Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh: Học gì, trường nào, cơ hội ra sao trong thời đại số

Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh: Học gì, trường nào, cơ hội ra sao trong thời đại số

Học thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh là học gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Vì sao phân tích dữ liệu kinh doanh là một trong những nghề giàu triển vọng nhất ở tương lai gần, đồng thời cũng là một trong những kỹ năng thiết yếu trên con đường thăng tiến sự nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh: Học gì, trường nào, cơ hội ra sao trong thời đại số

Phân tích dữ liệu kinh doanh là gì? Phân biệt business analytics và data analytics

Để hiểu sâu hơn về phân tích dữ liệu kinh doanh là gì, hãy cùng bắt đầu từ việc phân biệt giữa data analytics và business analytics. Đây là 2 khái niệm thường được dùng để thay thế cho nhau nhưng vẫn có những khác biệt nhất định.

Phân tích dữ liệu (data analytics) là quá trình đào sâu phân tích một lượng lớn dữ liệu được thu thập được từ các nguồn khác nhau, từ đó ‘khai quật’ các thông tin quan trọng và đưa ra dự đoán. Business analytics cũng là khái niệm tương tự nhưng thường được ‘khoanh vùng’ trong các lĩnh vực kinh doanh. Theo đó khi nhắc đến phân tích dữ liệu kinh doanh, ta thường đề cập tới:

  • Tiếp nhận và xử lý dữ liệu kinh doanh tích lũy từ quá khứ (historical data)
  • Phân tích dữ liệu để xác định xu hướng, mô thức và nguyên nhân gốc rễ đằng sau mỗi xu hướng, thay đổi
  • Đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu phân tích

Nói cách khác, phân tích dữ liệu kinh doanh là sử dụng dữ liệu để giải quyết các bài toán chiến lược ở các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt khi phát triển cơ sở dữ liệu/ dữ liệu lớn ngày càng được chú trọng tại nhiều lĩnh vực và các công nghệ hỗ trợ ngày càng tối ưu. 

Chẳng hạn như thông qua các công cụ phân tích dữ liệu đám mây, các bộ phận khác nhau trong cùng tổ chức (sales, marketing, HR, tài chính…) có thể vận hành độc lập một cách nhất quán khi có thể nhìn thấy mối tương quan và sự ảnh hưởng của từng phòng ban lên các công việc chung của cả tổ chức. 

Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ như ‘data visualization’ – trực quan hóa dữ liệu, dự đoán insight, thiết lập kịch bản tự động hóa cho từng viễn cảnh cũng là các công cụ thúc đẩy sự phát triển của ngành phân tích dữ liệu nói chung và phân tích dữ liệu kinh doanh nói riêng!

Vì sao phân tích kinh doanh sẽ là một trong những nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21

Vì sao phân tích kinh doanh sẽ là một trong những nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21

Phân tích dữ liệu kinh doanh là một trong những kỹ năng tác động đến mọi khía cạnh công việc trong tổ chức khi mọi dữ liệu phòng ban đang dần được hợp nhất và đồng bộ hóa. Với lượng data ngày càng lớn, không thể phân tích xử lý theo cách thông thường, những nhân sự có độ ‘nhạy số cao’ và khả năng bóc tách thông tin nhanh chóng sẽ luôn là ưu tiên tuyển dụng của các tổ chức, tập đoàn chuyên nghiệp.

Trên thực tế, data analyst nói chung và business analyst nói riêng vẫn luôn là 2 vị trí thiếu hụt nhân tài. Theo dự báo, số lượng công việc về khoa học dữ liệu và phân tích dự kiến sẽ tăng gần 364.000 vị trí trong vài năm tới. Những người chuẩn bị tốt nhất để cạnh tranh cho các vị trí này sẽ cần có trình độ học vấn nâng cao, trong đó cần 39% nhà khoa học dữ liệu và nhà phân tích cấp cao cao yêu cần có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Từ góc độ doanh nghiệp, những tổ chức tập đoàn càng sớm phát triển bộ phận hay nhân sự chuyên môn về phân tích số liệu, càng sở hữu nhiều lợi thế trong bối cảnh thị trường biến động phức tạp như hiện nay. Lúc này chỉ kinh nghiệm và sự nhạy bén cá nhân là không đủ. Lãnh đạo doanh nghiệp cần liên tục bám sát các thay đổi ‘ngắn hạn’, ‘dài hạn’ trong dữ liệu từ đó đưa ra những điều chỉnh định hướng kịp thời. 

Cụ thể hơn, dưới đây là 4 lợi ích mà sự khác biệt trong năng lực phân tích dữ liệu kinh doanh mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến ngành business analytics liên tục ‘khát người’ trong thời gian qua!

  • Hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu: tăng tính chắc chắn, thuyết phục và hiệu quả trong các quyết định; giảm thiểu mâu thuẫn – bất đồng giữa các góc nhìn cảm tính; nhận diện các cơ hội chưa khai thác; đặt nền tảng cho các quyết định đột phá, sáng tạo   
  • Trực quan hóa dữ liệu: biến các con số, thông tin phân mảnh thành những báo cáo, phân tích tổng thể dễ hiểu – dễ cảm, hỗ trợ các bộ phận, phòng ban, cấp lãnh đạo nhìn sâu vào những điểm mù và tránh khỏi ‘bẫy kinh nghiệm’ trong kinh doanh. 
  • Mô hình hóa kịch bản ứng biến theo từng trường hợp: cảnh báo, dự đoán và giải quyết các vấn đề thường gặp theo các kịch bản khác nhau – đặc biệt là các ứng dụng trong sales và marketing
  • Tạo nền tảng cho các ứng dụng tương lai: ví dụ big data, ứng dụng machine learning trong việc ra quyết định…

Học phân tích dữ liệu kinh doanh ra trường làm gì? 

Học phân tích dữ liệu kinh doanh ra trường làm gì?

Ngành phân tích dữ liệu kinh doanh là bước đệm mở ra nhiều cơ hội mới cho con đường sự nghiệp và thăng tiến. Dưới đây là các cơ hội việc làm cho các business analyst khi nhìn ở 3 góc độ: Vị trí công việc; Bộ phận/ phòng ban; Lĩnh vực hoạt động

Về vị trí công công việc, sau khi hoàn thiện chương trình cử nhân/ thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh, học viên có thể đảm nhận các vai trò như:

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh
  • Chuyên gia tư vấn phân tích kinh doanh
  • Business Intelligence
  • Quản lý kinh doanh
  • Chuyên gia chiến lược kinh doanh
  • Chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường

Hoặc nếu nhìn theo bộ phận chức năng, sở hữu các kỹ năng phân tích dữ liệu sẽ là lợi thế cạnh tranh cho các công việc trong:

  • Marketing: phân tích để tối ưu, đánh giá hiệu quả và đưa ra những đề xuất thử nghiệm từ các chiến dịch digital marketing cho tới các hoạt động khác như phát triển sản phẩm, chương trình khuyến mại…
  • Sales: phân tích hành trình khách hàng, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng, thời điểm vàng để tiếp cận khách hàng cũng như các vấn đề về cung ứng, phân phối, mở rộng quy mô/ chi nhánh… 
  • Tài chính: phân tích tài chính để tìm ra các cơ hội ‘tăng thu giảm chi’, dự đoán dòng tiền và rủi ro, đánh giá chi phí cơ hội…

Nhìn rộng hơn trong các lĩnh vực hoạt động, phân tích dữ liệu đã đang và sẽ là năng lực được săn đón bởi:

  • Lĩnh vực Ngân hàng tài chính: Chuyên gia phân tích khách hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính; phòng chống gian lận và quản lý hồ sơ năng lực công ty.
  • Lĩnh vực tiêu dùng: chuyên viên nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi tiêu dùng, phân tích bán lẻ
  • Lĩnh vực quản lý cung ứng và logistics: Chuyên gia quản lý doanh thu, quản lý sản phẩm trong chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa hệ thống cung ứng.
  • Lĩnh vực tư vấn: Chuyên gia tư vấn, phân tích theo lĩnh vực có ứng dụng kĩ thuật phân tích bậc cao 

Lương data analyst ở Việt Nam là bao nhiêu?

Lương data analyst ở Việt Nam là bao nhiêu?

Data analyst nói chung và business analyst nói riêng thường có mức lương khởi điểm khá cao. Theo joboko:

  • Lương của data analyst trung bình rơi vào khoảng 10-15 triệu/ tháng với người mới; 20-25 triệu đối với các nhân sự có thâm niên và thậm chí có thể cao tới 50 triệu khi đảm đương các vai trò quan trọng tại các tập đoàn lớn
  • Lương của business analyst cũng có mức sàn tương đương – từ 12-17 triệu/ tháng với những người dưới 2 năm kinh nghiệm; 20-30 triệu/ tháng khi có thâm niên và có thể lên tới 45 triệu/ tháng tùy từng doanh nghiệp, tập đoàn.

Có thể nói đây không chỉ là con đường sự nghiệp đầy cơ hội cho những nhân sự mới ra trường mà cả các nhân sự thâm niên, muốn tiến cao hơn trong nấc thang sự nghiệp. Đặc biệt khi phân tích kinh doanh và điều hành, quản trị kinh doanh là 2 con đường tương đối ‘tương đồng’. Có rất nhiều con đường để trở thành ‘sếp’. Và việc học phân tích dữ liệu để giải các bài toán kinh tế chính là những bước đầu tiên! 

Ai nên học thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh

Những người phù hợp cho chương trình thạc sĩ phân tích dữ liệu kinh doanh nên là những người đã có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn, các lĩnh vực ‘nặng về số liệu’/ công nghệ hoặc các công ty dịch vụ tư vấn… Vì chỉ những môi trường này, bạn mới có ‘đất dụng võ’ cho những kỹ năng đã được phát triển.

