3 kỹ năng cần có của một business analyst

3 kỹ năng cần có của nghế busniess analyst

Là một business analyst nhưng lại thiếu đi những kiến thức, kỹ năng công nghệ, hẳn là bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành những trách nhiệm của mình. Làm thế nào để giải quyết những khó khăn này? Cách duy nhất là trau dồi cho bản thân những kỹ năng cứng cơ bản về công nghệ được ứng dụng thường xuyên trong quy trình phân tích kinh doanh. Những kỹ năng đó là gì? Cùng SOM tham khảo trong bài viết sau:

1. Viết và hiểu Use case – kỹ năng cần thiết trong ngành phân tích kinh doanh

Use case trong Business Analytics là gì?

Theo wikipedia định nghĩa, Use Case (Trường hợp sử dụng) là “Một kỹ thuật được dùng trong kỹ thuật phần mềm và hệ thống để nắm bắt yêu cầu chức năng hệ thống. Use Case mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng bên ngoài (Actor) và hệ thống.” 

Ví dụ: Hệ thống “Đặt vé máy bay trực tuyến” có chức năng “đặt vé” là một Use Case. 

Use case trong ngữ cảnh Phân tích nghiệp vụ (business analyst) là bức tranh hoàn chỉnh về cách người dùng sẽ sử dụng một phần chức năng cụ thể cho một hệ thống. Nó mô tả sự tương tác giữa người dùng và hệ thống ở trong một môi trường cụ thể, vì một mục đích cụ thể. Môi trường nằm trong một bối cảnh, phạm vi hoặc hệ thống phần mềm cụ thể. Mục đích cụ thể là diễn tả được yêu cầu theo góc nhìn từ phía người dùng. 

Sự tương tác giữa người dùng và hệ thống có 2 cách thức phổ biến:

  • Cách thức mà người dùng tương tác với hệ thống.
  • Cách thức mà hệ thống tương tác với các hệ thống khác.
3 kỹ năng cần có của một data analyst

Use case thể hiện rõ quy trình khi các bước được thực hiện thành công, nó cũng mô tả các kịch bản ngoại lệ khi các bước không theo đúng trình tự. Tóm lại, đây là một mô tả chi tiết về những gì hệ thống dự kiến sẽ làm khi người dùng sử dụng hệ thống bằng một cách cụ thể nào đó. 

Tại sao chuyên gia phân tích kinh doanh cần có kỹ năng đọc – viết use case thành thạo? 

Đứng ở phía nghiệp vụ/ kinh doanh, bạn có thể gặp vấn đề về việc làm thế nào để thực sự truyền đạt các yêu cầu của các bên liên quan đến đội ngũ phát triển vì bạn chưa hiểu rõ những yêu cầu đó được anh em IT gọi là gì và chúng sẽ được code ra như thế nào? Nếu chưa hiểu rõ thì làm sao để giao tiếp với bên phát triển phần mềm và vẫn đảm bảo rằng họ nhận được chính xác những gì bên nghiệp vụ và các bên liên quan mong muốn?

Nếu hạn chế quá nhiều vậy thì liệu sẽ có thiếu sót gì không? Làm sao để tăng tốc độ giao tiếp, làm rõ và đảm bảo rằng các bên liên quan sẽ hiểu bạn, cùng như bạn đã ngồi xuống và bắt đầu code đúng những gì mà bên liên quan mong đợi?

Use case là một công cụ giao tiếp tuyệt vời giữa người làm kinh doanh/nghiệp vụ và đội ngũ coder/analysts. Nó giúp những các bên tham gia vào dự án dữ hiểu được cách hệ thống đang xử lý dữ liệu một cách cụ thể, thông minh mà không cần dùng quá nhiều từ chuyên ngành hay giải thích dài dòng. 

2. Kỹ năng phác thảo Wireframe trong ngành phân tích dữ liệu kinh doanh

Theo định nghĩa của usability.gov, wireframe là một hình ảnh minh họa hai chiều của sản phẩm, ở đây có thể là giao diện của một website, hay của một ứng dụng.

