Để đảm bảo đúng cam kết ESG đã đặt ra, doanh nghiệp cần hiểu rõ những rủi ro liên quan đến môi trường/khí hậu phát sinh trong các hoạt động của mình, bao gồm việc quy trình doanh nghiệp đang tác động đến khí hậu ở mức nào; cái nhìn của cơ quan quản lý về chúng ra sao; tác động của những rủi ro đến quyết định của các tổ chức liên quan trong thị trường tài chính cũng như các nhà đầu tư ở mức nào…
Và để cân đo đong đếm tất cả điều này một cách chính xác, rất nhiều bộ khung (framework) hướng dẫn quản lý/đánh giá rủi ro đã được phát triển. Bài viết sau đây sẽ liệt kê 8 framework chỉn chu và phổ biến nhất đang được các tổ chức lớn sử dụng. Cùng tham khảo và chọn lựa một cái tên phù hợp cho doanh nghiệp của bạn ngay!
Framework 1: Task Force on Climate-related Financial Disclosure (TCFD) – Hướng dẫn của Lực lượng Đặc nhiệm về Tiết lộ Tài chính Liên quan đến Khí hậu:
Phạm vi và Mục tiêu
TCFD mang mục tiêu tạo ra sự đồng nhất trong việc công bố thông tin về rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu, từ đó đảm bảo báo cáo về biến đổi khí hậu hiệu quả đối với tất cả các ngành. Phiên bản TCFD năm 2020 bao gồm các khuyến nghị liên quan đến quản trị, chiến lược, quản lý rủi ro và chỉ tiêu và mục tiêu được hỗ trợ bằng các thông tin tài chính quan trọng liên quan đến sự thay đổi của khí hậu. Framework này cũng đưa ra các hướng dẫn đầy đủ để các phòng ban tài chính bổ sung thông tin đầy đủ.
Nhờ TCDF, các bên liên quan hiểu rõ đâu là những yếu tố trong doanh nghiệp đang ảnh hưởng đến lượng carbon thải ra môi trường và các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu mà hệ thống tài chính phải đối diện. Các phòng ban tài chính hiểu rõ hơn về mức độ tập trung của tài sản liên quan đến khí hậu trong ngành tài chính và các rủi ro kèm theo.
Cách thức tác động đến chiến lược ESG
TCDF hướng dẫn cách hợp việc quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu vào chiến lược, quản trị và thiết lập mục tiêu, cũng như các công cụ để xác định rủi ro (ví dụ: sơ đồ nhiệt – heat mapping) và sơ đồ đánh giá rủi ro.
Framework 2: Science Based Targets initiative (SBTi) – Sáng kiến Mục tiêu dựa trên Khoa học về ESG
Phạm vi và Mục tiêu
Science Based Targets Initiative (SBTi) mang mục tiêu giúp các công ty trong tất cả các ngành nghề xác định hướng đi hợp lý để giảm lượng khí CO2 thải ra. Mục tiêu lớn nhất của khung SBTi này là đạt được mục tiêu giảm nhiệt độ toàn cầu 1.5 độ C.
→ Chi tiết xem tại: SBTi là gì?
Cách nó tác động đến quá trình thực thi ESG
Thông qua việc xác định con đường giảm CO2, SBTi giúp các công ty xác định các rủi ro và thách thức liên quan đến quá trình chuyển đổi (transition risks). Từ đó, SBTi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhìn ra chiến lược phù hợp để giảm thiểu các rủi ro này.
Framework 3 – Sustainable Finance Disclosure Regulation (SFDR) – Quy định công bố thông tin tài chính bền vững
Phạm vi và Mục tiêu
Quy định về Tài chính Bền vững (SFDR) có thể được sử dụng trong tất cả các bên tham gia thị trường tài chính. Mục tiêu của SFDR là tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào chiến lược của các công ty.