4 đối tượng nên học thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh:

1. Các chuyên gia tư vấn chiến lược: các vị trí cố vấn hoặc là việc trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn kinh doanh, nghiên cứu thị trường – những lĩnh vực đòi hỏi khả năng làm việc với con số để tìm ra các đường lối chiến lược ‘đi trước thị trường’. 

2. Nhà lãnh đạo, điều hành, chủ doanh nghiệp: Những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho các kế hoạch, đường lối chiến lược và giải quyết các vấn đề cấp thiết. Ở những vị trí này, mọi quyết định đều mang tính ‘sống còn’, đòi hỏi tính logic và khách quan cao. Số liệu kinh doanh và khả năng phân tích sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các quyết định trọng đại. 

3. Quản lý bộ phận liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm: Đối với các tập đoàn lớn, các vị trí quản lý trong sales, marketing, R&D cũng cần trang bị khả năng phân tích kinh doanh, nghiên cứu dữ liệu để tìm ra các cơ hội tăng trưởng mới hoặc khoảng hở thị trường chưa được khai phá. Các thương hiệu số 1 phải liên tục phân tích để ‘mở rộng ngành hàng’ để giữ thế dẫn đầu; các doanh nghiệp bám đuôi phải nghiền ngẫm dữ liệu để tìm ra miếng bánh phù hợp nhất!

4. Các chuyên gia về khoa học dữ liệu/ chuyển đổi số: Các nhà tư vấn, định hướng nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp tối ưu trong bối cảnh chuyển đổi số/ những người xuất thân từ ngành khoa học dữ liệu. Với những vị trí này, ‘học vị càng cao’, nghiên cứu càng sâu càng sở hữu nhiều lợi thế trong tương lai bởi nhìn chung, đây vẫn là một ngành còn non và chưa thực sự có nhiều nhân tài mang tầm chuyên gia.

Học phân tích dữ liệu kinh doanh ở đâu?

Học phân tích dữ liệu kinh doanh ở đâu?

PM BADT – Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và chuyển đổi số là khóa học ‘2 trong 1’ chuyên đào tạo cho nhân sự cấp cao và chuyên gia tư vấn trong thời đại kinh doanh công nghệ 4.0. Chương trình được thiết kế chuyên sâu vào việc áp dụng thực tiễn và ra quyết định kinh doanh hơn là đi sâu vào lập trình, thống kê, phù hợp cho quản lý, giám đốc điều hành.

Đây là chương trình được phát triển bởi SOM-AIT – trường kinh doanh top 20 khu vực châu Á – nhằm mục đích trao quyền cho các chuyên gia trong lĩnh vực phân tích và chuyển đổi số với tư duy chiến lược để ứng phó với các thách thức không ngừng của môi trường kinh doanh và sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ.

Ở Việt Nam, hiện tại trường có 2 chi nhánh chính tại Hồ Chí Minh và Hà Nội. Học viên có thể học trực tiếp tại 2 cơ sở trên vào dịp cuối tuần/ các buổi tối trong tuần hoặc học qua hình thức trực tuyến tùy theo quỹ thời gian hiện có. Khóa học thạc sĩ phân tích dữ liệu kinh doanh tại SOM được chia làm 2 lộ trình chính:

  • Học 1 năm tại Việt Nam – học phí 13,000 USD/ năm
  • Học 1 năm tại Thái Lan – học phí 22,000 USD/ năm

Điều kiện tuyển sinh thạc sĩ phân tích kinh doanh và chuyển đổi số SOM-AIT

Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh tại SOM-AIT học những gì? 

Thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh tại SOM-AIT học những gì? 

Phân tích dữ liệu luôn đi kèm cùng công nghệ. Bởi vậy tại SOM-AIT, chương trình thạc sĩ ngành phân tích dữ liệu kinh doanh sẽ tập trung vào 4 khía cạnh lớn:

  • Analysis: các cách khai phá dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, phân tích hỗ trợ kinh doanh, thử nghiệm quyết định kinh doanh 
  • Big data: cách xây dựng, cấu trúc big data, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn
  • AI: Tương lai ứng dụng của machine learning, AI, robot trong vận hành, kinh doanh
  • Digital transformation: tư duy nhanh trong chuyển đổi số và những ứng dụng trong marketing, fintech… từ đó quản trị, lãnh đạo những thay đổi cần thiết trong tương lai

Có thể nói khác với các khóa học dữ liệu, chương trình phân tích kinh doanh tại SOM-AIT thiên về khía cạnh điều hành kinh doanh hơn. Khóa học cung cấp các kiến thức thiết yếu để điều hành có thể để định hướng, cộng tác cùng các chuyên gia công nghệ trong việc đưa dữ liệu và ứng dụng số vào chuyên nghiệp hóa các hoạt động vận hành, kinh doanh. 

Để được tư vấn thêm về chương trình thạc sĩ BADT tại SOM, hãy chia sẻ cho chúng tôi về mục tiêu và nhu cầu của bạn tại form bên dưới. SOM sẽ liên hệ tư vấn nhanh ngay trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…