Hybrid Learning- mô hình học tập tích hợp thay đổi tương lai ngành giáo dục 

hybrid learning model là gì

Hybrid learning là một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong ngành giáo dục trong bối cảnh “bình thường mới”. Vậy hybrid learning là gì? Tại sao hình thức học tập này sẽ là trọng tâm phát triển của ngành giáo dục trong tương lai? Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hybrid Learning là gì?

Hybrid Learning là gì?

Hybrid learning (học tập tích hợp) là mô hình kết hợp và đồng bộ giữa học trực tiếp tại lớp và học online, học viên có thể tự do lựa chọn cách thức tham gia lớp học phù hợp nhất mà không có sự khác biệt về chất lượng. 

Cụ thể hơn, trong tất cả buổi học theo mô hình hybrid learning, giảng viên sử dụng các thiết bị ghi hình và phát sóng trực tiếp từ lớp học offline lên các nền tảng trực tuyến. Khi này, giảng viên và tất cả học viên sẽ cùng nhau tương tác, tham gia các hoạt động, kể cả những học viên không có mặt tại lớp.

Với mô hình này, người học có thể tự cân chỉnh thời gian cá nhân, đến lớp khi cần tương tác trực tiếp, thảo luận sâu với giáo viên hoặc học online ở nhà mà vẫn không ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, các nền tảng trực tuyến còn được áp dụng để trao đổi, số hóa tài liệu tạo để điều kiện cho người học tự nghiên cứu, bàn luận với giảng viên ngoài những giờ học chính khóa.

Bên cạnh đó, Hybrid learning còn được cho khởi nguồn của lớp học đảo ngược – mô hình học tập cung cấp trước nội dung bài học và việc lên lớp là để người dạy giải đáp thắc mắc, tương tác, bàn luận và phát triển những ý tưởng mới khi người học đã có sự chuẩn bị trước. Đây cũng là mô hình đặt nền móng cho xu hướng tương lai khi công nghệ được khai thác để việc học tập trở nên đa chiều thay vì chỉ truyền đạt 1 chiều như các hình thức học online.

Ngoài ra, hybrid learning cũng giúp hỗ trợ giải quyết bài toán “khoảng cách” trong học tập, mang đến trải nghiệm thay thế cho việc ‘học offline’ vốn trở thành tiêu chuẩn cố hữu trong quan điểm giáo dục. 

Hybrid Learning là gì?

Vậy đâu là sự khác biệt giữa hybrid learning với các hình thức học online truyền thống? 

Phân biệt hình thức Hybrid Learning với các cách học online khác

Khái niệm “học online” thường được hiểu một cách khái quát trong khi đó có khá nhiều cách học online khác nhau, phụ thuộc bởi tỷ lệ “online” được áp dụng. Để dễ so sánh thì có thể nhìn nhận ngành giáo dục hiện nay qua 4 hình thức học như sau:

  • 100% offline, học hoàn toàn tại lớp. Tất cả, học viên học tại lớp, có thể trao đổi thêm với giảng viên qua các ứng dụng online nhưng hoạt động này không được xem là một phần chính thức mà chỉ là giảng viên hỗ trợ thêm.
  • Blended learning với tỷ lệ khoảng 75% trực tiếp – 25% trực tuyến. Các buổi học online, offline sẽ được phân bổ trong thời khóa biểu. Với mỗi buổi học tất cả học viên sẽ cùng tham gia dưới 1 hình thức; hoặc online, hoặc đến lớp. Tuy nhiên, blended learning vẫn nghiêng học offline, online sẽ dành cho những buổi học ít quan trọng. Tài liệu số hóa và ứng dụng trao đổi sẽ được xem như 1 phần của hình thức học này.
  • 100% online với quá trình học diễn ra hoàn toàn trên online, tất cả buổi học, tài liệu và tương tác giữa giảng viên với người học đều diễn ra trực tuyến.
  • Hybrid learning cân đối tỷ lệ giữa online và offline là 50-50. Tất cả các buổi học sẽ diễn ra song song tại lớp và online, người học tự quyết mà không phải phụ thuộc sự phân bổ của thời khóa biểu hay phải đồng ý theo ý kiến số đông. Các ứng dụng của công nghệ như tài liệu số hay các ứng dụng trò chuyện được tận dụng để người học nghiên cứu trước và tự quyết xem có cần đến lớp hay không.

Trong đó, blended learning và hybrid learning thường hay bị nhầm lẫn với nhau vì đều kết hợp giữa học online và offline nhưng cách thức sử dụng khác biệt. 

