Những rủi ro khi đứng ngoài xu hướng ESG   

Rủi ro từ ESG

ESG không còn là một chủ đề về môi trường, xã hội đơn thuần mà hiện đã trở thành chiến lược phát triển doanh nghiệp cho mọi lĩnh vực, quy mô. Khi xu hướng ESG và làn sóng bền vững ngày càng mạnh mẽ, tổ chức cần quyết liệt hơn trong việc lựa chọn gia nhập hoặc không.

Với những ưu điểm của ESG, liệu việc đứng ngoài xu hướng có phải là quyết định đúng đắn? Cùng SOM thảo luận những rủi ro và cơ hội của vấn đề này nhé.

Những rủi ro về ESG khi doanh nghiệp không đầu tư hoặc thực hiện hời hợt 

1. Rủi ro tài chính 

ESG không chỉ là thang điểm đánh giá mức độ tác động của doanh nghiệp đến môi trường – xã hội, mà còn được dùng như cơ sở phát hiện vấn đề, dự trù nguy cơ của nhiều tổ chức. Nhờ vậy, họ có thể nhanh chóng điều chỉnh, xây dựng giải pháp, giúp giảm thiểu rủi ro, hạn chế mức phí giải quyết sau này.

Ngược lại, những công ty không đầu tư ESG sẽ ít khi ưu tiên nhìn lại tổng thể, rà soát hay đánh giá hiện trạng doanh nghiệp. Đặc biệt là những tập đoàn truyền thống tin vào cách vận hành lâu năm của mình.

Ví dụ như những rắc rối về tranh chấp lao động hay phân biệt đối xử. Tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng có thể gây thiệt hại về nhân lực, danh tiếng, từ đó ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của công ty.

Bởi thế, các doanh nghiệp “không giải quyết mối lo ngại để đáp ứng ESG” sẽ dễ gặp rủi ro tài chính hơn những thương hiệu thực hiện.

2. Rủi ro về giá trị trong thị trường

Bền vững dần trở thành mối quan tâm của tất cả các bên liên quan như đối tác, khách hàng, công chúng… Vì vậy, đầu tư ESG cũng có thể xem là một giải pháp thúc đẩy vị trí thương hiệu trong lòng những đối tượng đó. Nhiều doanh nghiệp đã gia nhập xu hướng ESG và thành công thu hút nhiều vốn đầu tư, gia tăng lòng trung thành của khách hàng hiệu quả.

Còn những công ty bị phát hiện làm tổn hại môi trường, có những tranh cãi xã hội hay bê bối về quản trị sẽ nhận làn sóng tẩy chay. Chúng trực tiếp tác động đến niềm tin các bên, và nếu vấn đề lớn sẽ có thể khiến doanh nghiệp phải “dừng lại”.

Những rủi ro khi đứng ngoài xu hướng ESG

3. Hậu quả về quy định và pháp lý

Thực hiện nghiêm chỉnh ESG và công khai báo cáo hằng năm là một cách chứng minh doanh nghiệp hoạt động liêm chính, có đạo đức. Bởi thang đo ESG được xây dựng dựa trên quy định toàn thế giới, sau đó được điều chỉnh theo pháp luật từng khu vực để phù hợp với môi trường doanh nghiệp.

Vậy nên, những tổ chức xem nhẹ tiêu chuẩn này có thể phải đối mặt với các cuộc kiểm tra, trao đổi liên quan đến pháp lý, đặc biệt là những quốc gia đặt nặng vấn đề bền vững.

4. Nguy cơ về khả năng tồn tại lâu dài

Không gia nhập xu hướng ESG không có nghĩa là doanh nghiệp có vi phạm về mặt pháp lý. Nhưng điều đó chắc chắn đồng nghĩa với việc công ty sẽ bỏ qua một nhu cầu lớn của người tiêu dùng ngày nay. Đó là thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ phải có yếu tố bền vững, hoặc góp phần thay đổi môi trường – xã hội tích cực.

Như vậy, những doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng ESG sẽ biến thành đứng ngoài lựa chọn của người tiêu dùng, đối mặt với nguy cơ bị đào thải. Công ty sẽ mất lợi thế cạnh tranh, doanh thu giảm mạnh, tiềm năng tăng trưởng hạn chế. Khi đó, chuyện “đóng cửa” chỉ còn là vấn đề thời gian.

