3 trọng tâm chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

3 trọng tâm chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

Mục đích của chuyển đổi số trong giáo dục là gì? Đâu là những khó khăn, cơ hội khi triển khai? Cần làm gì để chuyển đổi số giáo dục – đào tạo và các phân mảng liên quan? Các đơn vị đào tạo kiến thức, kỹ năng, trường tư nên tiếp cận với bài toán này từ đâu, như thế nào? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ vào thay đổi mô hình vận hành, kinh doanh theo hướng ưu việt hơn. Tuy nhiên tùy vào mỗi lĩnh vực, khái niệm chuyển đổi số sẽ được hiểu rộng hoặc sâu theo đặc thù riêng. 

Cụ thể hơn, chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ vào thay đổi cách thức quản lý, cơ sở vật chất, cách thức giảng dạy. Một vài ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục thường thấy có thể kể đến như:

  • Ứng dụng các phần mềm quản lý, số hóa tài liệu để giảm bớt hồ sơ, dữ liệu cồng kềnh
  • Đa dạng hóa cách thức học trực tuyến 
  • Sử dụng công nghệ để đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của từng học viên, từ đó đưa ra các can thiệp khi cần
  • Phát triển các ứng dụng hỗ trợ học tập và tích hợp vào chương trình

Vì sao chuyển đổi số giáo dục quan trọng? 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên nhiều lĩnh vực. Ngành giáo dục, đào tạo – giáo dục đại học, đào tạo nghề nghiệp, dạy ngôn ngữ, kỹ năng… cũng không nằm ngoài vòng xoáy. Để đối mặt với tình trạng giãn cách xã hội, dự phòng cho các đợt bùng phát nghiêm trọng trong tương lai và bắt kịp những xu hướng hành vi học tập mới chuyển đổi số là giải pháp .  

Nhiều đại học, trung tâm giáo dục đã tích cực ứng dụng công nghệ vào giải dạy, thúc đẩy mô hình giảng dạy trực tuyến và học tập ‘từ mọi nơi’. Nhiều nền tảng ứng dụng học online cũng được phổ cập trên diện rộng kể từ sau đợt giãn cách. Song song với đó là những thay đổi tương ứng trong mô hình quản lý giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Nhìn chung, chuyển đổi số đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực ‘đầy tính truyền thống như giáo dục – đào tạo. Cho tới lúc này, các lợi ích thấy ngay có thể kể đến:

  • Giải quyết các vấn đề giáo dục trong quá trình giãn cách
  • Hạ thấp chi phí vận hành của các trường đại học, trung tâm đào tạo ngôn ngữ, kỹ năng, nghề nghiệp… đồng thời tối thiểu hóa chi phí học tập
  • Nâng cao tính linh hoạt trong học tập và giảng dạy
  • Tạo tiền đề cho các ứng dụng học tập trong tương lai – chẳng hạn cá nhân hóa chương trình học theo trình độ học viên

Đây cũng là cơ hội để ‘nâng cao năng lực số’ của người dân Việt Nam từ cấp tiểu học, kích thích sự tìm hiểu, mày mò về công nghệ, đồng thời tạo ra những ‘sân chơi’ đưa các cơ hội hợp tác, kết nối với doanh nghiệp, bạn bè quốc tế vào chương trình giáo dục đại học. Ví dụ như: học qua các dự án thực tế!

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt và cơ hội, chuyển đổi số trong giáo dục vẫn còn phải đối mặt với nhiều trở ngại vốn không thể giải quyết dứt điểm trong ngày một, ngày hai. 

Thực trạng và thách thức chuyển đổi số trong ngành giáo dục tại Việt Nam

khó khắn và thách thức chuyển đổi số trong ngành giáo dục tại Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục vẫn là chặng đường còn dài để đi và tồn tại nhiều phép thử. Một vài thách thức ngắn hạn của chuyển đổi số giáo dục có thể kể tới:

  • Hạ tầng số, cơ sở vật chất ở nhiều nơi chưa đáp ứng đủ điều kiện đổi mới.
  • Cơ sở dữ liệu số trở thành nan đề cho nhiều đơn vị giáo dục khi đòi hỏi có sự đầu tư về nhân lực, tài chính lớn.
  • Khó kiểm soát chất lượng giảng dạy và đảm bảo về sự đồng nhất về kiến thức, nội dung giảng dạy tới tất cả mọi người. Chương trình kiểm định còn chưa hoàn thiện.
  • Năng lực số của nhiều ‘chuyên gia lớn tuổi’ còn nhiều giới hạn, khiến quá trình giảng dạy còn nhiều bất cập. Nhiều đơn vị đào tạo vẫn chưa quen với các mô hình này, khiến cho việc giảng dạy chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. 
  • Vấn đề pháp lý trong giáo dục như bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ và thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. 
  • Về mặt học viên, sự bất bình đẳng ở các vùng sâu vùng xa, hoặc hộ nghèo sẽ bị phóng đại.