Cách tác động đến quá trình triển khai ESG
SFDR tiết lộ về các rủi ro liên quan đến yếu tố phát triển bền vững một cách thống nhất, chi tiết và minh bạch. Các rủi ro được rà soát trong cả quy trình chế biến sản phẩm, cũng như những chính sách thẩm tra trước những hợp đồng quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp và các bên thứ 3 có thể xác định và theo dõi rủi ro chính xác.
Framework 4 – Non-Financial Reporting Directive (NFRD) – Chỉ thị Báo cáo Phi Tài chính
Hướng dẫn bổ sung năm 2019 liên quan đến Chỉ thị Báo cáo Phi Tài chính (NFRD) và cách chúng ảnh hưởng đến việc tiết lộ thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu và rủi ro liên quan đến nó trong các công ty có quy mô lớn và có lợi ích công chúng (bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm).
Framework NFRD phát hành năm 2014 đã đề ra các quy tắc cụ thể cho quá trình tiết lộ thông tin liên quan đến các khía cạnh và lĩnh vực phi tài chính đối với các công ty có quy mô lớn và có sức ảnh hưởng đến công chúng. Những công ty này bao gồm cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Năm 2019, framework này bổ sung nhiều điều lệ chi tiết hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Những bổ sung này mang tính 2 chiều, bao gồm cả những rủi ro doanh nghiệp gây ra với khí hậu, và những rủi ro sự biến đổi khí hậu gây ra cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, NFRD giúp phản ánh cả hai góc độ về rủi ro trong tiến trình phát triển bền vững.
Cách tác động đến doanh nghiệp
NFRD làm rõ các yếu tố gây ra rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, giúp công ty nhận biết, theo dõi và giảm thiểu rủi ro này. Trong tương lai, việc nhận biết và theo dõi rủi ro sẽ được thúc đẩy thông qua sự tăng cường tính minh bạch do tốc độ gia tăng dữ liệu nhanh chóng.
→ Có thể bạn quan tâm: 6 rủi ro về ESG cần lường trước khi triển khai các thương vụ M&A
Framework 5: Corporate Sustainability Reporting Directive (CSRD) – Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững Doanh nghiệp
Phạm vi và Mục tiêu
CSRD (Corporate Sustainability Reporting Directive) là một dự thảo được đề xuất nhằm điều chỉnh các yêu cầu báo cáo hiện hành theo NFRD nêu trên. Dự thảo này giới thiệu một số thay đổi quan trọng, bao gồm việc mở rộng phạm vi áp dụng đến tất cả các công ty lớn. Dự thảo cũng đưa ra những quy định chi tiết hơn trong quá trình quản lý rủi ro, đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ theo tiêu chuẩn báo cáo bền vững bắt buộc của Liên minh châu Âu.
→ Chi tiết xem tại: CSRD là gì?
Cách tác động đến chỉ số ESG
Tác động của CSRD được kỳ vọng là tăng cường tính “sẵn có” và độ tin cậy của dữ liệu về biến đổi khí hậu bằng cách những tiêu chí bắt buộc của các cơ quan chính phủ. Doanh nghiệp cũng nhờ đó mà theo dõi rủi ro chính xác hơn.
Framework 6: UN Principles for Responsible Investment (PRI) (Nguyên tắc về đầu tư có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc)
Phạm vi và Mục tiêu
PRI gồm sáu nguyên tắc mô phỏng các động thái nhà đầu tư có thể thực hiện với doanh nghiệp. Những nguyên tắc này mang mục tiêu tích hợp các yếu tố ESG vào các quyết định đầu tư và quá trình quản lý rủi ro của nhà đầu tư một cách nhất quán, ráo riết hơn.
→ Chi tiết xem tại: PRI là gì?
