Nên học gì sau đại học để thăng chức, tăng lương?

Nên học gì sau đại học để thăng chức, tăng lương?

Lăn lộn nhiều năm nơi công sở mới thấy bản thân còn thiếu sót nhiều điều, thứ mà một tấm bằng cử nhân chưa thể mang lại. Bởi vậy, người ta vẫn cố gắng học cái này, biết cái kia thêm một chút sau giờ làm với hy vọng tiến thân. Tuy nhiên, học cái gì để phù hợp thì không phải ai cũng rõ. Vậy nên học gì sau đại học để sự nghiệp thêm thông thuận? Cùng SOM tìm hiểu nhé 

Nên học gì sau đại học: Học cách ‘vững chãi giữa thị phi’ qua kỹ năng phản biện

Nên học gì sau đại học để thăng chức, tăng lương?

Đi làm vài năm sẽ nhận ra rất hiếm khi tìm được những đồng nghiệp thiện lành hay môi trường thân thiện như từng mơ. Người ngoài nhìn vào thấy công ty rất ổn, trong khi thực chất nội bộ đang đấu đá quyết liệt. 

Khá buồn là trải qua nhiều công ty, chúng ta cay đắng nhận ra là đi đâu cũng sẽ gặp những trường hợp như thế. Nhưng tin vui là chúng ta vẫn có thể sống tốt được ở những nơi nhiều “drama” nhất. Bí quyết là rèn luyện cho bản thân tư duy phản biện. Đây là kỹ năng quan trọng bậc nhất để phân tích tình huống và đưa ra các quyết định, từ đó biết chọn “bạn” mà chơi, chọn tin hay không, chọn đi hay ở và vô số vấn đề khác. 

Tư duy này không dễ rèn luyện vì đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Từ khả năng như thích ứng, quan sát, linh hoạt đến tư duy logic, giải quyết vấn đề, sẵn sàng học hỏi. Tuy nhiên, bằng cách đọc và tham gia các khóa kỹ năng, mỗi người đều có thể tự trau dồi, càng sớm càng tốt.

Nên học gì sau đại học: Học cách giữ thái độ tích cực và cân bằng trong cuộc sống

Nên học gì sau đại học để thăng chức, tăng lương?

Càng lên cao thì càng áp lực. Khi đã đặt mục tiêu làm “sếp”, làm trong “team nòng cốt”, làm “người biết tuốt” về một chuyên môn nào đó của công ty, mỗi nhân viên phải không ngừng rèn luyện và cống hiến, chứng tỏ bản thân. Nhiều người mãi lao đầu vào làm mà thờ ơ cuộc sống của mình và cả gia đình, sức khỏe và tình cảm. Những áp lực vô hình tự đặt cho mình cũng ngày càng nặng.

Ai đến mức “senior” cũng sẽ trải điều này, nhưng không phải ai cũng cân bằng được, dẫn đến một cuộc sống mệt mỏi toàn những ‘deadlines”, hoặc không tìm được niềm vui nào khác ngoài công việc. 

Về lâu dài, một cuộc sống như vậy chỉ khiến năng lực của chúng ta hao mòn đi, sự sáng tạo của chúng ta bị giẫm chết, con người với khí thế hừng hực như trước kia trở nên cáu gắt, mệt mỏi thất thường. Thái độ tích cực khi làm việc không chỉ là với bản thân mà còn là năng lượng bạn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và môi trường làm việc xung quanh.

Đã đến lúc mỗi người tự tìm cho mình những cách để giảm tỏa áp lực, cân bằng cuộc sống. Một khóa học cân bằng cuộc sống với chuyên gia, hoặc các hoạt động Yoga, thiền, học một nhạc cụ mới, các chuyến công tác xã hội, thiện nguyện,… là những cách tốt để kéo các “workaholic” về thực tại. 

