OKR là gì? OKR hay KPI, doanh nghiệp nên chọn cách đo lường hiệu quả công việc nào?  

okr có những lợi ích gì

OKR là gì? Tại sao OKR được nhiều tập đoàn hàng đầu như Google, Facebook, Uber ứng dụng? Cùng là cách đo lường hiệu quả công việc, liệu OKR có giống KPI? Đâu là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn?

Hãy để SOM hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của bạn trong bài viết bên dưới nhé.

Mô hình OKR là gì?

OKR (viết tắt của Objectives and Key Results) là một công cụ giúp doanh nghiệp, phòng ban, nhóm nhỏ quản lý mục tiêu và kết quả hiệu quả. OKR sẽ giúp tổ chức cam kết về thời gian và đầu ra công việc, đồng thời tạo động lực để toàn công ty liên tục nỗ lực, phấn đấu. 

mô hình OKR là gì? nên chọn OKR hay KPI

Có 2 thành tố quan trọng trong phương pháp thiết lập mục tiêu OKR:

1. Objective (Mục tiêu)

Objective thường trả lời cho câu hỏi “Chúng tôi muốn đi đâu?” hoặc “Chúng tôi muốn làm điều gì?”. Ở phần này, lãnh đạo sẽ định tính sự thành công bằng một nhận định, mục tiêu, thúc đẩy toàn công ty cùng hướng về giải quyết. Các phòng ban có thể phân tách mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ để tối ưu nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành.

Một số lưu ý khi thiết lập Objective:

  • Mỗi cấp độ trong tổ chức (nhóm, phòng, ban…) cần khoảng 3-5 mục tiêu. 
  • Mục tiêu của mỗi cấp phải dựa trên mục tiêu của cấp cao hơn. Mức độ ưu tiên từ cấp cao đến thấp, từ tổng công ty đến cá nhân.
  • Ngắn gọn, rõ ràng.
  • Khả thi trong một quý. 
  • Cao hơn mức năng lực để tạo cảm giác thách thức, tạo động cơ phấn đấu cho nhân sự.
  • Truyền cảm hứng đến mọi người.

2. Key Result (Kết quả then chốt)

Key Result thường trả lời cho câu hỏi “Chúng tôi đến đó bằng cách nào?” hoặc “Làm thế nào để đạt mục tiêu?”. Dựa vào đây, lãnh đạo sẽ định lượng để có những bước đo lường cần thiết để đạt được kết quả then chốt. Một số lưu ý khi thiết lập Key Result:

  • Mỗi mục tiêu nên có khoảng 3-5 kết quả then chốt.
  • Có thể đo đếm được.
  • Nêu rõ ràng và cụ thể kết quả đầu ra.
  • Kết quả then chốt của mỗi cấp phải dựa trên cấp cao hơn. Mức độ ưu tiên từ cấp cao đến thấp, từ tổng công ty đến cá nhân.

Ví dụ về OKR từ cách thiết lập của Uber:

Cấp lãnh đạo có thể tham khảo cách ứng dụng OKR vào doanh nghiệp của công ty Uber nổi tiếng:

Nhóm 1:

Objective: Độ phủ sóng của các tài xế đạt ít nhất 20% trên toàn hệ thống.

Key result:

  • Tần suất xuất hiện tài xế ở mỗi khu vực: từ  25%.
  • Thời gian lái xe của mỗi tài xế: trung bình 26h/tuần.
  • Số lượng tài: tăng 5.000.000 người toàn thế giới.

Nhóm 2

Objective: Mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên 70%

Key result:

  • Giảm thời gian đón khách xuống dưới 10 phút.
  • Xếp hạng tài xế tạo động lực làm hài lòng khách hàng, dựa trên feedback 5 sao của họ.

OKR có những lợi ích gì?

Khi có những mục tiêu và kết quả then chốt rõ ràng theo OKR, doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức và từng cá nhân biết rõ lý do phấn đấu, làm việc một cách hiệu quả và thuận lợi phối hợp với nhau hơn. Đồng thời OKR còn giúp đo lường được các nỗ lực, đóng góp từ nhân lực đến công cụ, từ đó tối ưu những nhân tố giúp tổ chức phát triển.

OKR có những lợi ích gì?

Dưới đây là 5 lợi ích cụ thể của việc ứng dụng mô hình OKR vào đánh giá hiệu quả công việc!

1. Tính liên kết nội bộ

OKR được áp dụng cho toàn bộ tổ chức, từ cá nhân đến từng phòng ban. Do đó, tất cả cần cùng phối hợp với nhau để nhanh chóng đạt mục tiêu, kết quả lớn nhất. Chính điều này sẽ thúc đẩy nhân sự tự động liên kết, thắt chặt nội bộ, đồng lòng chung một chí hướng.

