Business Analyst (BA) là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong đó, nhóm ngành IT BA và Non IT BA đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhân sự trẻ.
Cụ thể chúng là gì và khác biệt ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây của SOM để được giải đáp nhé.
IT Business Analyst là gì?
IT Business Analyst tạm dịch là chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và truyền thông. Đây có thể xem là cầu nối giữa IT với các mô hình quản lý doanh nghiệp.
Cụ thể, nhân sự đảm nhiệm vị trí này sẽ phân tích các yêu cầu của doanh nghiệp bằng kỹ thuật, và đề xuất giải pháp dưới góc độ công nghệ chuyên sâu. Mục tiêu là dùng nghiệp vụ IT để giải quyết vấn đề kinh doanh, từ đó gia tăng hiệu suất và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh hiệu quả.
Công việc của IT BA còn bao gồm hợp tác với các team nội bộ, khách hàng, đối tác để tìm ra hướng đi tối ưu nhất. Những mô hình kinh doanh mới hoặc cải cách quy trình/hệ thống/chính sách hoàn toàn được khuyến khích.
Do đó, người phụ trách công việc này không đơn thuần là dân kỹ thuật chỉ biết công thức máy móc, mà còn cần trau dồi nhiều về khả năng sáng tạo và tư duy đổi mới.
Non IT Business Analyst là gì?
Non IT Business Analyst hay đơn giản là BA, có tên tiếng Việt là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Công việc này được sinh ra nhằm giúp doanh nghiệp khai thác tốt các nguồn dữ liệu, biến chúng thành chuỗi giá trị hữu ích cho tổ chức.
Có thể hiểu vị trí này như “đầu lọc” dữ liệu để đưa ra các quyết định hợp lý và chuẩn xác hơn. Do đó, nhân sự đảm nhiệm cần am hiểu song song kiến thức, nghiệp vụ về kỹ thuật và kinh doanh.
Từ đó định hướng thay đổi quy trình, cải tiến sản phẩm, nâng cấp dịch vụ… nhờ khả năng đọc hiểu dữ liệu.
Tìm hiểu chi tiết ngành Business Analyst là gì?
Bên cạnh năng lực chuyên môn, BA cũng được yêu cầu về kỹ năng thuyết trình, giao tiếp. Bởi họ cần trình bày và diễn giải những phân tích, đề xuất của mình cho lãnh đạo, nhà đầu tư, đối tác và các phòng ban.
Làm sao để thuyết phục mọi người hiểu và đồng ý các sáng kiến cũng là một thách thức với nhân sự đảm nhiệm.
Sự khác biệt giữa IT BA và Non IT BA?
Trọng tâm nghề nghiệp
Phân biệt 2 ngành nghề này dễ dàng nhất là ở tên gọi. Trong khi IT BA nhìn nhận các vấn đề thiên về góc độ kỹ thuật, thì Non IT BA lại tập trung xem xét giải quyết dưới góc nhìn kinh doanh.
Phạm vi công việc
Để có thể phát huy tối đa năng lực chuyên môn, IT Business Analyst chủ yếu phụ trách các dự án liên quan đến công nghệ thông tin. Rộng hơn thì thường được tuyển dụng bởi các công ty phần mềm.
Còn chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh không phải lúc nào cũng tham gia dự án công nghệ. Họ có thể phụ trách đa dạng hơn như phân tích quy trình nghiệp vụ, dự đoán cơ hội, đề xuất chiến lược kinh doanh…
Xem thêm Vai trò của chuyên viên Phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp
Mục tiêu công việc
Những nhân sự mảng IT có tư duy mạnh mẽ về kỹ thuật, nên thường được yêu cầu cải tiến hệ thống – sản phảm – dịch vụ lên mức điểm cao hơn.
Về phía BA, vị trí được kỳ vọng giúp lãnh đạo cải thiện và mở rộng các hoạt động kinh doanh, không giới hạn lĩnh vực.
Danh sách kỹ năng yêu cầu của IT BA và Non IT BA
Với những trọng tâm chuyên môn khác nhau, yêu cầu kỹ năng của từng ngành nghề cũng có sự phân biệt.
Kỹ năng cần có của IT Business Analyst
Là những nhà phân tích kinh doanh với yêu cầu chuyên môn công nghệ cao, nhân sự cần am hiểu tốt và thành thạo các ứng dụng:
- Excel, powerpoint
- Công cụ phân tích dữ liệu
- Mô hình hóa dữ liệu
- Công cụ tạo khung, tạo mẫu
- Phát triển phần mềm, xử lý sự cố hệ thống (debugging)
- Writing queries data modeling skills, sequence diagrams…
Song song đó là các kỹ năng mềm – cũng là yếu tố giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng hoặc thăng tiến.
- Kỹ năng giao tiếp
- Thuyết trình
- Khả năng thuyết phục
Kỹ năng cần có của Business Analyst
Kỹ thuật có thể không cần đặt nặng với vị trí BA. Tuy nhiên một số kỹ năng chuyên môn quan trọng vẫn cần phải có:
- Thu thập, xử lý thông tin
- Đọc hiểu và phân tích dữ liệu
- Trình bày và báo cáo
- Hiểu cách dùng và cốt lõi các công cụ, phần mềm
Trên thị trường tuyển dụng hiện nay, cũng có không ít chuyên viên phân tích kinh doanh có nền tảng công nghệ vững. Lúc này, điều họ cần trau dồi thiên về mảng kinh doanh và sự phát triển của tổ chức:
- Kỹ năng thương thảo, đàm phán, phản biện
- Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
- Cấu trúc doanh nghiệp
- Phân tích các bên liên quan như khách hàng, vốn đầu tư, chi phí…
- Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ
Khóa học cần thiết cho chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh
PM BADT của trường SOM AIT là khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh và chuyển đổi số, được thiết kế riêng cho nhân sự ngành Business Analyst.
Trọng tâm đào tạo là cách nhìn nhận, xử lý vấn đề, đưa ra quyết định dưới góc độ kinh doanh. Song song đó là liên tục cập nhật những xu hướng công nghệ, case study dữ liệu trong và ngoài nước.
Nhờ đó giúp bạn nâng cấp toàn diện, mở rộng cơ hội nghề nghiệp, thuận lợi thăng tiến trong thời đại công nghệ 4.0.
Giáo án được biên soạn bởi các chuyên gia đầu ngành, kết hợp workshop thực hành định kỳ. Chương trình đảm bảo cung cấp kiến thức thực tế nhất, có thể ứng dụng ngay trong quá trình học.
Nội dung khóa học phân tích dữ liệu tại SOM AIT bao gồm:
- Phân tích dữ liệu lớn – Big Data
- Marketing kỹ thuật số và Phân tích người dùng
- Quản trị dữ liệu toàn cầu
- Công nghiệp 4.0
- Chiến lược kinh doanh và chuyển đổi số
>> Xem chi tiết Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh tại SOM-AIT học những gì?
SOM hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về IT và Non IT Business Analyst. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn về khóa học BADT, hãy để lại thông tin trong form bên dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ tư vấn sớm nhất nhé.