Đặc điểm nhận dạng của wireframe trong business analytics:

  • Tập trung vào việc thể hiện sự phân bổ bố cục của các thành phần, các nhóm nội dung và chức năng trên trang.
  • No colour, no style, no graphics: Không bao gồm các yếu tố như màu sắc, kiểu dáng, đồ họa. Các bản wireframe vì vậy thường chỉ gồm các hình khối màu đen, trắng hoặc xám (với hình dạng tròn, vuông, chữ nhật, tam giác), đi kèm là text ở dạng cơ bản (text chuẩn ở những phần cần phân biệt nhóm nội dung và dummy text ở những phần minh họa). Thỉnh thoảng, màu xanh dương cũng được dùng để biểu thị các link.
  • Không tương tác được

Hình ảnh minh họa một wireframe:

3 kỹ năng cần có của ngành phân tích kinh doanh

Cần lưu ý rằng: tuy không tương tác được, nhưng wireframe sẽ cần có miêu tả (bằng text) về cách mà user sẽ tương tác với sản phẩm hoàn thiện cuối cùng (bao gồm cả các hiệu ứng khi tương tác). Phần này chính là specs – cũng là yếu tố hỗ trợ cho designer và dev tiến hành các bước tiếp theo. Specs càng chi tiết thì dev càng dễ hiểu ý mình và build được sản phẩm đúng như team mong muốn.  

Tại sao business analyst cần thành thạo cách sử dụng của wireframe: 

Wireframe thường được sử dụng trong team dự án để giúp luồng công việc được thực thi trôi chảy. Với ưu điểm là dễ tạo và tiết kiệm thời gian, wireframe là guideline đơn giản nhất để một business analyst có thể hiểu được ý tưởng, mô tả và các chức năng sử dụng của sản phẩm. Một bản wireframe rõ ràng, dễ hiểu sẽ là khởi đầu thuận lợi cho toàn bộ quá trình làm product.

Kỹ năng 3: Data Modelling (mô hình hóa dữ liệu) – kỹ năng thiết yếu của một business analyst

Data Modeling là gì?

Data Modeling (mô hình hóa dữ liệu) là quá trình phân tích và xác định tất cả các dữ liệu khác nhau mà doanh nghiệp thu thập và sản xuất, cũng như tất cả các mối quan hệ giữa các bit dữ liệu đó. 

Quá trình mô hình hóa dữ liệu sẽ tạo ra một bản trình bày trực quan (diagram) của dữ liệu khi dữ liệu được sử dụng tại doanh nghiệp và bản thân quá trình này cũng là một bài tập để giúp người thực hiện hiểu và làm rõ các yêu cầu về dữ liệu.

Ví dụ về Data modelling

3 kỹ năng cần có của ngành phân tích kinh doanh

Tại sao cần Data model?

Bằng cách lập mô hình dữ liệu, bạn sẽ ghi lại dữ liệu bạn có, cách bạn sử dụng dữ liệu đó và những yêu cầu của bạn xung quanh việc sử dụng, bảo vệ và quản trị. Thông qua mô hình hóa dữ liệu, một data analyst có thể:

  • Đưa ra quy trình hợp tác hiệu quả giữa nhóm Công nghệ thông tin (CNTT) và các nhóm kinh doanh.
  • Cải thiện quy trình kinh doanh tốt hơn bằng cách xác định nhu cầu và sử dụng dữ liệu một cách gãy gọn, hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho CNTT và xử lý các khoản đầu tư thông qua việc lập kế hoạch phù hợp từ trước.
  • Hạn chế việc nhập dữ liệu dư thừa dễ xảy ra lỗi, đồng thời cải thiện tính toàn vẹn của dữ liệu.
  • Tăng tốc độ và hiệu suất của truy xuất và phân tích dữ liệu 

Có thể nói, Data model là kỹ năng cần thiết để quản lý và hiểu rõ số lượng, chất lượng, sự tương quan của các nguồn dữ liệu mà chúng ta đang nắm giữ. Đây là kỹ năng không thể thiếu của bất cứ chuyên gia phân tích dữ liệu nào.

Trên đây là những kỹ năng cơ bản cần có của một data analyst. Hi vọng bạn sẽ nhanh chóng thuần thục các kỹ năng này để có thể thăng tiến nhanh hơn trong lộ trình của mình. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…