Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam vào năm 2025

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam vào năm 2025

Từ giai đoạn 2025 trở đi, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở việt nam sẽ có biến động mạnh. Nhiều ngành nghề có thể bị đào thải, nhiều cơ hội việc làm mới có thể mở ra, đặc biệt là sau hàng loạt những nghị định nhằm tái thiết lại cơ cấu ngành nghề của chính phủ Việt Nam. Bạn nằm trong số an toàn hay nguy hiểm? Học thêm gì để củng cố tiềm năng phát triển cho bản thân? Bài viết sẽ đưa ra bức tranh tổng quan nhất về thị trường tuyển dụng trong 5 năm tới. 

Thay đổi của xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới của thị trường tuyển dụng

Thay đổi của xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới của thị trường tuyển dụng

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), số lượng các việc làm mới tại Việt Nam do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra. Những công việc này chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng việc làm mới ít hơn trong lĩnh vực sản xuất.

Tuy nhiên, kể cả khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhiều như vậy, 46 triệu lao động Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao trong nhiều năm tới, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Cũng theo Bộ, nguyên nhân của tình trạng này nằm ở 2 yếu tố chính:

  • Một là vì Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao.
  • Hai là tiềm năng của việc các máy móc lập trình, trang thiết bị công nghệ thông minh có thể thay thế người lao động.

Không chỉ là vấn đề việc làm, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh khi người lao động còn chưa kịp cập nhật còn đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam đặc biệt là khi nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Điều này bắt buộc chính phủ phải tiến hành các chiến lược phân bố lại trọng tâm và cơ cấu ngành nghề. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 176 Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ phấn đấu để đạt mục tiêu: 

  • Chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) (thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và 55 nước đứng đầu vào năm 2030;
  • Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90% vào năm 2030.
  • Kinh tế số có thể chiếm 20% tỉ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và phấn đấu 30% vào năm 2030.  
  • 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số năm 2025

Có thể nói, đây là giai đoạn khẩn trương tái thiết lại cơ cấu và đào tạo nguồn lực số liên tục đáp ứng cho toàn bộ các doanh nghiệp và các cơ quan bộ ban ngành trong tương lai, theo kịp xu hướng nghề nghiệp hiện đại trên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trong của việc học về chuyển đổi số trong giai đoạn đổi mới lần 2

Dự đoán xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam

Dự đoán xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam

Dựa trên những quyết định trên, có thể thấy thị trường lao động trong nước đang huy động mọi nguồn lực để tái cơ cấu và nâng cao chất lượng tuyển dụng. Mũi nhọn của quá trình này chính là các công nghệ hiện đại và quá trình chuyển đổi số. Theo đó, sẽ có sự đào thải lẫn phát triển của những nhóm ngành nhất định, bao gồm: 

Các nhóm ngành có thể bị đào thải 

Các công việc như công nhân lắp ráp, vận hành dây chuyền lắp ráp,… sẽ giảm số lượng lao động. Thư ký hành chính, nhân viên lưu trữ với thủ tục rườm rà sẽ trở thành những nghề có nhu cầu thấp.

Theo thống kê từ FPT Software:

  • 2,7 triệu công nhân may, 1 triệu công nhân da giày, gần 1 triệu công nhân lắp ráp điện tử mất việc
  • Hàng chục ngàn giao dịch viên ngồi ở mỗi ngân hàng, có bằng đại học, sẽ mất việc bởi xu hướng sử dụng hệ thống live banking của gen Z. 
  • Hàng chục ngàn cán bộ tín dụng đánh giá tín dụng cũng sẽ mất việc vì hệ thống đánh giá của AI dựa trên big data sẽ chính xác hơn.
  • Các vị trí luật sư tra cứu chéo các bộ luật và tư vấn khách hàng cũng có thể bị thay thế bởi AI với kho big data vô hạn mà nó thu thập được.
  • Ngoài ra, những ngành rườm rà như nhân viên nhập dữ liệu, kế toán và kiểm toán viên, nhân viên thông tin khách hàng, phân tích tài chính,… cũng có thể bị thay thế. 

