Ngày nay, CMO phải kiêm nhiệm nhiều trọng trách khi phải giữ chân khách hàng hiện tại và dự đoán những xu hướng mới giữa thời cuộc nhiều biến động. Giải pháp nào cho “ghế nóng” CMO thời đại số? Và tại sao nói CMO biết phân tích dữ liệu kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nắm lấy chìa khóa vàng đến với vị thế vững chắc trên thị trường?
Cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng phân tích dữ liệu kinh doanh đem lại lợi ích gì cho CMO?
Dữ liệu được xem là “vũ khí” để các doanh nghiệp chinh chiến trên thị trường thời đại số. Ở phạm trù marketing, các CMO có thể tận dụng 2 nhóm dữ liệu bao gồm dữ liệu nội bộ và dữ liệu từ thị trường.
- Thông qua dữ liệu nội bộ hay dữ liệu kinh doanh, CMO sẽ có góc nhìn cận cảnh hơn về khách hàng để từ đó khoanh vùng nhóm đối tượng chính, nhân rộng kết quả và can thiệp kịp thời vào những thị trường còn yếu hay mất dần vị thế.
- Dữ liệu từ thị trường giúp các CMO tìm điểm neo cho kế hoạch hàng năm, xác định thị hiếu, sự chuyển đổi hành vi của khách hàng ở cả hiện tại và tương lai. Đây sẽ là cơ sở quyết định để lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch kịp lúc, kịp thời một cách lý tính, khách quan nhất
Song, ở bối cảnh các thương hiệu chạy đua theo xu hướng để đáp ứng cho thị trường, dữ liệu kinh doanh vẫn chưa được phát huy hết giá trị vốn có. Trong khí đó, nguồn dữ liệu đang sẵn có lại hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản trị marketing trong việc:
- Giữ chân và mở rộng tệp khách hàng trung thành: Dữ liệu kinh doanh giúp CMO hiểu rõ tâm lý, hành vi những khách hàng phù hợp và yêu thích sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp. Từ đây, CMO có thể phát triển các hoạt động truyền thông, chương trình hậu mãi “đúng tâm lý, đúng thời điểm” và gia tăng tệp khách hàng trung thành.
- Ra quyết định chính xác, giảm rủi ro: Không còn quyết định cảm quan và phỏng đoán, CMO có cơ sở rõ ràng khi đứng trước mọi quyết định. Dữ liệu kinh doanh giúp các hoạt động marketing được phát triển bằng cách hiểu rõ khách hàng, hiểu đúng tiềm lực doanh nghiệp. Từ đó hoạt động marketing được đảm bảo về kết quả, củng cố cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặt mục tiêu, lập kế hoạch và đo lường hiệu quả chuẩn xác hơn: CMO có được góc nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi mới nhậm chức. Từ đó, mục tiêu marketing đề ra sẽ thực tế, kế hoạch khả thi và có thể đo lường chuẩn xác hơn.
- Sớm nắm bắt được sự thay đổi trong hành vi của khách hàng: Khách hàng thay đổi mỗi ngày, nhất là trong thời buổi họ có nhiều lựa chọn như hiện nay. Khi CMO theo dõi dữ liệu kinh doanh thường xuyên sẽ sớm nhận ra và có kế hoạch ứng biến phù hợp. Những biến chuyển về hành vi tiêu dùng, dù là nhỏ nhất, CMO đều sớm can thiệp, xử lý và có thể giữ nhịp kinh doanh hiệu quả trong dài hạn.
- Tối ưu hiệu quả marketing trong ngân sách có hạn: Khả năng phân tích dữ liệu kinh doanh giúp CMO đối soát với tình hình của doanh nghiệp và đề xuất ngân sách phù hợp, chi tiêu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, như sản phẩm mới hoặc tái tung, marketing sẽ cần chi nhiều hơn thu. Dữ liệu kinh doanh sẽ hỗ trợ CMO cách chi tiêu để đạt được mục tiêu marketing trong ngân sách hợp lý với tình hình doanh nghiệp.
Bộ phận marketing là mắt xích quan trọng nối từ kinh doanh đến tiếp thị, quảng bá. Và CMO là đầu tàu trong việc “hiện thực hóa” mục tiêu kinh doanh bằng các hoạt động marketing. Thế nên, lợi thế phân tích kinh doanh chính là chìa khoá để CMO gỡ thế khó khi vừa phải làm chuyên môn, vừa phải làm quản trị.
Nhưng học phân tích dữ liệu kinh doanh ứng dụng cụ thể ra sao trong phạm vi công việc của CMO?
Học phân tích dữ liệu kinh doanh có giúp nhẹ gánh cho CMO?
Hầu hết các CMO đều đi lên từ chuyên môn marketing, truyền thông – quảng cáo. Dù có khởi đầu trái ngành, CMO cũng đã dành nhiều thời gian để rèn giũa kỹ năng, khả năng ở góc độ marketing. Tuy nhiên, ở cương vị đầu tàu marketing, CMO phải mở rộng góc nhìn và thực hiện những quyết định có tính chiến lược hơn là thực thi.