3 trọng tâm của các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo

1. Ứng dụng công nghệ vào hoàn thiện kho dữ liệu – tài liệu học tập

Để quá trình học tập – giảng dạy trở nên linh hoạt hơn, số hóa học liệu là một trong những ưu tiên quan trọng trong chuyển đổi số giáo dục. Thông qua phát triển kho tài nguyên dữ liệu, học viên và giảng viên có thể dễ dàng truy cập vào ‘thư viện’ của trường và tiếp cận với những thông tin, tài liệu cần thiết một cách nhanh chóng, không bị giới hạn về số lượng đầu sách. 

Bên cạnh đó việc chia sẻ tài liệu giữa giảng viên và học sinh cũng ‘thông suốt’ hơn, bớt phụ thuộc vào việc in ấn, gặp mặt trực tiếp. Tại các trường đại học trên thế giới, các hệ thống quản trị tài liệu đã gần như được phổ cập tại các nước phát triển, tạo cơ hội cho học viên, giảng viên có thể tiếp xúc với các nguồn tài liệu nhanh chóng, tiết kiệm và truy cập những thông tin quan trọng kịp thời. 

Và song song với việc số hóa kho dữ liệu, tài liệu các hạ tầng số cũng là một trong những ưu tiên không thể thiếu để tạo ra những trải nghiệm mạch lạc cho người dùng.

 các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo

2. Tăng tính tương tác – trải nghiệm cá nhân hóa trong học tập

Một trong những nhược điểm của việc học trực tuyến là khó kiểm soát chất lượng và sự ‘tẻ nhạt’ trong tiết học khi thiếu đi những tương tác thực tế. Với các đơn vị đào tạo nghề nghiệp, ngôn ngữ, kỹ năng, đây cũng là vấn đề đáng cân nhắc khi trải nghiệm học tập luôn là tiêu chí đánh giá hàng đầu để lựa chọn một khóa học.

Ứng dụng VR, AR vào xây dựng lớp học thông minh có thể chưa phải là giải pháp có thể phổ biến rộng rãi ngay lúc này nhưng có thể được coi là một lựa chọn đường xa. Xét về tính khả thi và thực tế, việc phát triển các nền tảng học tập riêng, hoặc phần mềm, ứng dụng hỗ trợ ngoài giờ học cũng có thể được coi là giải pháp đáng cân nhắc.

Chẳng hạn với trung tâm tiếng anh, việc phát triển các ứng dụng bổ trợ, hỗ trợ, test trình độ đang trở thành định hướng của nhiều đơn vị lớn nhằm gia tăng trải nghiệm học viên.

3. Ứng dụng các phần mềm quản lý vào chuyển đổi số giáo dục

Việc chuyển đổi số cách thức giảng dạy, trải nghiệm học tập, mô hình quản lý tài liệu đòi hỏi những thay đổi tương ứng trong quản lý, vận hành. Bộ máy vận hành của trường học hay các đơn vị đào tạo có trơn tru, các thay đổi mới có thể diễn ra thuận lợi. 

Một vài góc độ các đơn vị giáo dục, đào tạo có thể tiếp cận trong trường hợp này có thể kể tới như:

  • Quản lý tuyển sinh, hồ sơ, giấy tờ
  • Quản lý kho tài liệu giảng dạy
  • Quản lý bảng điểm, giám sát học viên – chẳng hạn thành tích, sự phát triển, thay đổi trong học tập
  • Quản lý quy trình, thủ tục trong chính nội bộ, đặc biệt là các mô hình giáo dục chính quy
  • Đối với các trung tâm đào tạo ngôn ngữ, kỹ năng, đó có thể là các phần mềm quản trị dữ liệu, CRM, quản trị lịch khai giảng, lớp học… 

Chuyển đổi số trong giáo dục không hoàn toàn là vấn đề công nghệ mà còn phụ thuộc vào quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như các nhân sự chuyên môn để. Để mang đến những thay đổi toàn diện và thấu triệt, dưới đây là một vài gợi ý về chuyển đổi số có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…