3 gợi ý CEO trước xu thế chuyển đổi năng lượng trên thế giới   

3 gợi ý CEO trước xu thế chuyển đổi năng lượng trên thế giới

Chuyển đổi năng lượng ban đầu ra đời như một giải pháp để xử lý vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng những năm gần đây, nó dần trở thành chiến lược lý tưởng giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí, gầy dựng danh tiếng, tăng trưởng mạnh mẽ.

Cùng SOM thảo luận về chủ đề chuyển đổi năng lượng trong bài viết dưới đây, cũng như tham khảo 3 gợi ý mà CEO không nên bỏ lỡ nhé. 

Vì sao các CEO cần cân nhắc đến chuyển đổi năng lượng?

Biến đổi khí hậu không chỉ tác động đến môi trường, mà cả nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Bởi thế, các CEO đang phải đối diện với vô số thách thức về tiềm năng tăng trưởng, thị trường lao động, lạm phát…

Một nghiên cứu của PwC Strategy& cho biết, biến đổi khí hậu làm giá năng lượng tăng cao. Các công ty trong lĩnh vực sản xuất, nông sản đang điêu đứng trước chi phí bị tăng đột biến. Một số đã thử áp dụng các giải pháp như giảm mức tiêu thụ nhưng đồng nghĩa với việc giảm hiệu suất; chuyển phí sang cho khách hàng nhưng phải chấp nhạn mất lợi thế cạnh tranh… Có thể thấy, hướng đi nào cũng có rủi ro và mang tính ngắn hạn. 

Lúc này, chuyển đổi năng lượng xuất hiện như một giải pháp lý tưởng, với nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công. Họ quyết định thiết kế lại quy trình kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng mới. Tuy tốn không ít công sức nhưng hiệu quả nhận lại sẽ bền vững lâu dài.

3 gợi ý CEO trước xu thế chuyển đổi năng lượng trên thế giới

Bên cạnh vấn đề biến đổi khí hậu cấp bách, chuyển đổi nguồn năng lượng còn trở thành xu thế bởi làn sóng ESG đang lan tỏa mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Bởi các quy trình kinh doanh với năng lượng xanh sẽ làm tăng điểm ESG, giúp tổ chức ghi điểm trong lòng công chúng, thu hút nhà đầu tư thuận lợi.

Vậy CEO cần làm gì để nắm bắt những cơ hội này?

3 gợi ý CEO trước xu thế chuyển đổi năng lượng xanh trên thế giới

1. Nhìn lại nguồn năng lượng của doanh nghiệp hiện tại

Bước đầu tiên, CEO cần xem xét lại nội tại để chuẩn bị cho kế hoạch chuyển đổi năng lượng đúng đắn và phù hợp. Những nội dung cần quan tâm bao gồm mức tiêu thụ, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên trong dài hạn, mức độ tác động đến môi trường… Sau đó cùng các phòng ban thảo luận để đưa ra những đề xuất hiệu quả.

Lưu ý, ngoài vấn đề về giá năng lượng tăng, những mối đe dọa còn bao gồm lũ lụt, hạn hán… làm ảnh hưởng nguồn cung cấp. Bởi thế, doanh nghiệp cần nghiêm túc rà soát để có cơ sở bàn luận chính xác, làm cho việc tiêu thụ năng lượng của bạn bền vững hơn.

2. Vẽ ra bức tranh hoàn chỉnh về tất cả các yếu tố phụ thuộc vào khí hậu và năng lượng của công ty 

Để quyết định công ty nên chọn chuyển đổi thế nào, doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản cho từng nguồn để dự đoán những rủi ro và cơ hội. Và trong đó cũng cần liệt kê đầy đủ các yếu tố phụ thuộc mà tổ chức có thể ảnh hưởng.

Ví dụ, khi công ty cần đầu tư các tấm pin mặt trời, nguồn cung hiện tại đa phần đến từ Trung Quốc. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ giảm phụ thuộc vào Nga khi không dùng nguồn khí đốt nữa. Liệu đây có phải lựa chọn tốt và mang tính bền vững cao? Đó chính là những khía cạnh CEO cần xem xét.

3. Tiếp thu đầy đủ vấn đề khí hậu trong mọi khía cạnh của tổ chức

Khi nhắc đến năng lượng, phần lớn tổ chức sẽ nghĩ đến khâu sản xuất. Nhưng thực tế, nó còn liên đới đến nhiều phòng ban, giai đoạn vận hành khác. CEO có thể tổ chức khảo sát trên toàn công ty, hoặc chương trình bàn luận về chủ đề này, để thu thập đầy đủ và đa chiều. Từ đó, lựa chọn chuyển đổi năng lượng phù hợp cho cả tổ chức sẽ trở nên có cơ sở và logic hơn.

3 gợi ý CEO trước xu thế chuyển đổi năng lượng trên thế giới

Những lời khuyên này có thể ứng dụng cho mọi loại hình quy mô doanh nghiệp, nhưng chỉ những CEO nào có khả năng nhìn xa trông rộng, táo bạo và muốn dẫn đầu mới ưu tiên thực hiện. Bởi đây còn là một vấn đề quá mới mẻ, đặc biệt ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, giải pháp mới nhưng vấn đề đã tồn đọng từ lâu, và dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề tăng dần trong thời gian tới. Từ năm 2019, theo báo cáo của tổ chức Germanwatch, Việt Nam thuộc Top10 đất nước chịu tác động của biến đổi khí hậu tới 20 năm.

Bộ Chính trị của nước ta cũng đã nhận thức được vấn đề này và đề xuất chiến lược phát triển năng lượng quốc gia trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020. Cụ thể, Bộ đề nghị các tổ chức chú trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa bảo đảm an ninh năng lượng.

Có thể thấy, chuyển đổi cần được đẩy nhanh, nên các CEO cũng cần tăng cường nghiên cứu, học hỏi và xây dựng góc nhìn khác về hoạt động kinh doanh để tự tin triển khai hiệu quả.

Sau đây là hướng dẫn quy trình được Diễn đàn Kinh tế Thế giới giới thiệu trong báo cáo “Fostering Effective Energy Transition”, dành cho những lãnh đạo muốn chuyển đổi năng lượng.

Hướng dẫn quy trình chuyển đổi năng lượng trên thế giới

3 xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh trên thế giới

Quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng thường được chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1. Xanh hóa hạ tầng hiện tại

Khi bắt đầu chuyển đổi, CEO không cần thay thế ngay, mà đôi khi chỉ cần giảm bớt mức hiện tại và bổ sung một số khía cạnh phù hợp. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và chi phí, hạn chế làm mới cấu trúc tổ chức, giúp nhân sự dễ thích nghi, ổn định hiệu suất kể cả trong quá trình chuyển dịch.

Cụ thể, những hoạt động làm sạch hạ tầng có thể triển khai như giảm phát thải, tối đa hiệu suất hạ tầng hiện tại, tận dụng triệt để chuỗi cung ứng…  

Giai đoạn 2. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi

Sau khi đã giải quyết được nguồn năng lượng hiện tại, doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc chuyển đổi sang các phương pháp tiêu thụ sạch và xanh hơn. Ví dụ như năng lượng mặt trời, điện khí hóa, điện gió trong nhiều khía cạnh (vận chuyển, nấu ăn, điều hòa…).

Giai đoạn 3. Mở rộng phạm vi chuyển đổi

Để doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là chuyển đổi năng lượng, mà trở thành một tổ chức xanh, các giải pháp ở bước cần được triển khai diện rộng. Bên cạnh các phòng ban ưu tiên, CEO có thể cho ứng dụng ở mọi phòng ban, mọi khía cạnh, mọi chi nhánh để đồng bộ phát triển bền vững.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến những góc nhìn sâu hơn về chuyển đổi năng lượng, giúp CEO có thêm động lực ứng dụng với tổ chức của mình.

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…