Khóa học phân tích kinh doanh sẽ bù đắp cho những thiếu sót về mặt quản trị, giải quyết những trăn trở khi đứng trước những quyết định có thể ảnh hưởng đến chiến lược phát triển doanh nghiệp!
1. Góc nhìn toàn cảnh về thị trường kinh doanh
CMO là người đầu tiên thẩm thấu và tìm cách khiến doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh bằng chiến lược marketing. Học phân tích dữ liệu kinh doanh sẽ giúp CMO gạn lọc và điều hướng trước và nhân viên trực tiếp đi vào công việc chi tiết. Vươn lên khỏi góc nhìn của marketing, CMO thấy được những yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chọn được hướng đi phù hợp ngay từ bước đầu.
Nhiều nhận định cho rằng: khi đến vị trí cấp cao, những nhà lãnh đạo sẽ rất lý trí và dè chừng trước những ý tưởng sáng tạo có thể mang đến thành công cho doanh nghiệp. Điều này không sai, vì trách nhiệm họ đảm đương không cho phép việc đánh liều. Nhưng bằng góc nhìn trực quan, tổng quát, CMO vẫn có thể tạo ra không gian sáng tạo vừa đủ an toàn, vừa đủ sức ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
2. Hình thành “tư duy số”
Những dữ liệu miên man chính là chướng ngại vật tiếp theo trong lộ trình thăng tiến sự nghiệp của CMO. Phòng kinh doanh chỉ chuyển giao theo yêu cầu và không hiểu rõ đâu là dữ liệu hữu ích cho hoạt động marketing. Vì thế CMO cần “đãi cát tìm vàng”, chủ động khai thác và nhìn thấy những dữ liệu giá trị để phòng marketing tiếp tục đào sâu.
Vậy nên, CMO học phân tích dữ liệu kinh doanh sẽ nhìn thấu, biết cách biểu thị dữ liệu thành thông tin có nghĩa và biến chúng thành tài nguyên cho nhân sự cấp dưới triển khai thực thi. Việc hình thành tư duy số loại là bàn đạp đưa CMO vượt qua rào cản “dân làm chuyên môn” và dễ dàng thăng tiến hơn.
3. Nâng cấp chất lượng đội ngũ nhân sự
Ở cương vị lãnh đạo, CMO vừa phải chuyển hướng tư duy để gia tăng lợi nhuận kinh doanh vừa phải bồi dưỡng, giữ chân nhân sự. CMO học phân tích dữ liệu là cách soi chiếu chính mình. Không những thấy được thiếu xót ở góc độ kinh doanh, CMO còn có thể tận dụng để hướng dẫn cho các nhân sự còn nặng tư duy thực thi.
Khả năng phân tích dữ liệu kinh doanh không chỉ là điều kiện nên mà cần có với CMO thế hệ số. Không những ứng dụng cho mình, CMO còn xây dựng cho mình đội ngũ chắc tay khi tận dụng dữ liệu khi làm chuyên môn. Đây còn có thể xem là “bí quyết” giữ chân nhân sự tiềm năng của nhiều CMO.
Chung quy lại, học phân tích dữ liệu mang đến tư duy thực tế hơn cho CMO. Các hoạt động marketing được sáng tạo trong điều kiện được đo lường và đúng hướng ngay từ đầu. Hơn nữa, CMO còn có thể “dựng binh” khi học 1 lần mà có thể truyền lại cho nhiều lứa nhân sự.
Phân tích dữ liệu học trường nào là phù hợp với vị trí CMO?
2 yếu tố cần được ưu tiên là kỹ năng phân tích và tầm nhìn vận dụng dữ liệu trong bối cảnh kinh doanh. Vì CMO nên mở sẵn lối để tương lai trở thành cấp quản lý cao hơn, trách nhiệm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khi đó cũng sẽ tăng theo.
Vậy muốn giỏi phân tích dữ liệu học trường nào là phù hợp với CMO?
Chương trình Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và chuyển đổi số của trường quản lý SOM-AIT (TOP 150 Trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2023)
Trưởng quản lý SOM-AIT có bề dày kinh nghiệm lâu năm và thường xuyên thuộc top các trường đào tạo kinh doanh tốt nhất trong khu vực, thế giới. Chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số – PM BADT tại trường SOM cung cấp cho CMO tư duy chiến lược vận dụng dữ liệu để thách thức trong bối cảnh nhiều biến động.
Trong 4 kỳ học, học viên sẽ đi qua nhiều môn học cụ thể, từ lý thuyết nền tảng của công nghệ 4.0, phân tích dữ liệu lớn, phân tích khách hàng cho đến quản trị thay đổi. Nếu học viên đăng ký theo thời khóa biểu lý tưởng, chỉ trong 1 năm CMO đã có được chứng nhận Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và chuyển đổi số và tự tin thực hành ngay tại doanh nghiệp.
Tóm lại, thế khó của CMO là giữ nhịp thăng tiến về khả năng chuyên môn và tiếp nạp cả kỹ năng quản trị ở khía cạnh kinh doanh. Lời giải ở đây là chương trình PM BADT với nội dung bao hàm được cả 2 nội dung này! Hãy để lại thông tin bên dưới, trường SOM sẽ liên hệ lại sớm nhất để tư vấn lịch học phù hợp nhất với bạn.
Có thể bạn quan tâm: