Phân tích dữ liệu từ đâu? Bước 1: Data assessment  

Các bước phân tích số liệu

Để quá trình phân tích dữ liệu diễn ra suôn sẻ và mang lại giá trị cho doanh nghiệp, xây dựng chiến lược được xem là nền tảng quan trọng và tất yếu. Nó sẽ giúp tổ chức phác thảo quy mô, con người, quy trình, công nghệ… một cách tối ưu. Đồng thời định hướng phương pháp thực hiện sao cho phù hợp và hiệu quả.

Để có thể phát triển chiến lược Data Analysis thành công, có 2 bước cốt lõi mà các doanh nghiệp cần chú trọng: Data assessment & Data Strategy Roadmap. Và trong bài viết ngày hôm nay, SOM sẽ đi chi tiết vào Bước 1 – Data assessment, với các nội dung về giải thích khái niệm, cách tiếp cận, cách thực hiện…

Vì sao chiến lược phân tích dữ liệu quan trọng?

Thay vì vừa vào đã bắt tay xử lý data có thể khiến tổ chức gặp nhiều vấn đề như sự bất đồng ý kiến, thiếu hụt nhân sự, sử dụng sai phương pháp… Chiến lược phân tích dữ liệu cho phép các doanh nghiệp phác thảo hướng đi, mục tiêu, thống nhất cách sử dụng data sao cho logic và khoa học nhất. Từ đó giúp công ty tối ưu tài nguyên mà vẫn đưa ra được các quyết định chính xác, đạt được kết quả mong muốn.

Nhìn chung, chiến lược Data Analysis góp phần thúc đẩy:

  • Dữ liệu được quản lý một cách đồng lòng và nhất quán.
  • Hoạt động vận hành, marketing, kinh doanh… suôn sẻ và hiệu quả.
  • Quy trình được tối ưu hóa không ngừng.
  • Lợi thế cạnh tranh và sự hài lòng khách hàng gia tăng.
Các bước phân tích dữ liệu

Nhưng trước khi có thể đạt được mọi điều trên, chúng ta cần bắt đầu với bước đánh giá chiến lược dữ liệu (Data Assessment) để xây dựng khởi đầu chắc chắn cho lộ trình thực hiện sau đó. 

Data Assessment – Đánh giá chiến lược dữ liệu là gì?

Data Assessment không dừng ở đánh giá số liệu, mà là toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình, chất lượng và kết quả của phân tích dữ liệu. Kể cả những nguyên nhân có thể tác động đến quyết định cuối của lãnh đạo cũng cần được quan tâm.

Mục tiêu của bước này là giúp tổ chức xem lại tình hình hiện tại của mình với điểm muốn hướng đến. Từ đó vạch ra các vấn đề, hướng đi và xác định được lộ trình triển khai phù hợp nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể mạnh dạn thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cách đánh giá chiến lược phân tích dữ liệu (data analysis)

Quy trình đánh giá chiến lược phân tích số liệu gồm 3 phần, giúp tổ chức thống nhất mục tiêu mà data analysis cần mang lại; nắm bắt trạng thái hiện tại; và cuối cùng là đề xuất trạng thái tương lai mang lại kết quả dài hạn cho doanh nghiệp.

chiến lược phân tích dữ liệu

1. Xác định mục tiêu và thách thức kinh doanh

Nhà lãnh đạo cần lưu ý phương pháp đang sử dụng để thúc đẩy doanh nghiệp là “phân tích dữ liệu”. Do đó, không nên xác định mọi thứ chỉ dưới góc nhìn kinh doanh. Những mục tiêu và thách thức ở phần này cần được tham khảo từ chính đội ngũ Data Analysis. Hoặc các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng được khuyến khích tham gia thảo luận.

Như thế, tổ chức mới có thể khai thác toàn diện và đầy đủ nhất những mục tiêu, rào cản, rủi ro dự đoán trong quá trình thực hiện. Để nhanh chóng tìm được câu trả lời, SOM gợi ý một số chủ đề trong buổi họp:

  • Những trở ngại bạn đang muốn giải quyết là gì? 
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những vấn đề vừa nêu.
  • Thách thức của nguồn dữ liệu hiện tại là gì?
  • Cần điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi thế nào về nguồn lực hiện tại để vượt qua các hạn chế trên. 
  • Các giá trị/lợi ích/kết quả mong muốn từ việc phân tích số liệu.
  • Có thể nêu một số trường hợp cụ thể kỳ vọng data sẽ hỗ trợ cho mục tiêu đó như thế nào.