Nên học gì sau đại học: Học cách giữ vững “đạo đức nghề nghiệp” trong mọi hoàn cảnh

Chắc hẳn đây là điều nhiều người cân nhắc, kể cả khi đã thành “cây đa cây đề” trong tổ chức. Đạo đức nghề nghiệp là một phạm trù trừu tượng, thể hiện qua cách mỗi nhân viên “đối xử” với công việc, đồng nghiệp. 

Với công ty, đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tính kỷ luật và nghiêm túc với công việc, luôn đảm bảo hoàn thành đúng deadline để công ty không bị ảnh hưởng, trung thực và có trách nhiệm với công việc. 

Với đồng nghiệp, đạo đức nghề là phối hợp làm việc hiệu quả, không để các mối quan hệ yêu ghét chen ngang, không nói xấu, dè bỉu hay tâng bốc quá đáng một cá nhân nào với người khác. 

Một người nhân viên có đạo đức chắc chắn sẽ luôn có một con đường sáng lạng, và sự tin tưởng, tôn trọng từ những người xứng đáng. Kể cả khi phải rời những môi trường có giá trị cốt lõi không phù hợp, nhân viên ấy vẫn sẽ có nhiều lời mời gọi từ các tổ chức, công ty khác sỡ hữu chung hệ giá trị.

Làm sao để giữ đạo đức nghề? Mỗi người cần rèn luyện rất nhiều về tính kỷ luật, khả năng đa nhiệm, khả năng lên kế hoạch và quản lý thời gian, và khả năng giao tiếp để đảm bảo sự tin cậy của các đồng nghiệp. 

Học thạc sĩ về quản trị và chuyên môn

Nên học gì sau đại học để thăng chức, tăng lương?

Những kỹ năng trên đủ để thăng tiến trong doanh nghiệp? Xin thưa là chưa! Vậy nên học gì sau đại học để đi tiếp con đường dang dở?

Việc đảm bảo những kỹ năng mềm giúp công việc trơn tru hơn nhưng chưa hẳn đã tối đa hiệu quả. Cái doanh nghiệp cần về lâu dài chính là chuyên môn tại vị trí đảm nhận. Hiệu suất giải quyết các nhiệm vụ, hiểu biết về ngành hàng, sản phẩm, sự tiến bộ qua từng giai đoạn và dự án chính là những yếu tố cốt lõi để lãnh đạo “phong tước” cho nhân viên.

Chưa kể, đi làm rồi mới thấy những vấn đề thực tế như nào, cách giải quyết vấn đề có ưu nhược ra sao. Bạn tích hợp được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm việc nhưng chưa hệ thống hoá chúng. Sẽ có lúc chúng ta băn khoăn về đủ thứ vấn đề, nhưng không tìm được ai đủ “tầm và tâm” để giải thích. Sự cạnh tranh nơi công sở cũng ngày một rõ nét hơn khi những đồng nghiệp khác đang hết mình chạy đua để gây ấn tượng với sếp.

Lúc này, nhân viên có thể cân nhắc một khoá học thạc sĩ MBA hoặc EMBA. Những khoá học này sẽ giúp trau dồi năng lực chuyên môn và phát triển kỹ năng lãnh đạo sẽ là lựa chọn hợp lý cho những ai muốn thành “quản lý tương lai”. 

Cụ thể, EMBA, Executive Master of Business Administration, là chương trình thạc sĩ điều hành cao cấp. Chương trình được thiết kế chuyên biệt dành cho những học viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Mục tiêu của các chương trình EMBA là nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phân tích tình huống, tư duy phản biện. Từ đó, chương trình giúp hệ thống hoá các kiến thức chuyên môn, bồi bổ năng lực quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm

Tóm lại, vẫn còn rất nhiều thứ nên học thêm sau khi tốt nghiệp đại học. Học từ các khóa học kỹ năng, từ những chương trình thạc sĩ, từ những cuốn sách hay hoặc nhiều người đi trước. Tất cả những gì học được đều sẽ tối ưu cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cho các nhân viên hơn. Vì vậy, đường học còn dài, đừng ngại dấn bước.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…