Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều kiện thuận lợi để nhà quản lý quan sát kỹ và nhận định chính xác về từng nhân viên, đặc biệt là khi quản lý biết lựa chọn và triển khai hình thức đánh giá phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra gợi ý về các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc thực hiện phù hợp nhất trong công tác điều hành và phân bổ nhân viên, đặc biệt là với các doanh nghiệp SMEs.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Phương pháp định giá hiệu quả công việc theo phản hồi 360 độ

Phản hồi 360 độ là cách đánh giá hiệu quả thực hiện công việc dựa trên những phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp, quản lý và báo cáo từ nhân viên. Việc ghi nhận đa chiều, đa nguồn giúp quản lý đánh giá quá trình thực hiện công việc của nhân viên từ nhiều góc độ khác nhau.

Phương pháp đánh giá 360 độ sẽ áp dụng phù hợp với khu vực các công ty tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô doanh nghiệp cho phép quản lý tìm hiểu, quan sát và đối chứng những phản hồi từ đa nguồn và theo sát được những đội nhóm nhỏ hoặc đội nhóm mới hoạt động.

Ưu điểm của phương pháp phản hồi 360 độ

  • Thể hiện được bức tranh toàn cảnh về việc thực hiện công việc của nhân viên.
  • Nhân viên nâng cao được nhận thức về công việc cũng như tương tác của họ với các phòng ban khác.
  • Kết quả đánh giá có nhiều dữ liệu đa dạng giúp xây dựng căn cứ để đào tạo, phát triển nhân viên.
  • Tạo động lực và cả áp lực phù hợp giúp nhân viên phát triển kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng thực hiện, xử lý công việc.
  • Gia tăng tương tác, phản hồi và cải thiện văn hóa làm việc của tổ chức.

Nhược điểm của phương pháp phản hồi 360 độ

  • Một vài góc độ đánh giá có thể tùy thuộc yếu tố chủ quan từ người đánh giá, tiềm ẩn khả năng thiếu sót trong đánh giá.

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc dựa trên quản lý mục tiêu (MBO – Management by Objectives) 

Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Với phương pháp đánh giá thực hiện công việc dựa trên việc quản lý công việc theo mục tiêu, nhà quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu công việc. Những mục tiêu này phải được thống nhất và theo dõi sát sao trong từng khoảng thời gian cụ thể.

Với phương pháp đánh giá hiệu quả công việc dựa trên MBO, nhân viên sẽ tập trung, nỗ lực vào các mục tiêu có tính SMART (gồm các yếu tố: cụ thể, đo lường được, khả thi, có liên quan và giới hạn thời gian). Khi kết thúc chu kỳ công việc, nhà quản lý sẽ đánh giá thực hiện công việc của nhân viên so với mục tiêu đã đề ra ban đầu. 

Ưu điểm của phương pháp MBO:

  • Nhân viên sẽ tập trung cao độ, hiểu và chủ động hơn để hoàn thành mục tiêu đặt ra
  • Cải thiện sự minh bạch, phối hợp nhóm cũng như động lực làm việc của nhân viên
  • Việc đánh giá thực hiện công việc rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế các vướng mắc phát sinh

Nhược điểm của phương pháp MBO:

  • Việc quản trị theo mục tiêu hướng khiến nhân viên chỉ tập trung đến những mục tiêu và số liệu trực quan. Các yếu tố khác như sự sáng tạo, sự phá cách, đổi mới có thể bị hạn chế.

Tìm hiểu thêm về Quản lý hiệu quả công việc bằng phương pháp MBO

Phương pháp so sánh xếp hạng (Performance Ranking) 

Đây là một trong những phương pháp đánh giá thực hiện công việc phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá dựa trên so sánh giữa quá trình thực hiện công việc của các nhân viên. Phương pháp so sánh sẽ chỉ áp dụng với những nhân viên chung bộ phận hoặc cùng làm một nhiệm vụ để các tiêu chí đánh giá tương đồng.

So sánh xếp hạng luân phiên: Nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh tất cả các nhân viên trong bộ phận theo một tiêu chí nhất định nào đó để lựa chọn được người xếp hạng 1, 2, 3… cho đến người xếp hạng cuối cùng

Ưu điểm của phương pháp performance ranking

  • Giúp quản lý nhanh chóng nắm bắt đâu là nhóm hay nhân viên giỏi nhất, tệ nhất của mình và có lộ trình hỗ trợ cụ thể với từng người.
  • Kết quả đánh giá hỗ trợ đắc lực trong việc đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo hoặc sa thải…
  • Giúp doanh nghiệp liên tục tối ưu hóa nguồn nhân lực
  • Dễ thực hiện

Nhược điểm của phương pháp performance ranking:

  • Người đánh giá bắt buộc phải là quản lý trực tiếp của bộ phận tiến hành đánh giá
Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện công việc bằng văn bản tường thuật

Với phương pháp đánh giá thực hiện công việc dựa trên văn bản tường thuật, nhà quản lý sẽ viết một bài tường thuật ngắn gọn về quy trình làm việc của mỗi nhân viên. Bản tường thuật này cần mô tả rõ ràng và chi tiết cách mỗi nhân viên giải quyết công việc của mình. 

Thông qua việc tường thuật này, nhà quản lý sẽ dần hình thành các căn cứ cụ thể, chính xác để nhận định việc thực hiện công việc của nhân viên. Quản lý sẽ hiểu được mỗi nhân viên của mình đang đạt hay không đạt, có ưu nhược điểm gì, phù hợp với vị trí hiện tại hay không.

Ưu điểm của phương pháp văn bản tường thuật:

  • Dễ dàng thực hiện vì quản lý chỉ cần quan sát những điểm ấn tượng nhất trong quá trình làm việc của nhân viên
  • Không tốn quá nhiều thời gian, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
  • Giúp quản lý nắm rõ được tính chất công việc và khả năng của từng nhân viên

Nhược điểm của phương pháp văn bản tường thuật:

  • Quá trình áp dụng phương pháp vào thực tế đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng viết tường thuật của nhà quản lý. Một bản tường thuật không khéo léo có thể gây hiểu nhầm cũng sẽ dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác.
  • Đánh giá bằng văn bản tường thuật có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm tính, chủ quan. Do đó, quản lý cần khách quan và gạt bỏ những thành kiến của quản lý đối với từng nhân viên.

Trên đây là các phương pháp đánh giá công việc phổ biến và tối ưu nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng với những gợi ý trên, bạn sẽ sớm tìm thấy mô hình hiệu quả nhất với quy mô công ty và giai đoạn phát triển hiện tại! 

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…