5. Lỗ hổng trong xây dựng niềm tin với nhà đầu tư

Một doanh nghiệp gặp phải tất cả những rủi ro nêu trên sẽ khó lòng duy trì niềm tin với các nhà đầu tư hiện tại, và cả trong tương lai. Để đầu tư sinh lời, họ sẽ tự khắc điều chỉnh lại đối tác, ưu tiên các dự án, công ty có đạo đức và trách nhiệm xã hội. Bởi thế, có nhiều doanh nghiệp sử dụng hồ sơ ESG như một cách kêu gọi vốn thành công.

Rủi ro khi đứng ngoài xu hướng esg

Với những rủi ro như trên, có thể thấy việc doanh nghiệp cần gia nhập xu hướng ESG là vấn đề cấp bách. Vậy đâu là những hướng đi để tổ chức mới thực hiện có thể gia tăng hiệu quả, cùng theo dõi đề xuất của SOM bên dưới nhé.

Lời khuyên cho doanh nghiệp mới gia nhập xu hướng ESG

Trước hết, việc triển khai ESG sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi trong tổ chức. Thế nên, lãnh đạo cần xây dựng cơ chế quản trị chuyên nghiệp và rõ ràng, chuẩn bị một đội ngũ riêng để phụ trách. Họ sẽ chịu trách nhiệm chính cho các chiến lược bền vững, giúp đội ngũ tập trung, kế hoạch được thực hiện suôn sẻ.

Bên cạnh đó, sự thay đổi chắc chắn sẽ gây xáo động trong tập thể nhân sự, nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các phòng ban khác nhau. Vậy nên, có một nhóm chuyên môn sẽ tăng tính thuyết phục, gây dựng niềm tin nội bộ. Họ cũng có thể nhanh chóng thu thập phản hồi và ưu tiên giải quyết hiệu quả.

Tiếp theo, về vấn đề nên thay đổi những gì, doanh nghiệp hãy lắng nghe tiếng nói từ công chúng. Họ chính là những khách hàng tiềm năng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số công ty. Vậy nên, hãy tìm hiểu những nhu cầu, sở thích, đề xuất từ xã hội. từ đó xây dựng các giải pháp thỏa mãn được mong đợi của khách hàng, giúp sản phẩm/dịch vụ được đón nhận. 

Cuối cùng, để những nỗ lực theo đuổi ESG được các bên liên quan nhìn thấy và công nhận, doanh nghiệp cần thúc đẩy truyền thông mạnh mẽ. Chúng bao gồm các hoạt động huấn luyện nội bộ, đăng tải trên mạng xã hội, nguồn tin chính thống… Tự khắc, các khách hàng và nhà đầu tư sẽ tìm đến mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn. 

Xem chi tiết: 3 lời khuyên khi triển khai ESG cho mọi quy mô doanh nghiệp 

Các rủi ro ESG cho doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng

Với những lời khuyên trên, hy vọng doanh nghiệp sẽ triển khai ESG thuận lợi, giảm thiểu các rủi ro, và gặt hái được các lợi ích tích cực.

So với những tổ chức không đầu tư ESG, công ty chắc chắn sẽ có những lợi thế vượt bậc, ví dụ như:

  • Tăng trưởng dẫn đầu: sản phẩm, dịch vụ bền vững được ủng hộ từ đa dạng phân khúc, giúp mở rộng thị trường và gia tăng thị phần mạnh mẽ.
  • Tiết kiệm chi phí: hàng loạt chi phí xử lý chất thải, ô nhiễm… sẽ được cắt giảm tối đa hoặc hoàn toàn.
  • Hạn chế liên quan pháp lý: báo cáo ESG như một “kim bài” giúp gầy dựng niềm tin với chính quyền, tổ chức đánh giá hiệu quả.
  • Tăng hiệu suất lao động: nhân sự sẽ sẵn sàng cống hiến với những tổ chức quản trị tốt, công bằng, minh bạch và có đóng góp cho xã hội.
  • Tối ưu tài sản gốc và vốn đầu tư: ESG hướng doanh nghiệp đầu tư đúng các hạng mục cần thiết, hoạch định tài chính rõ ràng, giúp ổn định sức khỏe tài chính.

Tìm hiểu chi tiết: 5 lợi điểm giúp doanh nghiệp đầu tư ESG “vượt mặt” doanh nghiệp không đầu tư ESG 

Trường quản lý SOM-AIT hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn về những rủi ro và cơ hội về ESG, giúp quyết định gia nhập xu hướng thuận lợi hơn.  

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…