2. Đánh giá và nắm bắt trạng thái hiện tại

Sau khi đặt ra hàng loạt câu hỏi và nhận được các đóng góp từ đội ngũ chuyên môn, tổ chức cần nhìn lại tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể là tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá và xác nhận lại các ý kiến đã thu thập. Sau đó, thống kê các vấn đề và ưu tiên điều chỉnh để lộ trình triển khai suôn sẻ.

Data assessment là gì

Những vấn đề phổ biến cần đánh giá lại là:

  • Năng lực và lực lượng đội ngũ nhân sự Data analysis.
  • Danh sách công cụ, công nghệ và hệ thống sử dụng để phân tích dữ liệu.
  • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
  • Toàn bộ quy trình liên quan đến việc sử dụng/phân tích/chia sẻ data.
  • Nguồn dữ liệu.
  • Kiến thức và hiểu biết của những người ra quyết định.

Tổ chức cần hệ thống tất cả lại, cùng nhau thảo luận chi tiết về những thiếu sót/điểm mạnh đang tồn tại. Từ đó cân nhắc mức độ thay đổi chỉ điều chỉnh đơn thuần hay cần thiết phải bổ sung một giải pháp hoàn toàn mới. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực thi, nên lãnh đạo cần đưa ra quyết định tối ưu cho doanh nghiệp.

3. Đề xuất trạng thái lý tưởng

Sau khi biết được tình trạng hiện tại của tổ chức và mục tiêu muốn đạt, bạn cần xác định hướng đi để đưa doanh nghiệp vượt qua các rào cản, tiến nhanh tới “vạch đích” đã đề ra. Quá trình này trong Đánh giá chiến lược phân tích dữ liệu, chúng ta có thể gọi là đề xuất trạng thái lý tưởng.

Cụ thể, bạn sẽ phác thảo ra những yếu tố và yêu cầu chúng cần ở mức độ nào để thực hiện Data Analysis hiệu quả. Và đương nhiên, muốn quá trình thành công thì những khía cạnh đó nên ở trạng thái tốt. Khi toàn bộ các vấn đề liên quan đều đạt mức tốt, đó chính là trạng thái lý tưởng giúp doanh nghiệp triển khai Data analysis thuận lợi.

Các bước phân tích dữ liệu kinh doanh

Để tìm ra giải pháp được trạng thái lý tưởng, tổ chức có thể thực hiện các cách sau:

  • Thử nghiệm các công cụ, lựa chọn phương pháp tối ưu và hiệu quả cho mọi bước phân tích dữ liệu.
  • Dự đoán thuận lợi và rủi ro giữa các công cụ để dễ dàng so sánh.
  • Thiết lập KPI cụ thể cho các mục tiêu, để sắp xếp chính xác độ ưu tiên của các vấn đề cần giải quyết.
  • Sử dụng các bảng biểu, đồ thị, wireframe để có cái nhìn toàn diện và trực quan.
  • Phân công rõ ràng trách nhiệm của đội ngũ phụ trách.
  • Xác định quy trình và cách thức triển khai và quản lý, đảm bảo kiểm soát kịp thời tiến độ.
  • Cân nhắc đào tạo hoặc tuyển thêm nhân sự, chắc chắn toàn bộ nhân sự liên quan có hiểu biết về Data Analysis.

Với các cách tiếp cận này, tổ chức sẽ đánh giá được mức độ khả thi cũng như thời gian dự kiến để hoàn thành dự án. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để bạn thiết kế lộ trình, thứ tự hợp lý các hoạt động phân tích dữ liệu chi tiết về sau.

Trên là toàn bộ thông tin về bước 1 – Data Assessment trong xây dựng chiến lược phân tích dữ liệu. Cùng theo dõi SOM để cập nhật bài viết về bước 2 – Data Strategy Roadmap, sẽ được đăng tải trong thời gian sắp tới nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…