Làm thế nào để biến rủi ro môi trường trong ESG thành cơ hội

Làm thế nào để biến rủi ro môi trường trong ESG thành cơ hội

Khi thế giới đối diện với những hệ lụy ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, việc đạt được mục tiêu khí nhà kính “net zero” là một thách thức được đề ra hàng đầu. Những hành động giúp định hướng phát triển bền vững ESG trở thành ưu tiên cấp bách của nhiều thế hệ. 

Chuỗi hành động này yêu cầu sự tham gia của ba nhóm cụ thể — nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và những người làm từ thiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào vai trò của doanh nghiệp trong công cuộc phát triển bền vững, bao gồm cả thử thách lẫn cơ hội phát triển từ trào lưu này. 

Làm thế nào để biến rủi ro môi trường trong ESG thành cơ hội

Những rủi ro doanh nghiệp đang đối mặt trước trào lưu phát triển bền vững

Hàng loạt doanh nghiệp đang chuyển nguồn vốn của họ vào các danh mục tài sản bền vững. Động thái này nhằm mục đích bảo vệ danh mục đầu tư của họ khỏi các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải nhà kính, và đóng góp vào công cuộc bảo vệ hành tinh của cả cộng đồng. 

Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020, nhà đầu tư trong các quỹ tương hỗ và ETF trên toàn thế giới đã đầu tư 288 tỷ USD vào các sản phẩm bền vững. Con số này tăng 96% so với cả năm 2019. Đây là hệ quả từ nhận thức ngày càng tăng của nhà đầu tư về sự cần thiết trong việc bảo vệ danh mục đầu tư của họ khỏi rủi ro về khí hậu, bao gồm:

Rủi ro về tác động vật lý

Sự gia tăng về tính nghiêm trọng và tần suất của các sự kiện thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu có thể làm mất giá trị của tài sản tài chính, tăng các khoản nợ hoặc đưa ra các rủi ro toàn ngành. Ví dụ, thảm họa tự nhiên xảy ra ngày càng thường xuyên, gia tăng hạn hán và lũ lụt cũng như thiếu nước đe dọa ngành bảo hiểm, nông nghiệp và ngành nước uống.

Rủi ro về chuyển đổi

Nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ bị đào thải bởi xu hướng giảm thiểu carbon. Những nguy cơ này xuất phát từ sự thay đổi quy định của chính phủ các nước với mong muốn hỗ trợ các nỗ lực giảm biến đổi khí hậu, thúc đẩy năng lượng tái tạo và các giải pháp giảm khí nhà kính.

Nó cũng xuất phát từ sự thay đổi trong quan điểm tiêu dùng của khách hàng lẫn cách đánh giá doanh nghiệp của nhà đầu tư. Các công ty không kịp thích nghi có thể đối mặt với khó khăn về tài chính, tăng chi phí vốn, thất bại trong mô hình kinh doanh, thiệt hại về danh tiếng và phạt.

Xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư và khách hàng trước nhu cầu bảo vệ môi trường

Làm thế nào để biến rủi ro môi trường trong ESG thành cơ hội

Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư ngày càng nhận thức nhiều hơn về vấn đề môi trường toàn cầu. Họ cũng đề cao việc “trở thành một phần của giải pháp bảo vệ môi trường” thông qua cách họ đầu tư. Các ngân hàng tư nhân đang thấy sự quan tâm và sự mở cửa ngày càng tăng đối với đầu tư bền vững, đặc biệt là trong số khách hàng gen Z và gen Y (millennials). 

Cuộc khảo sát vào năm 2019 cho thấy khoảng 95% thế hệ millennial quan tâm đến đầu tư bền vững. Do đó, sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư đối với báo cáo ESG và các sáng kiến như Báo cáo Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD) ngày càng tăng. Sự tăng cường này rõ ràng thông qua “Cuộc khảo sát nhà đầu tư toàn cầu thứ 5 về Biến đổi Khí hậu và Dịch vụ Bền vững” của EY (Global Climate Risk Disclosure Barometer)  vào năm 2020. 

Theo khảo sát này, 91% người tham gia cho biết hiệu suất phi tài chính đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư thường xuyên.