2. Tập trung vấn đề quan trọng nhất

Khi tất cả cùng đồng lòng như vậy, nhân sự sẽ biết hiện tại cần tập trung và ưu tiên giải quyết công việc nào hơn. Cứ thế, OKR gián tiếp góp phần loại bỏ các đầu việc gây xao nhãng hay làm giảm hiệu suất công việc. 

3. Tăng tính minh bạch

Vì OKR áp dụng cho toàn tổ chức, nên mọi nhân sự đều nắm rõ mục tiêu và kết quả then chốt, tương ứng kế hoạch/công việc của mỗi người. Yếu tố này sẽ giúp nhân viên cảm thấy minh bạch, công bằng, không bị phân biệt cấp bậc, thúc đẩy tính chuyên môn cho doanh nghiệp.

4. Dễ đo lường 

Với kết quả then chốt được định lượng rõ ràng, OKR giúp doanh nghiệp đo lường được tiến độ – mức độ hoàn thành – đầu ra cuối cùng một cách đầy đủ và chính xác. Cáp quản lý sẽ theo dõi và nhanh chóng nắm được tình hình của nhóm, phòng, ban, tổ chức. 

5. Nâng cao hiệu suất công việc 

Khi tất cả cùng có tinh thần thoải mái, động lực phấn đầu và đồng lòng hướng về một phía, tỉ lệ đạt thành công ắt hẳn sẽ tăng lên bội phần. Bởi lẽ, khi thiết lập OKR, mục tiêu được đặt cao hơn so với năng lực hiện thời. Chính thách thức đó đã kích thích khả năng của nhân sự, giúp họ phát huy tối đa để đạt được kết quả vượt bậc.

So sánh KPI và OKR – Doanh nghiệp nên chọn quản lý theo mô hình KPI hay OKR?

OKR và KPI đều là công cụ giúp lãnh đạo quản trị theo mục tiêu có thể đo lường được. Cả hai đều tác động tích cực đến năng suất và hiệu quả làm việc của nhân sự, tạo động lực phấn đấu và kích thích ham muốn hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, OKR và KPI khác nhau ở:

Hỗ trợ lãnh đạo đánh giá:

  • OKR đánh giá sự tiến bộ và nỗ lực của nhân viên, cũng như khả năng phát triển của từng nhân sự, phòng ban, tổ chức.
  • KPI đánh giá hiệu suất làm việc, kết quả công việc hoặc kết quả dự án.

Thời gian:

  • OKR là những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác.
  • KPI mang tính hệ thống và dài hạn.

Lợi ích lớn nhất:

  • OKR truyền cảm hứng, thúc đẩy tham vọng và năng lực vượt ra khởi giới hạn vốn có.
  • KPI kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của 1 công việc đang diễn ra.
So sánh KPI và OKR - Doanh nghiệp nên chọn quản lý theo mô hình KPI hay OKR?

Nhìn chung, OKR giúp doanh nghiệp điều hướng tổ chức cùng phấn đầu vì một vấn đề quan trọng trong một thời gian nhất định. Trong khi đó, KPI giữ cho các vấn đề khác vẫn ổn định mà không bị trì trệ hay thụt giảm, trong lúc tổ chức đang hướng đến thứ cần thiết hơn.

Bởi vậy, thay vì chọn 1 trong 2, nhiều lãnh đạo đã kết hợp ứng dụng cả OKR và KPI cho doanh nghiệp của mình. Họ dùng OKR để nhân viên biết mình cần làm gì và làm thế nào để hướng đến tầm nhìn chung. Đồng thời họ dùng KPI để chọn ra và đo lường những thứ phù hợp giúp đánh giá hiệu suất hiệu quả. 

Nhờ vậy, KPI giúp doanh nghiệp xác định được yếu tố nào ảnh hưởng kết quả, và OKR sẽ giúp định hướng đội nhóm giải quyết vấn đề đó. Tuỳ vào tình hình công ty, nhà quản lý cân nhắc ưu tiên hoặc kết hợp cả hai để phát huy tối đa kết quả doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp quản trị khác, bên cạnh OKR và KPI, các cấp lãnh đạo, điều hành có thể đăng ký khóa học EMBA của SOM-AIT. Chương trình cung cấp các mô hình và case study thực tế giúp nhà quản lý thu hoạch và tập ứng dụng đa dạng các giải pháp quản trị hiệu quả, trong nước và quốc tế.

Hãy chia sẻ cho SOM về những mong muốn của bạn ở form bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ giải đáp ngay nhé.

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…