  • Blended learning vẫn đề cao học trực tiếp và việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như một phần bổ trợ để số hóa tài liệu, trao đổi thêm thông tin nhằm củng cố kiến thức cho người học. 
  • Trong khi đó hybrid learning đặt vai trò của online và offline ngang bằng nhau, hướng đến việc cân đối chất lượng ở tất cả buổi học nhằm tạo sự thuận tiện cho học viên. Hybrid learning còn được thiết kế để khuyến khích người học tự chuẩn bị, nghiên cứu trước dựa trên các tài nguyên trực tuyến và các buổi học offline là thời gian để 

người học cùng người dạy bàn luận, đào sâu hơn nội dung bài học.

phân biệt Hybrid class và online class
Sự khác biệt giữa hybrid class và online class

Không chỉ là một xu hướng tức thời mà học tập tích hợp được dự đoán sẽ đưa giáo dục sang một trang mới khi ngày càng được nhiều tổ chức giáo dục quan tâm và áp dụng. Vậy học tập tích hợp thực sự mang đến những lợi ích vượt bậc như thế nào so với các cách học còn lại?

Lợi ích của mô hình Hybrid learning

Hybrid learning đã được nhắc đến nhiều năm trước đây nhờ khả năng tối ưu hiệu quả học tập, tiện lợi cho cả người học lẫn người dạy và dịch covid-19 đã khiến mô hình này sáng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Các lợi ích nổi bật của hình thức học hybrid learning có thể kể đến như:

  • Cá nhân hóa quá trình học tập: người học chủ động quản lý việc học. Từ quản lý thời gian để sắp xếp cho các buổi học online, offline, rèn luyện tính kỷ luật cá nhân và kế hoạch tự nghiên cứu các vấn đề trong chương trình học sẽ được thiết kế bởi chính người học. Tốc độ học và khả năng tiếp thu của mỗi người là khác nhau và hybrid learning giúp người học tạo ra lộ trình phù hợp nhất với chính họ.
  • Học mọi lúc, mọi nơi và lời giải cho bài toán “giáo dục công bằng”. Xét ở góc độ cá nhân, tính tiện lợi của hybrid learning giúp người học có thể cân bằng được những công việc cá nhân bên cạnh việc học. Tuy thời điểm mà người học có thể ưu tiên cho những việc cá nhân nhưng vẫn duy trì học tập. Ở góc độ xã hội, việc xóa bỏ khoảng cách tri thức khai mở nhiều nhân tài, giúp xã hội phát triển nhanh chóng hơn.
  • Học tập tiết kiệm. Hybrid learning giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và cả nguồn lực. Người học có thể dành thời gian và công sức di chuyển để nghiên cứu, tham khảo tài liệu; các khoản chi được tối ưu khi không cần sử dụng cơ sở vật chất quá nhiều, tài liệu học tập thì được số hóa. Những rào cản lý tính dần được loại bỏ cũng chính lợi ích to lớn khiến hybrid learning được cho là sẽ định nghĩa lại giáo dục trong tương lai.
  • Tương tác đa chiều và tính linh hoạt của chương trình học. Chương trình học theo đuổi mô hình học tập tích hợp sẽ được thiết kế nhiều hoạt động mang tính ứng dụng của công nghệ để người học online, offline có thể tương với nhau và với người dạy. Hơn nữa, người học cũng có thể phản hồi nhanh chóng cho người dạy, cơ sở đào tạo để điều chỉnh những điểm chưa phù hợp của chương trình học.

Có thể nói, hybrid learning mở ra một trang mới và định hướng cho giáo dục trong tương lai. Mô hình này khắc phục những vấn đề của giáo dục truyền thống và vai trò của công nghệ cũng được tận dụng tối đa để khả năng của người học được phát huy trọn vẹn, thay vì chỉ hỗ trợ số hóa tài liệu. Không những vậy, học tập tích hợp còn khởi xướng cho những cách học mới tối ưu hơn.

lợi ích của Hybrid Learning model

Trong kỷ nguyên số, mọi lĩnh vực chuyển mình và bước lên những nấc thang mới, giáo dục cũng không ngoại lệ. Không chỉ hybrid learning, mà trong tương lai sẽ còn nhiều phương pháp tân tiến khác mở ra cơ hội học tập bình đẳng và cơ hội hội nhập toàn cầu. Để nắm bắt những cơ hội này, thì phương án duy nhất đó là thích nghi và liên tục cập nhật các hình thức học tập mới và hybrid learning có thể là bước đi đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…