Ảnh hưởng của ESG tới ngành bất động sản   

lợi ích của esg tới bất động sản

ESG dần trở thành một chiến lược tất yếu trong nhiều lĩnh vực, bởi những tác động tích cực mà nó mang lại. Và thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài xu hướng. 

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng SOM tìm hiểu sâu những ảnh hưởng của ESG đến bất động sản, cũng như những lưu ý mà nhà đầu tư trong ngành cần quan tâm. 

ESG trong ngành bất động sản

Tác động của ESG trong bất động sản

Cũng như mọi lĩnh vực khác, ESG trong bất động sản được đánh giá qua 3 tiêu chí môi trường – xã hội – quản trị. Do đó, các công ty, tập đoàn, dự án khi theo đuổi ESG cần điều chỉnh khâu vận hành và phát triển, sao cho đạt điểm số cao ở cả 3 khía cạnh này.

Tìm hiểu thêm: Điểm ESG là gì? 

Khi hoàn thành tốt các tiêu chí này, chủ dự án và nhà đầu tư không chỉ tạo ra các kết quả tích cực cho thế giới; mà bản thân doanh nghiệp cũng nhận được nhiều lợi ích thiết thực.

1. Huy động vốn thuận lợi hơn   

Đã có nhiều minh chứng trên thế giới về hiệu quả của những dự án ESG, nên chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Thậm chí, họ còn ưu tiên tìm kiếm và sẵn lòng “rót tiền” để thu về tỉ lệ lợi nhuận cao.

Các dự án thu hút vốn đầu tư phổ biến thường là trái phiếu xanh, chính sách vay có điều khoản bền vững… Nếu thu được kết quả tốt và tạo ra hồ sơ ESG xuất sắc, chủ doanh nghiệp có thể tự tin kêu gọi cấp vốn hoặc giảm chi phí vốn thuận lợi.     

2. Cải thiện hiệu quả tài chính

Tài chính ở đây bao hàm từ chi phí vận hành đến doanh số, lợi nhuận. So với các dự án thông thường, những tòa nhà bền vững có xu hướng được tin dùng cao hơn. Từ đó, chúng giữ chân người mua/thuê tốt hơn, hạn chế tỉ lệ phòng trống. 

Đặc biệt, nếu song hành cùng cơ sở vật chất, chính sách, dịch vụ ổn thì sẽ càng làm tăng giá trị tòa nhà. Nhờ vậy, nó thúc đẩy doanh số, cải thiện tài chính mạnh mẽ.

3. Giảm thiểu rủi ro/thiệt hại

ESG không phải là một tiêu chuẩn tự phát, mà được xây dựng nghiêm túc từ các quy định, luật lệ thuộc chính phủ, tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Bởi thế, tuân thủ các tiêu chí liên quan sẽ “vô tình” dẫn dắt doanh nghiệp phát triển trung thực và đúng đắn.

Những sai lệch về pháp lý, hoặc rủi ro và độ uy tín sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa. Từ đó, thay vì cứ phải dự đoán mối đe dọa và hao tổn chi phí, nguồn lực để giải quyết vấn đề, công ty giờ đây có thể an tâm và tập trung phát triển.

4. Nâng cao danh tiếng và giá trị doanh nghiệp

Nhờ việc vận hành minh bạch, đạo đức, an toàn như vừa nêu, hình ảnh của công ty cũng thuận theo mà trở nên đáng tin cậy. Các nhân viên, khách hàng, đối tác, công chúng… sẽ có cái nhìn tích cực và có xu hướng ủng hộ hơn, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Có thể xem hồ sơ ESG đẹp không chỉ thu hút nhà đầu tư, mà còn có thể là lợi thế cạnh tranh khác biệt giữ chân khách hàng và nhân viên tài năng hiệu quả.

Ngoài ra, trong trường hợp gặp tình huống xấu như khủng hoảng truyền thông, các doanh nghiệp ESG cũng sẽ phục hồi nhanh chóng, và dễ dàng hoạt động trở lại hơn những thương hiệu thông thường.

Ảnh hưởng của esg tới bất động sản

Bên cạnh các lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, ESG còn tác động đến toàn thị trường bất động sản.

5. Nhu cầu về các tòa nhà bền vững tăng cao

Khi đông đảo chủ dự án, nhà đầu tư, người tiêu dùng… đều có hiểu biết và quan tâm cao đến ESG, thì bất động sản sẽ được thuận đà “bền vững hóa”. Ngày càng nhiều các công trình thân thiện với môi trường ra đời. Chúng được ưu tiên hoàn thiện để phục vụ người dân và thúc đẩy trái đất “xanh” hơn.

Cũng vì thế, mà ngành bất động sản đang gia tăng rất nhiều sáng kiến mới mẻ và hay ho. Đó không chỉ là giải pháp tốt cho môi trường, xã hội và quản trị, mà còn là bệ đỡ cho ngành phát triển mạnh mẽ.

Một số gợi ý từ các chuyên gia trên thế giới mà chủ doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Theo đuổi các chứng chỉ, hệ thống đánh giá kiến trúc xanh như LEED, BREEAM để nâng cấp hồ sơ ESG.
  • Tích hợp công nghệ để giảm sát và tối ưu hóa quá trình sử dụng năng lượng, nước, quản lý chất thải… giúp giảm lãng phí và đưa ra giải pháp kịp thời.
  • Hỗ trợ nhà ở giá rẻ nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng, cải thiện chất lượng xã hội.
tác động của esg tới bất động sản

Với những tác động tích cực mà ESG mang đến cho thị trường bất động sản, các nhà đầu tư cũng mạnh dạn tìm kiếm và “rót vốn” vào các dự án liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và lọc được các hoạt động đáng đầu tư, có một số lưu ý cần quan tâm.

ESG Bất động sản: Những điều nhà đầu tư cần biết 

Khả năng thích ứng của dự án

Các yếu tố ESG thường xuyên thay đổi và khác biệt ở từng khu vực, thời điểm. Vậy nên một dự án “đáng đầu tư” không chỉ giải quyết các vấn đề ngắn hạn, mà còn cần xoay chuyển linh hoạt để đáp ứng cả những rủi ro tương lai.

Ví dụ như tình trạng biến đổi khí hậu, hay thải khí carbon… đều là các điều kiện môi trường dễ biến động. Nhà đầu tư cần xem xét khả năng thích ứng của dự án nếu có thay đổi, cũng như hiệu quả trong đa dạng tình huống.

Mức độ gắn kết với địa phương 

Tiêu chuẩn ESG không cố định, mà được biên soạn phù hợp theo từng khu vực, quốc gia. Bởi thế, những công trình hiệu quả thường có mỗi liên hệ gần gũi và chặt chẽ với địa phương. Các dự án hợp tác với địa phương cũng dễ được công chúng ủng hộ hơn nữa.

Do vậy, nhà đầu tư có thể tìm kiếm những doanh nghiệp đáp ứng khía cạnh:

  • Xã hội như hỗ trợ trường học, bệnh viện; tài trợ phương tiện công cộng…
  • Quản trị như tuân thủ pháp lý, quy định của ban quản lý…

Nhìn vào các minh chứng rõ ràng

Tất cả doanh nghiệp theo đuổi ESG đều phải xuất báo cáo bền vững hằng năm với số liệu minh bạch, rõ ràng. Chủ đầu tư có thể nhìn vào những con số, thông tin đó để đánh giá có nên tham gia dự án hay không.

Ngoài ra, thay vì “rót tiền” trực tiếp vào dự án xây dựng, nhiều người chọn trái phiếu xanh, quỹ ETF… để giảm thiểu rủi ro, mà vẫn thu được lợi nhuận dài hạn nếu hoạt động hiệu quả. 

Có thể thấy, tầm quan trọng của ESG trong thị trường bất động sản đang ngày càng rõ rệt. Nó không chỉ tác động đến các dự án, mà cả chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng, công chúng hay toàn xã hội đều có những ảnh hưởng nhất định. Bởi thế, chọn ESG làm chiến lược phát triển là hướng đi tất yếu, hứa hẹn mang lại kết quả đáng kỳ vọng cho các tổ chức trong ngành.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…