Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đòi hỏi ở lãnh đạo hơn rất nhiều so với những kiến thức và năng lực truyền thống. Lãnh đạo các đại cải cách từ các góc độ ‘nằm ngoài chuyên môn’, đôi lúc có thể khiến doanh nghiệp ném tiền ra cửa sổ mà mang lại nhiều kết quả khả quan. Vậy đâu là những năng lực trọng điểm sẽ giúp các lãnh đạo, điều hành dẫn dắt doanh nghiệp số mượt mà, trơn tru hơn?
Từ góc nhìn của SOM, 5 năng lực trọng điểm mà một lãnh đạo chuyển đổi số cần có bao gồm: vốn công nghệ, tầm nhìn chiến lược, quản trị thay đổi, quản lý dự án, truyền cảm hứng và xây dựng văn hóa số. Cụ thể ra sao, cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhé.
Năng lực lãnh đạo chuyển đổi số bắt nguồn từ kiến thức và tư duy về công nghệ
Muốn lãnh đạo chuyển đổi số, trước hết phải nắm rõ về tiềm năng công nghệ và những bước tiến hiện nay của thị trường giải pháp. “Nắm” ở đây không đơn giản là có chút kiến thức về những công cụ marketing online, chatbot trả lời khách hàng tự động… Nắm ở đây là tìm hiểu sâu hơn về các công nghệ cốt lõi của chúng (hệ thống Big Data, blockchain, AI hay cloud,…), tại sao chúng có thể thực hiện được các chức năng trên. Có thể bạn không cần hiểu sâu về thuật toán, công nghệ như các chuyên gia lập trình, nhưng hãy cố gắng ‘chạm tới bản chất’ của chúng!
Khi đã nắm được cách thức hoạt động, nguyên lý vận hành đằng sau mỗi giải pháp, chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá tiềm năng và tính khả thi của chúng khi giải quyết các vấn đề khác nhau. Làm được điều này, chúng ta sẽ không bị động và thao túng bởi công nghệ, mà là chủ động chọn lọc và sử dụng công nghệ đúng mục đích. Sự lựa chọn các ứng dụng, công cụ trên thị trường cũng đa dạng hơn. Thậm chí, doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển các ứng dụng riêng theo đặc thù doanh nghiệp thay vì bị giới hạn bởi các giải pháp ăn liền trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm:
- AI là gì? Ứng dụng của AI trong doanh nghiệp
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì? Mục tiêu và lợi ích.
- Dữ liệu lớn là gì ? Khái niệm và ứng dụng thực tế
Các doanh nghiệp và lãnh đạo trên thế giới vẫn đang mày mò hàng ngày để hiểu được bản chất của các công nghệ này, từ đó tìm cách ứng dụng chúng vào doanh nghiệp để tối ưu năng suất và doanh thu. Sự chậm trễ trong việc tiếp cận hoặc hiểu biết hời hợt về những xu hướng chuyển đổi số chỉ khiến doanh nghiệp luôn chạy theo chuyển đổi số một cách mệt mỏi và thiếu hiệu quả.
Tầm nhìn chiến lược – năng lực quyết định thành tựu của các dự án chuyển đổi số
Chuyển đổi số không chỉ là vận dụng công nghệ để giải quyết một vấn đề tức thời của doanh nghiệp. Một chiến dịch chuyển đổi số có thể thay đổi mô hình kinh doanh, thích ứng, đón đầu, tạo ra cách vận hành mới hoặc thậm chí cải tiến sản phẩm cho doanh nghiệp.
Để làm được điều này, người lãnh đạo trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp phải có khả năng vẽ ra một chiến lược bài bản, dài hạn và chặt chẽ. Thiếu tầm nhìn chiến lược, công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp chỉ dừng ở một vài khâu, vài ứng dụng để giải quyết một số nhu cầu tức thời. Điều này khiến doanh nghiệp đi vào lối mòn “chuyển đổi số lưng chừng”, dẫn đến một “thành quả” không khác biệt lắm so với trước khi chuyển đổi.
Do đó, lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược, với năng lực thấu hiểu, đoán biết nhu cầu và khát khao chinh phục thị trường của mình sẽ có động lực quyết liệt hơn cho việc đầu tư và thực thi chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi số có thể xây dựng chiến lược này qua 7 bước sau:
- Bước 1: Xác định ý nghĩa của chuyển đổi số với doanh nghiệp hiện tại
- Bước 2: Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp
- Bước 3: Xây dựng các bước chuyển đổi số trong từng giai đoạn, mục tiêu
- Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện chi tiết.
- Bước 5: Xây dựng nền tảng dữ liệu, công nghệ cần thiết
- Bước 6: Chuẩn bị đội ngũ nhân lực thích hợp.
- Bước 7: Thực hiện số hóa thông tin, số hóa quy trình tiến tới chuyển đổi số tổng thể.
Tái cấu trúc doanh nghiệp theo sự chuyển dịch là năng lực lãnh đạo giúp doanh nghiệp vững vàng bước tiến
Phải hiểu rằng với chuyển đổi số, các công việc, quy trình, hành động đều có liên quan mật thiết, thậm chí nó còn được thiết lập là các điều kiện, phải đáp ứng đủ 2 bước của quy trình A mới đến được quy trình B… Cấu trúc công ty, hơn bao giờ hết, cần liền mạch, thống nhất logic với nhau từng bước trong hoạt động. Thậm chí, doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc bộ phận để ứng dụng công nghệ tối ưu nhất.
