5 chiến thuật lõi trong đàm phán thương lượng, hợp tác kinh doanh

5 chiến thuật đàm phán trong kinh doanh

Bạn đang chuẩn bị cho một cuộc đàm phán kinh doanh quan trọng? Bạn muốn đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình? 5 kỹ năng đàm phán thương lượng hữu ích SOM sắp chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn và tổ chức thiết lập các thỏa thuận, xử lý những tình huống khó khăn, xây dựng chiến lược thông minh để đạt được mục tiêu mong muốn.

5 chien thuat trong dam phan thuong luong

1. Thiết lập chiến thuật trong đàm phán kinh doanh

Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào, việc dành thời gian để lên kế hoạch và thiết lập chiến lược là vô cùng quan trọng. Những quyết định được đưa ra trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của cuộc đàm phán.

Xác định người ra quyết định là bước đầu tiên cần thực hiện. Hãy tìm ra người có thẩm quyền đưa ra quyết định và cân nhắc đàm phán với những người thực sự có sức ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn lược bỏ được việc đàm phán qua nhiều bước trung gian, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.  

Sau đó, hãy xác định phương thức đàm phán phù hợp nhất. Gặp gỡ trực tiếp, trực tuyến hay qua điện thoại đều có ưu và nhược điểm riêng. Cân nhắc kỹ lưỡng và chọn phương thức phù hợp với mục tiêu và đối tác của bạn.

Lựa chọn địa điểm đàm phán cũng quan trọng không kém. Trong khi văn phòng của bạn mang đến cảm giác chủ động, thoải mái, dễ dàng kiểm soát môi trường; thì việc ghé thăm văn phòng của đối tác lại thể hiện được sự tôn trọng và thành ý mong muốn hợp tác của bạn. Nhưng nhìn chung, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, bạn có thể chọn văn phòng của bạn, văn phòng của đối tác hoặc một địa điểm trung lập để gặp gỡ.

Đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi phương thức đàm phán. Bằng cách thiết lập chiến thuật đàm phán từ trước, bạn sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho một cuộc đàm phán thành công.

5 chien thuat dam phan thuong luong

2. Kỹ năng mở rộng giá trị trong đàm phán thương lượng

Thay vì coi đàm phán như một cuộc chiến, tư duy “đôi bên cùng có lợi” thường mang lại kết quả tốt đẹp hơn cho mọi người. Thảo luận đa chiều là một cách để tạo ra giá trị trong đàm phán. 

Ví dụ, với một cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế về việc sáp nhập công ty, đừng chỉ tập trung duy nhất vào vấn đề định giá, giá cả; các bên có thể trao đổi thêm về vấn đề nhân sự, địa điểm trụ sở chính, kế hoạch chiến lược dài hạn… để mở rộng giá trị hợp tác cho cả hai bên.

Định rõ sở thích, nhu cầu, mong đợi của từng bên và tìm cách đạt được sự cân bằng lợi ích là một phương pháp hiệu quả khác để tạo ra giá trị trong đàm phán. Đặt câu hỏi và chia sẻ thông tin cá nhân sẽ giúp bạn thấu hiểu đối tác và xây dựng một môi trường đàm phán tích cực.

Tạo ra giá trị không chỉ mang lại kết quả tốt hơn cho cả hai bên mà còn xây dựng mối quan hệ hợp tác và bền vững trong tương lai.

3. Lên chiến thuật khẳng định giá trị trong đàm phán thuyết phục

Đây là kỹ năng đàm phán đòi hỏi sự công bằng về giá trị mà hai bên sẽ tạo ra. Đừng từ bỏ giá trị mà bạn đang nỗ lực để đạt được, mà hãy tìm cách khẳng định giá trị đàm phán hiệu quả. 

Để thực hiện chiến lược này, hãy tập trung phân tích kỹ lưỡng về mục tiêu, mong muốn của mình và đối tác. Xác định BATNA – giải pháp thay thế tốt nhất – nếu cuộc đàm phán không thành công. Việc này giúp bạn tự tin và kiên định trong quá trình thương lượng. Sau đó, hãy bắt đầu bằng một đề nghị đầy tham vọng, thể hiện rõ giá trị mà bạn mang lại, nhưng hãy nhớ là cần ý thức rõ ràng về vùng thương lượng an toàn để có thể điều chỉnh đề nghị một cách linh hoạt.

Bằng cách áp dụng chiến thuật khẳng định giá trị, bạn có thể bảo vệ lợi ích của mình và đạt được kết quả tốt nhất trong đàm phán.

4. Có chiến thuật thuyết phục trước khi khai cuộc

Trong đàm phán, cách trình bày đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục đối tác. Kỹ năng thuyết phục có thể ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận đề xuất của bạn và mong muốn hợp tác lâu dài. Một trong những chiến thuật thuyết phục hiệu quả là đưa đưa ra nhiều lời đề nghị cùng lúc. Điều này khiến đối tác cảm thấy được kiểm soát trong quá trình đàm phán, nhưng hãy chắc chắn rằng, các lời đề nghị của bạn đều có giá trị như nhau để không phải thất vọng vì lựa chọn của bên kia.

Bên cạnh đó, hãy sử dụng sức mạnh của sự im lặng, tạo không gian để đối tác suy nghĩ và đưa ra lời đề nghị của họ; hoặc tiếp cận từ từ, bắt đầu với vấn đề nhỏ để tạo sự đồng thuận và tiến đến vấn đề lớn hơn trong cuộc đàm phán. 

5 chien thuat dam phan kinh doanh

5. Phòng thủ cho tình huống xấu – Chiến lược đàm phán trong kinh doanh không thể bỏ qua

Đàm phán không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi, bạn sẽ gặp phải những đối tác sử dụng thủ đoạn hoặc chiến thuật cứng rắn để đạt được mục đích. Do đó, việc trang bị cho mình những chiến thuật phòng thủ là vô cùng cần thiết.

Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng cũng là một bước quan trọng, giúp bạn tạo dựng nền tảng hợp tác trước khi bắt đầu đàm phán. Tuy nhiên, để tránh bị lừa đảo hoặc rơi vào thế ép buộc, bạn cần nghiên cứu kỹ càng các thông tin về đối tác và cách họ thường đàm phán. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy tạm dừng và xem xét lại mối quan hệ hợp tác này. 

Trước khi bắt đầu cuộc thảo luận, hai bên cần đồng ý về các phát ngôn và hành vi đều là trung thực. Thỏa thuận về việc đàm phán một cách minh bạch và chính trực là kỹ năng thương lượng giúp đảm bảo sự công bằng trong quá trình đàm phán.

Hơn nữa, thể hiện BATNA mạnh mẽ là một cách để cho đối tác biết bạn có lựa chọn thay thế tốt nếu đàm phán không thành công. Điều này giúp bạn tăng cường sự tự tin và kiên nhẫn trong quá trình đàm phán.

Cuối cùng, tận dụng mạng lưới quan hệ của bạn, cho đối tác biết bạn có mối quan hệ rộng rãi và có thể ảnh hưởng đến họ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác và đạt được kết quả tích cực từ cuộc đàm phán.

Bằng cách áp dụng chiến thuật phòng thủ hiệu quả, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi những hành vi gian dối và đạt được kết quả tốt nhất trong đàm phán.

Hiểu rõ và áp dụng năm chiến thuật, kỹ năng đàm phán thương lượng này một cách linh hoạt sẽ giúp bạn nâng cao khả năng đàm phán và đạt được kết quả tốt nhất trong mọi tình huống. Hãy nhớ rằng, đàm phán là một quá trình cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng linh hoạt. Nắm vững các chiến thuật đàm phán sẽ giúp bạn tự tin hơn và thành công hơn trong mọi cuộc đàm phán kinh doanh.

Một số khái niệm có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…