Làm thế nào để biến rủi ro thành cơ hội với chiến lược ESG?

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp chưa xem xét một cách chiến lược về việc giảm khí nhà kính sẽ có nguy cơ mất cơ hội cạnh tranh và bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp nên bắt đầu xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với mô hình kinh doanh, quản lý rủi ro, cũng như thiết lập các chiến lược và quy định mới. 

Dưới đây là một vài gợi ý để biến rủi ro thành cơ hội được đúc kết từ nhiều báo cáo trong quá trình thực thi ESG của các doanh nghiệp toàn cầu!

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển các chiến lược giảm khí nhà kính trong chuỗi cung ứng của mình. Các cơ quan quản lý toàn cầu và địa phương đang tập trung nhiều hơn vào việc tổ chức quản lý rủi ro tài chính từ biến đổi khí hậu cũng như minh bạch thông tin về rủi ro liên quan đến khí hậu. 

Đơn cử, cơ quan Tiền tệ của Singapore đã ban hành hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường cho ngân hàng, công ty bảo hiểm và quản lý tài sản, khuyến khích việc áp dụng các khung khổ như các khuyến nghị của TCFD.

Các công ty lớn cũng đã cam kết thực hiện các hành động liên quan đến khí hậu, bao gồm việc thực hiện các khuyến nghị của TCFD, thiết lập mục tiêu dựa trên khoa học, sử dụng 100% năng lượng tái tạo như một phần của RE100, giảm lượng chất gây ô nhiễm khí hậu ngắn hạn và thậm chí thiết lập hệ thống định giá Carbon (Carbon price).

Cụ thể hơn, để phát triển một mục tiêu giảm lượng khí thải dựa trên khoa học, các công ty nên hiểu rõ toàn bộ lượng khí nhà kính họ cho ra, bao gồm các yếu tố sau:

  • Phạm vi 1: Khí thải trực tiếp từ các nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát
  • Phạm vi 2: Khí thải gián tiếp từ việc tạo ra điện năng mua vào
  • Phạm vi 3: Tất cả các khí thải gián tiếp khác trong chuỗi giá trị của một công ty

Đối với hầu hết các tổ chức, lượng khí thải phạm vi 3 thường cao hơn so với phạm vi 1 và phạm vi 2. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cần đối phó với rủi ro giảm khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.

→ Có thể bạn quan tâm: Scope 3 emissions là gì? Định nghĩa, tầm quan trọng, nội dung triển khai trong chiến lược ESG

Làm thế nào để giảm thiểu phát thải phạm vi 3?

Làm thế nào để biến rủi ro môi trường trong ESG thành cơ hội

Để xác định các điểm nóng và giảm lượng khí thải phạm vi 3, chủ doanh nghiệp tập trung chiến lược vào các mũi nhọn sau:

  • Tương tác với các nhà cung cấp chính để giảm lượng khí thải của họ theo đúng với khoa học về biến đổi khí hậu, có thể cung cấp các ưu đãi về tình trạng hoặc tài chính
  • Chuyển đổi sang các nhà cung cấp có “dấu chân carbon – carbon footprint” thấp hơn, hoặc chuyển đổi sang sản phẩm thấp carbon
  • Thiết kế lại sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng nguyên tắc kinh tế tròn để giảm cường độ khí thải trong suốt vòng đời sản phẩm

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để đo lường và quản lý scope 3 emissions (phát thải phạm vi 3) khi triển khai ESG

Khi nhà đầu tư lẫn khách hàng đều ưu tiên doanh nghiệp biết cách “phát triển bền vững”, việc doanh nghiệp ghi điểm trong mắt cộng đồng bởi hình ảnh “doanh nghiệp xanh – đóng góp cho môi trường sẽ nhận về không ít thiện cảm từ khách hàng lẫn sự quan tâm của nhà đầu tư. Những bước chuyển mình có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực, thậm chí phải “đập đi xây lại” nhiều lần. Tuy nhiên, thành quả cuối đường sẽ là trái ngọt mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn trong thập kỷ này.

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…