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

Các nhóm ngành liên quan kỹ thuật số sẽ nổi lên, kéo theo đó là nhóm ngành giáo dục, tập trung vào các kiến thức chuyển đổi số. Những nhóm ngành phục vụ đời sống tinh thần giữa kỷ nguyên số được chú trọng, những nhóm ngành dịch vụ mà AI không thể thay thế được cũng sẽ duy trì bền vững. 

Một vài thống kê về nhu cầu nhân lực đến năm 2025:

  • Nhóm ngành CNTT: 80.000 – 100.000 lao động/năm
  • Nhóm ngành Du lịch: > 27.000 lao động/năm
  • Nhóm ngành Truyền thông/Marketing trên nền tảng kỹ thuật số: > 24.000 lao động/năm
  • Nhóm ngành Giáo dục Đào tạo: >18.000 lao động/năm
  • Các ngành nghề trọng yếu khác (năng lượng bền vững, tâm lý, an ninh mạng…): > 9.000 lao động/năm.

Top 6 ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam

Các yêu cầu cho người lao động để không bị đào thải trước xu hướng việc làm trong tương lai 5 năm tới

Các yêu cầu cho người lao động để không bị đào thải trước xu hướng việc làm trong tương lai 5 năm tới

Để không bị rơi vào vòng xoáy thất nghiệp cũng như rộng đường thăng tiến trong sự nghiệp từ giai đoạn 2025 trở đi, cả người lao động mới và đã tham gia thị trường lao động lâu năm cần chú ý trau dồi 4 kỹ năng sau:

1. Khả năng ứng dụng các kiến thức công nghệ: 

Tất cả các dịch vụ hiện tại đều đang đẩy mạnh tích hợp chuyển đổi số. Đến giai đoạn 2030, việc 100% doanh nghiệp tối ưu kết quả kinh doanh dựa trên nền tảng, công cụ kỹ thuật số là hoàn toàn khả thi. Nếu bạn không đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng điều này thì chắc chắn bạn sẽ bị đào thải. 

2. Tư duy phân tích và phản biện về tình hình doanh nghiệp dựa trên số liệu

Tư duy phân tích và phản biện là một kỹ năng giá trị trong bối cảnh gia tăng công việc liên quan đến các thuật toán và khoa học dữ liệu. Chúng ta đang sống trong một thế giới tràn ngập thông tin. Những người làm việc hiệu quả nhất là người có thể phân tích, diễn giải, đánh giá ưu nhược điểm và đưa giải pháp dựa trên dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan ngành Khoa học dữ liệu 

3. Trí tuệ cảm xúc (EQ)

Dưới môi trường làm việc từ xa, trao đổi qua internet, những căng thẳng trong tâm lý cá nhân và giao tiếp nội bộ sẽ dễ phát sinh hơn. Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ được ưu tiên chọn lựa vì họ có thể dễ dàng thích nghi, cộng tác, thương lượng, và giải quyết xung đột hiệu quả trong công việc dù với các phong cách giao tiếp nào đi nữa. Đặc biệt, trí tuệ cảm xúc cũng là thứ máy móc không thể thay thế. 

4. Khả năng tự quản lý và tự họcnăng lực cốt lõi để thích nghi cùng thời đại mới!

Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực thuê ngoài, làm việc từ xa. Do đó, họ cần những người có kỹ năng tự quản lý, thể hiện qua trách nhiệm, tính kỷ luật cao và thích nghi với sự thay đổi. Ngoài ra, việc theo kịp các kiến thức công nghệ cũng cần rất nhiều nỗ lực tự học và tính quản lý từ nhân viên. 

Dựa trên xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam, cho dù bạn tham gia lực lượng lao động lần đầu tiên, đang cân nhắc thay đổi nghề nghiệp hay thăng cấp trên con đường hiện tại của mình, thì việc cập nhật các tiến bộ trong quá trình chuyển đổi sổ, thành thạo những ứng dụng, thiết bị điện tử hỗ trợ kinh doanh vẫn là ưu tiền hàng đầu nếu không muốn bị đào thải. Đừng để thời đại bỏ rơi khi mà ai cũng không ngừng nỗ lực tiến lên phía trước.

Chúc bạn sớm tim được định hướng tối ưu trên con đường sự nghiệp sắp tới!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…