Vì vậy, người lãnh đạo trong chuyển đổi số phải vẽ ra được một lộ trình vận hành chặt chẽ và logic trong từng phòng ban. Những lãnh đạo, quản lý cần phải ngồi lại rất nhiều với trưởng các bộ phận, cùng nhau thống nhất được quy trình mới và hỗ trợ tối ưu nhân viên các cấp thực hiện.
>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình quản trị sự thay đổi trong tổ chức doanh nghiệp
Năng lực lãnh đạo quản lý các dự án chuyển đổi số – yếu tố sống còn!
Việc ứng dụng chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành một chiến dịch lớn. Mỗi chiến dịch là những dự án chuyển đổi số khác nhau trong từng phòng ban. Vì thể, lãnh đạo cần những kỹ năng quản lý dự án và kiểm thử liên tục để đảm bảo thành công. Từ đó thì quá trình chuyển giao mới được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng và luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Hơn cả, tính chất chiến lược của dự án chuyển đổi số luôn được kỳ vọng ở mức độ thành công rất cao. Nó có thể “make or break” (tạo dựng hoặc phá hủy) uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp. Nó cũng có thể tạo sự thay đổi tích cực đến hoạt động của công ty hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của đội ngũ đối với lãnh đạo và các dự án công nghệ khác.
Chưa kể, khi doanh nghiệp thực hiện các dự án số hóa, các đối tượng tham gia phần lớn là những con người nội bộ, với nguồn vốn nội bộ ở quy mô lớn. Một bước sai phạm cũng gây tổn thất lớn cho nguồn lực. Do vậy, thách thức quản lý dự án dành cho nhà lãnh đạo do vậy lại càng tăng lên gấp nhiều lần! Lãnh đạo cần hiểu bắt đầu thế nào, nguồn lực ở đâu, phân bổ công việc ra sao, quản lý chất lượng cặn kẽ hơn bao giờ hết.
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều lãnh đạo cần làm để chuyển đổi số thành công
- Các bước thiết kế lộ trình đào tạo nội bộ để phát triển văn hóa số
Thuyết phục và truyền cảm hứng – kỹ năng lãnh đạo giúp loại bỏ các lực cản nội bộ
Bỏ qua năng lực này là sai lầm lớn nhất của lãnh đạo trong công cuộc chuyển đổi số. Trên cả công nghệ hiện đại, để doanh nghiệp luôn tiếp cận các ứng dụng số được suôn sẻ, điều quan trọng nhất là cần thuyết phục, lôi cuốn để gắn kết tất cả các bên liên quan.
Trước tiên là các lãnh đạo cấp cao, từ CEO, CMO, CSO, CCO đến CIO…và các trưởng bộ phận. Tất cả mọi người cần biết chắt lọc thông tin, thúc đẩy phòng ban cởi mở cho các dự án chuyển đổi số, đồng thời liên tục họp bàn, đón nhận, tổng hợp ý kiến với nhau, phục vụ mục tiêu lớn là chuyển đổi số doanh nghiệp.
Với những nhân viên cấp dưới cũng không ngoại lệ. Tâm lý người lao động sợ sự cạnh tranh. Họ luôn lo lắng sẽ bị thay thế, ngại phải chuyển sang cách làm việc mới và cảm thấy bị đe dọa bởi sự không chắc chắn cho kết quả tương lai. Đối phó với trường hợp này, một số người rời bỏ công việc. Số khác chống đối và có người chỉ làm việc cầm chừng dò xét. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và năng suất của cả đội nhóm.
Cũng phải nói thêm, đối với chuyển đổi số, cách làm việc mới cũng có nghĩa là họ bị quản lý chặt hơn về thời gian, năng suất, sự chính xác và minh bạch. Điều này là tốt, nhưng nếu được truyền đạt không khéo thì sẽ gây ra những ức chế nhất định cho tâm lý nhân viên thời gian đầu.
Vì thế, hãy cố gắng tạo cho quản lý các cấp lẫn nhân viên tâm lý thoải mái trong giai đoạn doanh nghiệp liên tục chuyển mình giữa thời số hoá. Mỗi lãnh đạo cần có khả năng giáo dục và thúc đẩy, truyền niềm say mê công nghệ cho toàn thể nhân viên. Lãnh đạo cũng cần lắng nghe những khó khăn của họ, hỗ trợ họ học hỏi, ứng dụng công nghệ tốt nhất, cho họ thời gian để dần cải thiện năng suất với cách làm mới.
Tất nhiên, các năng lực lãnh đạo trong công cuộc chuyển đổi số không chỉ có vậy. Chuỗi năng lực truyền thống vẫn cần thiết và phải phát triển cao hơn. Do đó, trước khi tiến hành chuyển đổi, lãnh đạo cần “nâng cấp” kiến thức và năng lực ứng phó. Việc tham khảo những tư vấn viên chuyển đổi số, những casestudy thành công, hoặc các khóa đào tạo, phiên thảo luận,… cũng là cần thiết để lãnh đạo có thể tối ưu quá trình chuyển mình cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: