bước 1: Xác định tiêu chuẩn cần và đủ cho từng vị trí
  • Bước 2: Tìm kiếm và thu hút nhân tài
  • Bước 3: Chia sẻ và thống nhất tầm nhìn, sứ mệnh
  • Bước 3: Lựa chọn và đánh giá
  • Bước 4: Bố trí người vào đúng vị trí và chia quyền lợi hợp lý
  • Bước 5: Tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng

Tất nhiên, quy trình như trên tốn khá nhiều thời gian và sức lực. Trong quá trình xây dựng, sẽ có người đến người đi liên tục, founders cũng cần bỏ nhiều thời gian để làm việc, hiểu và thống nhất với nhau. Nhưng móng phải chắc thì nhà mới vững, đây là điều tiên quyết để startup của bạn nằm trong số 10% sống sót qua 3 năm. 

Có thể bạn quan tâm: Khóa học khởi nghiệp cho các quản lý muốn kinh doanh riêng

Kỹ năng quản lý – nền tảng vững chắc để startup non trẻ đi qua giông bão

Những kỹ năng startup cần có khi khởi nghiệp

Xây dựng xong đội ngũ chưa đủ, quản lý đội ngũ đó thế nào để hiệu quả nhất cũng là vấn đề nan giải. Startup thiếu rất nhiều thứ, chưa định hình được doanh nghiệp, chưa xác định được phong cách làm việc, văn hoá quản lý. Tầm nhìn, giá trị cũng có thể phải đập đi xây lại đôi lần. Vì vậy, việc dẫn dắt nguyên một đội ngũ làm việc theo một quy trình thống nhất, vì một mục đích cụ thể rất khó khăn. 

Để vượt qua những thử thách này và xây dựng được một tập thể đồng lòng, chung sức và làm việc hòa hợp với nhau, các quản lý cần chú ý:

Nắm rõ kỹ năng nhân viên để phân bố công việc 

Thông thường, dự án khởi nghiệp cần đến đội ngũ am hiểu các khía cạnh cơ bản, bao gồm: pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ, quản lý – vận hành, tài chính – kế toán. Người sáng lập cần thấu hiểu bản thân, xem mình am hiểu và có thể đảm nhận được việc gì, việc gì cần tìm thêm đội ngũ cộng tác. 

Đặt mục tiêu và hỗ trợ

Trước khi giúp nhân viên xây dựng mục tiêu giá trị, quản lý doanh nghiệp và quản lý team nên trình bày các mục tiêu chính của công ty, team trong sáu tháng tiếp theo và khảo sát nhân viên cách thức sử dụng kiến thức chuyên môn để công ty đạt được những mục tiêu trên. Nếu không gắn các mục tiêu vào chiến lược tổng thể của công ty, nhân viên sẽ cảm thấy bản thân đang làm việc vì lợi ích riêng.

Trao quyền

Nếu bạn nhận thấy nhân viên của bạn đã đủ khả năng xử lý công việc, hãy đứng sang một bên và trao quyền lại cho họ. Làm lãnh đạo không có nghĩ là chỉ biết chăm chăm theo dõi. Khi bạn thoải mái trao quyền cho nhân viên, họ sẽ cảm thấy rằng bản thân họ đang được “sếp” tin tưởng và có quyền “tự trị”. Chính những điều đó sẽ khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn.

Xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp

Hãy tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người làm việc cùng nhau hiệu quả nhất. Những yếu tố cần thiết nhất để có được điều này là: hợp tác để cùng phát triển, minh bạch để tránh xung đột ngầm, tự nhận thức để tối ưu khả năng và lạc quan để vượt qua khó khăn.

Có thể bạn quan tâm:

Hoàn thiện kỹ năng quản lý với chương trình đạo tạo quản lý cấp cao của SOM

Kỹ năng tiếp thị cần được coi trọng hơn khi khởi sự kinh doanh

Những kỹ năng khởi nghiệp bắt buộc phải có

Tiếp thị hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, các startup thường mãi tập trung vào phát triển sản phẩm, quá yêu sản phẩm của mình và tin rằng nó sẽ được mọi người chào đón nồng nhiệt mà quên mất rằng mình cần phải tìm cách khuếch tán thông tin về sản phẩm. Và chỉ sau một thời gian từ khi ra mắt, họ gặp thất bại cay đắng và ôm đầu thất vọng vì “sản phẩm của mình hay đến vậy nhưng không ai quan tâm”. 

