ESG framework – phần 3: Tiêu chuẩn WDI (The Workforce Disclosure Initiative)   

ESG framework WDI

Để tiếp nối chủ đề các khung ESG (ESG Framework), bài viết hôm nay sẽ đề cập đến tiêu chuẩn WDI (The Workforce Disclosure Initiative) – tạm dịch Sáng kiến ​​tiết lộ lực lượng lao động.

Đây là một trong những nền tảng để các cơ quan chấm điểm có thể đánh giá yếu tố S – Social trong bộ ESG. Cùng SOM tìm hiểu nhé.

Khung ESG “The Workforce Disclosure Initiative” là gì?

Khung ESG WDI như tên gọi, là hệ thống các hạng mục liên quan đến lực lượng lao động của doanh nghiệp, với mục đích tạo ra công việc và nơi làm bền vững cho mọi người. Các khuyến nghị đánh giá bao gồm hợp đồng, nhân quyền, lương thưởng, bình đẳng giới, phúc lợi, đào tạo, cách quản lý nhân viên, kế hoạch sử dụng nguồn lực với hoạt động kinh doanh, sức khỏe tinh thần…

Khung ESG WDI là gì

Năm 2016, tiêu chuẩn này được thành lập bởi ShareAction – một tổ chức phi chính phủ, và dần được hoàn thiện bởi liên minh 60 tổ chức/các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tính đến năm 2022, đã có 167 công ty đa lĩnh vực trên nhiều quốc gia tham gia báo cáo theo khung WDI, nhằm chứng minh tính minh bạch về quản lý và sử dụng lao động của họ. Trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Unilever, Adidas, Nike, BMW…

Lý do thành lập khung quản trị rủi ro WDI

Trong bối cảnh thị trường lao động đang gặp nhiều bấp bênh về chất lượng và độ minh bạch, khung ESG về nhân sự là điều cần thiết để “buộc” các doanh nghiệp nâng cấp chính sách, cơ cấu của mình. Bởi muốn đạt điểm tốt, tổ chức cần nghiêm túc xây dựng môi trường tích cực, nói không với bất công, bất bình đẳng giới, đảm bảo sức khỏe tinh thần và an toàn trong suốt quá trình cộng tác.

WDI không chỉ là mốc phát triển cho một doanh nghiệp đơn lẻ nào, mà là thúc đẩy cả thị trường cùng “đua” lên vị trí top các nơi làm việc tốt nhất. Từ đó cải thiện toàn diện các khía cạnh liên quan, trong đa dạng ngành nghề, giúp nhân sự nào cũng tìm được “bến đỗ” tích cực, minh bạch. 

Bên cạnh các giá trị cho người lao động, WDI cũng mang lại nhiều lợi điểm cho phía tổ chức.

Lợi ích của ESG Framework – WDI mang lại cho doanh nghiệp

Hơn cả là một nền tảng hỗ trợ cải thiện lực lượng lao động, khung ESG này còn là cơ hội để doanh nghiệp “khoe” về các chính sách và thành tích tuyệt vời của mình. Đây là cách quảng bá theo cách tiết kiệm tài nguyên được nhiều nhà lãnh đạo lựa chọn. Với các danh mục rõ ràng trong báo cáo, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện và thêm cơ sở để tự tin hợp tác cùng tổ chức. 

Và góc nhìn đó cũng hữu dụng với nhà lãnh đạo, khi họ có thể đánh giá logic và khách quan các vấn đề của công ty. Trên thang điểm đó, họ sẽ biết nên điều chỉnh những gì để tối đa chất lượng, loại bỏ nhanh chóng những hạn chế, rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp.

Chưa kể, những nơi được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn WDI cũng tự động thu hút nhân tài. Nhờ đó giảm gánh nặng chi phí và nguồn lực cho các hoạt động tuyển dụng. Đối với các nhân sự hiện tại, điều kiện lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất làm việc. Nếu họ hài lòng với nơi công tác,họ sẽ sẵn sàng và tự nguyện cống hiến. Nhờ đó tạo ra một công ty có năng suất tốt, thúc đẩy lợi thế về kinh doanh, phát triển tình hình tài chính và vị thế rõ rệt.

ESG framework WDI là gì

Triển khai WDI như thế nào để đạt điểm ESG cao?

Điểm khung ESG trong vấn đề lực lượng lao động sẽ được đánh giá dựa trên dữ liệu thu thập từ các cuộc khảo sát hằng năm. WDI yêu cầu đối tượng tham gia từ hội động quản trị, nhân sự cấp cao đến nhân viên trực tiếp, nhân viên thuộc chuỗi cung ứng… Khảo sát có thể thực hiện bằng đối thoại, điền form… tùy quy mô công ty, miễn là đảm bảo thông tin chân thật và minh bạch.

Nội dung phỏng vấn triển khai theo các hạng mục trong bộ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có thể linh hoạt “biến tấu” câu hỏi nhưng kết quả sau cùng phải phản ánh được chính sách, chất lượng hoạt động, đánh giá của nhân sự. Báo cáo cũng được quyền chọn lọc nội dung sẽ công khai 100%, hoặc chỉ chia sẻ với các bên đầu tư, nên lãnh đạo có thể yên tâm khai thác nhân sự. Bởi đó là bước cần thiết để cải thiện tổ chức của mình, trước khi cải thiện điểm ESG.

Tuy nhiên, một tips nhỏ là công ty nào tự tin công bố càng nhiều thông tin ra bên ngoài sẽ càng có nhiều lợi ích. Nhiều nhà đầu tư không trong mạng lưới sẽ chủ động tiếp cận. Cả các nhân tài cũng dễ dàng bị thu hút. Nên lãnh đạo hãy cân nhắc thật cẩn thận để đưa ra quyết định có lợi cho mình nhất.

Trong trường hợp không thể tiết lộ tất cả theo khung ESG WDI, báo cáo nên tập trung các hạng mục cốt lõi chiếm điểm số cao. Như vậy, dù cung cấp thông tin ít nhưng do hoàn thành các chỉ số trọng tâm, doanh nghiệp cũng được đánh giá là đạt. Ngoài ra, thêm các bằng chứng định tính cũng là một giải pháp nâng điểm hiệu quả. 

tiêu chuẩn WDI là gì

Khung ESG là một giải pháp lý tưởng để lãnh đạo quản lý và dẫn dắt doanh nghiệp của mình trong xu hướng bền vững như hiện nay. Nhưng điểm số cao chỉ gây chú ý trong thời gian ngắn, chất lượng và và các giá trị mà tổ chức cung cấp mới mang lại lợi ích lâu dài. 

Vì vậy, điều quan trọng là ban điều hành phải biết cách tận dụng ESG làm “bệ đỡ” phát triển đúng hướng và ổn định. Bởi lẽ đó, trường quản lý SOM-AIT đã mang chương trình đào tạo thạc sĩ ESG về Việt Nam, với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nội địa theo đuổi thành công xu hướng này.

Khóa học ESG dành cho nhà lãnh đạo

Khóa học ESG cung cấp kiến thức tổng quát về bộ tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị, giúp học viên vững vàng nền tảng tự tin áp dụng mọi framework. Song song đó, nội dung trọng tâm sẽ là rèn luyện tư duy lãnh đạo, tiếp cận các case study toàn cầu được diễn giải bởi chính các nhà quản trị ESG được SOM mời về giảng dạy. 

Giáo án của khóa học ESG bao gồm:

  • Bộ tiêu chuẩn
  • Cách quản trị doanh nghiệp bền vững (quản lý rủi ro, môi trường, xã hội…)
  • Quản lý nguồn nhân lực, nâng cấp tính đa dạng
  • Khung ESG và các thông lệ mới nhất
  • Thực hành lên kế hoạch kịch bản thực hiện ESG và phân tích xu hướng tương lai

Chi tiết Học ESG là học gì?

Được thiết kế chuyên biệt cho cấp lãnh đạo, khóa học ESG của trường SOM-AIT được yêu thích nhờ các ưu điểm:

  • Giờ học linh hoạt, có cả buổi tối và cuối tuần.
  • Hình thức học đa dạng, kết hợp online và offline.
  • Nội dung được hệ thống, chắt lọc sẵn, đi thẳng vào trọng điểm với nhiều cơ hội thực hành.
  • Đội ngũ giáo viên vừa là chuyên gia ESG vừa là lãnh đạo của các doanh nghiệp bền vững.
  • Mạng lưới học viên là các nhân sự cấp cao thuộc nhiều lĩnh vực, giúp mở rộng quan hệ.

Và còn nhiều giá trị khác mà bạn chỉ có được khi theo học tại SOM. 

Tìm hiểu thêm: Vì sao nên học thạc sĩ ESG tại SOM?

Nếu bạn đang có dự định theo học ESG hãy để lại thông tin tại form bên dưới, SOM sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ giải đáp ngay nhé.

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…