Tác động đến doanh nghiệp qua các chỉ số ESG
Khi các tổ chức cam kết áp dụng PRI, họ phải nêu đầy đủ thông tin về tiến trình thực hiện PRI trong các báo cáo hàng năm. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn kịp thời về những rủi ro trong doanh nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Framework 7: EU Taxonomy for sustainable activities – Tiêu chí phân loại hoạt động bền vững từ Liên minh châu Âu
Phạm vi và Mục tiêu
EU Taxonomy bao gồm các tiêu chí thống nhất trên toàn Liên minh châu Âu để xác định xem một hoạt động kinh tế bất kì có tính bền vững hay không. Framework này được sử dụng cho các doanh nghiệp đang cam kết tuân thủ NFRD. EU Taxonomy đặt ra các yêu cầu bắt buộc khiến các doanh nghiệp phải tiết lộ cách thức và mức độ tác động đến môi trường trong mọi hoạt động của họ.
Các chỉ số chính hiệu suất (KPIs) cho các công ty tài chính (như ngân hàng, công ty đầu tư, quản lý tài sản, bảo hiểm/tái bảo hiểm) liên quan đến tỷ lệ hoạt động kinh tế tuân theo taxonomy trong các hoạt động tài chính của họ, chẳng hạn như cho vay, đầu tư và bảo hiểm. Điều này đánh dấu sự chuyển đổi hướng tới một hệ thống báo cáo bền vững môi trường đồng nhất và tăng cường tính minh bạch về mức độ mà các công ty tài chính thực hiện các hoạt động có tính bền vững về môi trường.
Tác động đến quá trình triển khai ESG
Yêu cầu các công ty thuộc phạm vi NFRD phải công bố cách hoạt động của họ liên quan đến các hoạt động kinh tế có tính bền vững môi trường. Việc này giúp xác định và giám sát rủi ro thông qua quyết định đầu tư trong sự minh bạch.
Framework 8: ECB Guide on climate-related and environmental risks – Hướng dẫn ECB về các rủi ro liên quan đến môi trường và khí hậu
Phạm vi và Mục tiêu
ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu) được đề ra với mục tiêu thúc đẩy ngân hàng (cũng như các công ty bảo hiểm và quản lý tài sản) thực hiện quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường, đồng thời tiết lộ thông tin về chúng một cách minh bạch. Điều này là cơ sở cho cuộc thương lượng giữa ngân hàng và công ty tài chính trong các hoạt động đẩy lùi biến đổi khí hậu và môi trường.
Tác động đến chiến lược ESG
Hướng dẫn ECB làm rõ những mục tiêu, kỳ vọng, và thời hạn ngân hàng cho doanh nghiệp để xác định rủi ro, giám sát rủi ro, và khung quản lý rủi ro tổng thể.
Framework 9: Báo cáo European Banking Authority (EBA)
Phạm vi và Mục tiêu
Báo cáo EBA giúp làm rõ những quy định của EBA về rủi ro ESG cho các tổ chức tín dụng và công ty quản lý tài sản. EBA cũng cung cấp những định nghĩa chính xác về các yếu tố ESG, rủi ro ESG, chỉ số, phương pháp để đánh giá rủi ro ESG, khuyến nghị quản lý rủi ro ESG và khuyến nghị giám sát rủi ro ESG.
Tác động đến khung quản lý rủi ro trong ESG
EBA đưa ra những đề xuất hiệu quả trong việc giám sát rủi ro (qua ví dụ như rủi ro khối lượng và giới hạn rủi ro sắp tới), xác định rủi ro, đánh giá rủi ro (qua ví dụ như kiểm tra căng thẳng về biến đổi khí hậu và đánh giá ESG của đối tác), và giảm rủi ro (qua ví dụ như tương tác với khách hàng hoặc chính sách loại trừ) của các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.
Trên đây là các framework và quy định phổ biến để quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và chiến lược ESG nói chung. Hãy đào sâu thêm nhiều thông tin để cân nhắc cụ thể và chọn lựa framework phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn! Chúc bạn chuyển đổi bền vững thành công!
→ Hiểu, chọn lựa và áp dụng các framework phù hợp trong quá trình triển khai ESG với Khóa học ESG cho doanh nghiệp