Những Founders này quên mất rằng các thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ lần đầu tiên có mặt trên thị trường cần có sự nỗ lực mạnh mẽ về quảng bá và tăng khả năng phủ sóng để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Anh có một sản phẩm hay nhưng không la lên cho bà con lối xóm biết thì tất nhiên chả ai đến với anh cả. 

Tuy nhiên, điều này lại gây đau đầu tiếp theo, đặc biệt đối với các startup chưa huy động đủ nguồn vốn. Tiền sản phẩm hết rồi, tiền đâu mà Marketing. Để tiếp thị sản phẩm tốt trong bất kì tình huống nào, hãy đảm bảo những nguyên tắc sau: 

  • Lên chiến lược tiếp thị tập trung: Hãy bắt đầu từ những đối tượng tiềm năng nhất
  • Phân chia ngân sách: Làm rõ ngân sách và KPI chặt chẽ trong từng giai đoạn nhỏ
  • Tận dụng hết tất cả các nguồn tiếp thị sẵn có: đối tác, người thân, bạn bè,…
  • Đừng bỏ qua mạng xã hội: Tận dụng tốt các kênh xã hội là hình thức tăng awareness hiệu quả và miễn phí 
  • Tận dụng tiếp thị tự động hoá: Tạo uy tín và chuyên nghiệp cho khách hàng ngay từ lúc tiếp cận sản phẩm lần đầu tiên

Xây dựng chiến lược – kỹ năng quyết định “tuổi đời” của startup.

Những kỹ năng cần có khi khởi nghiệp

Có hàng vạn thứ cần phải cân nhắc khi điều hành một doanh nghiệp, đặc biệt là một startup: những công ty mới tham gia, nhân khẩu học, nhà cung cấp, những tiến bộ công nghệ, các đối thủ cạnh tranh với hàng hóa “đạo nhái” cùng mức giá thấp hơn… 

Nếu ví quá trình phát triển của một startup là một chặng đua thì những yếu tố này vừa là vật cản, vừa là đòn bẩy. Và chiến lược kinh doanh là lộ trình khôn khéo để né vật cản và tận dụng đòn bẩy thành công, giúp startup nhanh chóng “về đích”.

Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể sống bền với tư duy lấy chỗ này đắp chỗ kia, hỏng đâu sửa đó, tủn mủn và ngắn hạn. Vì vậy phát triển chiến lược xuyên suốt nhưng linh hoạt là kỹ năng khởi nghiệp quan trọng hàng đầu nếu muốn startup “sống thêm lâu và khỏe mạnh”. Đây cũng là điểm tựa sẽ giúp startup định hình bản thân, nhìn thấu tiềm năng và bứt phá.

Để làm được điều đó, cần đi qua các bước: 

  • Bước 1: Nhìn ra bên ngoài để xác định nguy và cơ của startup
  • Bước 2: Tìm kiếm bên trong những nội tại tài nguyên, năng lực và thực tiễn của đội ngũ
  • Bước 3: Xác định những điều chính cần làm để tối thiểu cái “nguy” và tối ưu cái “cơ”
  • Bước 4: Đảm bảo sự hòa hợp trong các hoạt động hỗ trợ chiến lược chính
  • Bước 6: Lên kế hoạch triển khai chi tiết chiến lược
  • Bước 7: Theo dõi liên tục và điều chỉnh chiến lược theo tình hình thị trường

→ Có thể bạn quan tâm: Quy trình lập kế hoạch khởi nghiệp hiệu quả 

Khởi nghiệp không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Mỗi founder và nhà điều hành dự án cần cố gắng thành thục các kỹ năng khởi nghiệp này. Chỉ có như thế thì con tàu startup của bạn mới chinh phục khơi xa thay vì chìm ngay trước khi rời bến!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…